Không “răn”, chưa “sợ”
Hàng chục cán bộ, chiến sỹ CAQ Đống Đa, Hà Nội đã khẩn trương vào cuộc điều tra, xác minh đơn trình báo của 1 phụ nữ về việc bị đối tượng lấy trộm số tiền, tài sản trị giá cả tỷ đồng. Sau 3 ngày đêm liên tục điều tra, cơ quan công an xác định đúng là có vụ trộm cắp xảy ra liên quan đến người phụ nữ trên, nhưng tài sản bị mất chỉ là… 2 chiếc điện thoại di động, không hề có chuyện đối tượng trộm cắp đã “ xõa tóc, thả thuốc gây mê”, như nội dung đơn trình báo.
Khi được hỏi về động cơ vì sao lại dựng nên câu chuyện có tính chất nghiêm trọng như vậy, người phụ nữ “hồn nhiên”: vì nghĩ rằng trình báo mất nhiều tài sản thì cơ quan công an mới vào cuộc.
Hoang báo là hiện tượng xảy ra khá nhiều thời gian gần đây trên địa bàn thành phố. Hồi tháng 1 vừa rồi, CAQ Long Biên mất rất nhiều thời gian, cắt cử không biết bao nhiêu lượt trinh sát, điều tra viên, cuối cùng thu thập đủ tài liệu, chứng cứ chứng minh đơn trình báo bị cướp tài sản của 2 người lái taxi là… không có thật. Các “bị hại” này dựng chuyện bị cướp, thậm chí còn tự gây thương tích cho bản thân để giống như bị cướp thật, mục đích nhằm kéo dài thời gian thanh toán những khoản nợ không có khả năng chi trả. “Hoang báo” thời gian gần đây còn xuất hiện ở dạng đối tượng nợ nần cờ bạc, sau đó thông đồng với một số con bạc dựng màn kịch bị bắt cóc, tống tiền, ý đồ lấy tiền của người thân, gia đình. Cho đến trước khi những thông tin hoang báo được làm sáng tỏ, ít nhiều, ANTT và dư luận người dân ở địa bàn đó bị ảnh hưởng tiêu cực.
Vì sao tin hoang báo có dấu hiệu gia tăng? Trước hết do nhận thức pháp luật kém của những người “phát” tin. Tiếp đến, số trường hợp bị xử lý nghiêm khắc về hành vi hoang báo hầu như không có. Vụ “bị đánh thuốc mê mất tiền tỷ”, vụ “cướp taxi” ở quận Long Biên, rồi một vài vụ “bắt cóc, đòi tiền chuộc”… tất cả chỉ bị dừng ở mức xử phạt hành chính, từ vài trăm nghìn đến nhiều lắm là hơn 1 triệu đồng. Điều 307 – Bộ luật Hình sự quy định tội “Khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật”, đại ý, người nào khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm. Tuy nhiên, điều luật này chưa thấy áp dụng đối với những người có hành vi “hoang báo”. Chưa bị xử lý, tất yếu vẫn có người vi phạm. Trong câu chuyện hoang báo, bên cạnh việc tuyên truyền luật, nhận thức pháp luật của người dân chắc chắn sẽ nâng lên, nếu những trường hợp vi phạm bị áp dụng điều luật đó để xử lý.
Theo ANTD
Video đang HOT
Thủ đoạn của kẻ lừa tình 17 cô gái
Để có thể gạ gẫm, đưa các cô gái vào nhà nghỉ để lừa tình rồi đánh thuốc mê để cướp tài sản, Đàm Mạnh Truyền, 27 tuổi, đã giả mạo là 1 cán bộ của Bộ Công an với đầy đủ sắc phục, khoá số 8... Thủ đoạn của Truyền vừa bị công an lật tẩy.
Ngày 31/1, trao đổi với Pv, Đại tá Lê Mạnh Tuấn - Trưởng Công an quận Thanh Xuân, Hà Nội - cho biết, cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam Đàm Mạnh Truyền (SN 1986, quê ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình; trọ ở xã Tân Quang, huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên) để điều tra về tội Cướp tài sản.
Theo khai nhận tại cơ quan công an, Truyền từng là sinh viên trường cao đẳng mỏ ở Quảng Ninh song ăn chơi lêu lổng nên đã bỏ học. Đã lười lại muốn có tiền ăn chơi, Truyền bắt đầu lên mạng lân la tìm cách lừa đảo trên mạng.
Đối tượng Truyền hướng tới là các cô gái trẻ có nhu cầu tìm bạn trên mạng. Để dễ bề hành động, Truyền lên mạng chat làm quen với nhiều cô gái và tự giới thiệu là một cán bộ đang làm ở một tổng cục quan trọng của Bộ Công an.
Bộ sắc phục, khoá số 8 cùng một số tài sản của các nạn nhân mà Đàm Mạnh Truyền cướp được
Để tạo lòng tin cho các "con mồi", Truyền trang trí nơi mình trọ như phòng làm việc của cơ quan công an, treo khẩu hiệu ngành... Sau đó Truyền mặc sắc phục và bố trí webcam để chat với các cô gái nhẹ dạ cả tin.
Truyền thường sắm vai là một người thành đạt song rất cô đơn, có người yêu là trinh sát Phòng chống ma túy song đã bị hi sinh. Chính vì thế, rất nhiều cô gái đã sa vào bẫy tình của Truyền. Khi đã tạo được tin tưởng, Truyền rủ rê các cô gái đi chơi rồi vào nhà nghỉ "quan hệ".
Một trong số đó là là chị Phạm Thị T.T. (SN 1986, quê ở Nghệ An, hiện đang làm kế toán cho 1 công ty ở Hà Nội và đang thuê trọ ở quận Hoàng Mai). Từ cuối tháng 12/2012, Truyền làm quen với chị T. và lấy tên giả là Tạ Đình Hải. Động lòng trước hoàn cảnh cô đơn của Hải do Truyền thủ vai, chị T. đã nhận lời yêu và hai người đã có quan hệ tình cảm với nhau.
Vào khoảng 21 giờ ngày 19/1, chị T. đi chơi với Truyền (trong tên giả là Hải) rồi vào nhà nghỉ Hương Nhài để tâm sự. Trong khi "quan hệ", Truyền bảo chị T. uống thuốc tăng cường sinh lực cho đỡ mệt và bất ngờ ép chị T. uống 6 viên thuốc màu trắng.
Sau khi chị T. mê man, Truyền xuống dưới lễ tân diễn kịch giả mua trà bí đao. Lễ tân nói không có, Truyền giả gọi điện cho chị T. rồi lấy xe máy Atila Elizabet màu trắng của chị T. đi mua trà bí đao rồi biến mất.
Chờ lâu vẫn không thấy người khách quay lại, nhận thấy có điều bất thường, khoảng 22 giờ 30 phút cùng ngày, nhân viên lễ tân lên phòng kiểm tra, gọi mãi không thấy ai mở cửa nên đã dùng chìa khóa phụ mở cửa thì phát hiện chị T. đang ngủ