Không sớm, cũng chưa muộn
Chuyến thăm Iran ngày 23.8 của Ngoại trưởng Anh Philip Hammond đánh dấu bước chuyển giai đoạn trong quan hệ song phương.
Ngoại trưởng Anh Philip Hammond (phải) và Ngoại trưởng Iran, ông Mohammad Javad Zarif sau cuộc gặp tại Bộ Ngoại giao Iran ở Tehran – Ảnh: Reuters
Ông là thành viên chính phủ đầu tiên của Anh tới Iran kể từ 12 năm nay và nhân dịp này, hai nước mở lại đại sứ quán thường trú sau 4 năm đóng cửa. Sự cải thiện quan hệ kể từ khi Iran có tổng thống mới là ông Haasan Rouhani năm 2013 và đặc biệt là thỏa thuận đa phương vừa đạt được về hạt nhân đã đưa hai nước đến điểm khởi đầu cho một thời kỳ mới.
Video đang HOT
Cũng như sự kiện Cuba và Mỹ bình thường hóa quan hệ, thỏa thuận hạt nhân nói trên có tác động lớn về ngoại giao đối với EU. Triển vọng về hợp tác kinh tế, trao đổi thương mại và đầu tư ở Cuba lẫn Iran đã tạo nên một cuộc đua không chính thức giữa các nước phương Tây.
Với chuyến thăm của Ngoại trưởng Hammond và việc mở lại đại sứ quán, Anh không thuộc diện đi sớm nhưng cũng lại chưa phải đã muộn trong việc giành phần ở Iran. Nước này chậm hơn Đức nhưng vẫn nhanh chân hơn đa số các thành viên EU khác. Anh là một trong những bên tham gia đàm phán về vấn đề hạt nhân Iran, tức là có đóng góp trực tiếp vào giải pháp. Vì thế sẽ là sai lầm tai hại nếu London không giành được thị phần xứng đáng mà lại bày cỗ soạn mâm cho kẻ khác.
Đối với Iran, cái lợi đơn lợi kép là vừa có đối tác vừa thêm được đối trọng. Thúc đẩy với đối tác này tạo áp lực và đà tăng cường quan hệ với đối tác kia. Mặt khác, Iran càng đẩy mạnh quan hệ với các thành viên EU thì càng thêm lợi thế trong quan hệ với Mỹ.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Giọng lĩnh xướng mới
Trong chuyến đi Trung Quốc mới rồi, Ngoại trưởng Anh Philip Hammond đã kêu gọi đảm bảo tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Điều đó rất đáng được chú ý bởi lâu nay Anh rất ít khi thể hiện thái độ công khai và cụ thể về những chuyện liên quan đến chính sách của Trung Quốc đẩy mạnh tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Đông Á. Lần này, ông Hammond lại làm việc ấy ở Trung Quốc.
Ngoại trưởng Anh Philip Hammond trong chuyến thăm nhà máy của hãng Airbus ở thành phốThiên Tân (Trung Quốc), một phần của chuyến công du Trung Quốc vào giữa tháng 8.2015 của ông - Ảnh: Reuters
Về mức độ, quan điểm của Anh chưa được như Mỹ mà mới chỉ giống như quan điểm chung của EU hay Nhóm G7 về tình hình chính trị an ninh ở khu vực Đông Bắc Á và Biển Đông, nhưng như vậy thôi cũng đủ để làm cho Bắc Kinh thấy là London không ủng hộ những hành động và ý đồ của Trung Quốc ở khu vực.
Giống như Mỹ và EU, Anh chủ trương không đứng về phía nào trong cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Đông Á. Việc Anh trở thành giọng lĩnh xướng mới trong dàn đồng ca với Mỹ, EU và Nhóm G7 có nguyên do trước hết ở lo ngại Trung Quốc sẽ còn đi xa đến mức những lợi ích thiết thực của Anh ở khu vực này bị ảnh hưởng thực sự.
Thông điệp của ông Hammond là Anh không can thiệp vào chuyện Trung Quốc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, nhưng Bắc Kinh cần phải lưu ý thỏa đáng đến những lợi ích mà London cho là chính đáng của họ ở khu vực này. Anh coi trọng quan hệ với Trung Quốc, nhưng đồng thời có nhu cầu thúc đẩy quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và vì thế sẽ rất khó xử khi Trung Quốc gây hấn với các đối tác quan trọng của Anh. Về phương diện này, Anh không khác gì Mỹ.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Anh tuyên bố có lợi ích trong duy trì ổn định Biển Đông Ngoại trưởng Anh Philip Hammond khi nói chuyện tại Bắc Kinh, Trung Quốc, nhấn mạnh London có lợi ích trong duy trì ổn định ở Biển Đông và kêu gọi không nên giải quyết tranh chấp dựa trên sức mạnh. Ngoại trưởng Anh Philip Hammond kêu gọi các bên liên quan giải quyết tranh chấp ở Biển Đông theo luật quốc tế. Ảnh:...