Không sáng tác nào của nhạc sĩ Văn Cao được Cục NTBD cấp phép phổ biến!
Trong danh sách 2.587 ca khúc được Cục NTBD cấp phép phổ biến, không có bất cứ sáng tác nào của nhạc sĩ Văn Cao, kể cả bài Quốc ca
Theo đó, trên website chính thức của Cục NTBD, ở danh mục các bài hát sáng tác trước năm 1975 được cấp phép phổ biến, không xuất hiện bất cứ sáng tác nào đề tên nhạc sĩ Văn Cao.
Tuy nhiên, sự thật bất ngờ và khó tin ở chỗ, có tới 7 ca khúc là sáng tác của nhạc sĩ Văn Cao nhưng lại xuất hiện trong bảng danh mục trên với tư cách tác phẩm của… một người khác – nhạc sĩ Văn Chung.
Trên trang web của Cục NTBD, 7 sáng tác của nhạc sĩ Văn Cao trước năm 1975 (số thứ tự từ 1 đến 7) đều bị ghi là tác phẩm của… nhạc sĩ Văn Chung!
Cụ thể đó là các ca khúc: Buồn tàn thu, Chiều buồn trên bến Bạch Đằng, Cung đàn xưa, Đàn chim Việt, Suối mơ, Thiên thái, Trương Chi. Cả 7 ca khúc này được chú thích là “Quyết định cấp phép theo thông báo số 01, ngày 15/10/1989″, tên tác giả là nhạc sĩ Văn Chung, trong khi trên thực tế đó đều là sáng tác của nhạc sĩ Văn Cao.
Chưa kể, ca khúc “Chiều buồn trên bến Bạch Đằng” còn bị ghi sai morat thành “Chiều buồn trên bến Bặch Đằng” (?!)
Video đang HOT
Nếu chiểu theo bản danh mục các ca khúc sáng tác trước năm 1975 được Cục NTBD cấp phép và công khai trên website của Cục thì rõ ràng, nhạc sĩ Văn Cao chưa có sáng tác nào được phép lưu hành và phổ biến rộng rãi (!?).
Trên website của Bộ VHTTDL, 7 ca khúc sáng tác trước năm 1975 được cấp phép phổ biến mà bài viết nhắc đến đều ghi đúng tên tác giả là của nhạc sĩ Văn Cao
Trong khi đó, trên website chính thức của Bộ VHTT&DL, tại danh mục “Các bài hát, bản nhạc sáng tác trước năm 1975 của tác giả phía Nam và của tác giả là người Việt Nam định cư ở nước ngoài sáng tác được phép phổ biến”, cả 7 ca khúc kể trên đều có tên trong danh sách và được ghi đúng tên tác giả là nhạc sĩ Văn Cao.T
Ngoài ra, trong danh mục này của Bộ VHTT&DL còn có bài hát “Ca ngợi Hồ Chủ tịch” của nhạc sĩ Văn Cao được cấp phép phổ biến, trong khi ca khúc này không có tên trong danh sách sáng tác trước năm 1975 được Cục NTBD cấp phép (kể cả đã cấp phép nhưng… ghi nhầm, ghi sai tên tác giả).
Sự “vênh nhau” trong danh mục các ca khúc sáng tác trước năm 1975 được cấp phép phổ biến giữa Cục NTBD và Bộ VHTT&DL được cho là điều vô cùng khó hiểu!
“Trường ca sông Lô” chưa có tên trong danh mục các bài hát sáng tác trước năm 1975 được Cục NTBD cấp phép phổ biến.
Trong đó, “Trường ca sông Lô” được nhạc sĩ Văn Cao sáng tác năm 1947 còn được giới chuyên môn đánh giá là đỉnh cao của nhạc kháng chiến nói riêng và của nền tân nhạc Việt Nam nói chung, đưa ông lên vị trí “cha đẻ” của hùng ca và trường ca Việt Nam. Điều đáng nói còn ở chỗ, nếu nhìn vào danh mục các ca khúc được nhạc sĩ Văn Cao sáng tác trước năm 1975 được cơ quan quản lý văn hóa có thẩm quyền cấp phép phổ biến thì hai tác phẩm bất hủ của vị nhạc sĩ tài ba này là “Tiến về Hà Nội” và “Trường ca sông Lô” cũng chưa được cấp phép lưu hành và phổ biến rộng rãi. Đây đều là hai tác phẩm có giá trị về cả mặt âm nhạc lẫn lịch sử.
Riêng ca khúc “Quốc ca” đã được gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao quyết định hiến tặng lại cho Nhà nước và nhân dân Việt Nam nên không trong danh mục các ca khúc cần phải cấp phép từ Cục NTBD mới có thể lưu hành và phổ biến. Bản hiến tặng ca khúc này đã được đại diện gia đình ông trao lại cho Quốc hội vào ngày 15-7-2016.
Theo ANTD
Cố nhạc sĩ Văn Cao được xét tặng Huân chương Hồ Chí Minh
Tác giả bản "Tiến quân ca" được đề nghị truy tặng huân chương Hồ Chí Minh vì những cống hiến cho đất nước.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lê Khánh Hải đã ký tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ xét trình Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho cố nhạc sĩ Văn Cao. Tác giả Tiến quân ca có đủ tiêu chuẩn đươc truy tặng theo quy định tại điểm Đ, Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ.
"Cố nhạc sĩ Văn Cao là người có nhiều cống hiến với nền âm nhạc Việt Nam, là một trong những nhạc sĩ đầu đàn của giới nhạc sĩ nước ta, đã sáng tác nhiều tác phẩm âm nhạc có giá trị. Đó là những ca khúc cách mạng gắn với quá trình hoạt động cách mạng của ông như: Chiến sĩ Việt Nam. Sau đó vào cuối năm 1944 - 1945 viết tác phẩm Tiến quân ca cho lực lượng vũ trang Việt Minh. Tại Quốc hội khóa 1 của Việt Nam diễn ra vào năm 1946, cùng lúc thông qua Quốc kỳ, Quốc hội cũng đã thống nhất chọn Tiến quân ca là Quốc ca chính thức của nước ta" - văn bản của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nêu rõ.
Cố nhạc sĩ Văn Cao.
Nhạc sĩ Văn Cao là một trong những thành viên tích cực trong Ban vận động thành lập Hội Nhạc sĩ Việt Nam, ông vừa là Hội viên sáng lập Hội Nhạc sĩ Việt Nam và cũng là Hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam và Hội Nhà văn Việt Nam (Là ủy viên Chấp hành khóa I, khóa III Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Phó Tổng thư ký Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật).
Bên cạnh những các ca khúc cách mạng, nhạc sĩ Văn Cao còn được công chúng yêu mến bởi rất nhiều ca khúc trữ tình như Buồn tàn thu, Thiên thai, Trương Chi, Suối mơ, Cung đàn xưa, Đống Đa hành khúc ca, Thăng Long hành khúc ca...
Năm 1996, nhạc sĩ Văn Cao được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh trong đợt trao giải đầu tiên. Ông cũng đã được trao tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Độc lập hạng Ba, Huân chương Độc lập hạng Nhất... vì những cống hiến cho đất nước. Với những cống hiến xuất sắc cho âm nhạc nước nhà, cố nhạc sỹ Văn Cao xứng đáng được truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh.
Nhạc sĩ Văn Cao tên thật là Nguyễn Văn Cao, sinh năm 1923 tại Lạch Tray (nay là phường Lạch Tray, quận Ngô Quyền), thành phố Hải Phòng, nhưng quê gốc của ông ở Nam Định. Ông mất năm 1995, mười năm sau ngày ông mất, thủ đô Hà Nội lấy tên Văn Cao đặt cho một tuyến ở Hà Nội.
Có nhiều tỉnh, thành phố khác cũng mang tên người nhạc sĩ tài danh như: Đà Nẵng, Hải Phòng, TP HCM, Nam Định, Thừa Thiên - Huế, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Kiên Giang...
Theo Zing
Đi tìm lý do 5 ca khúc sáng tác trước 1975 bất ngờ bị "tuýt còi" Mới đây, cục Nghệ thuật Biểu diễn (NTBD) đã quyết định tạm dừng việc lưu hành một số bài hát nổi tiếng được sáng tác trước năm 1975 khiến nhiều người bất ngờ. Mới đây, cục Nghệ thuật Biểu diễn (NTBD) đã quyết định tạm dừng việc lưu hành một số bài hát nổi tiếng được sáng tác trước năm 1975 khiến nhiều...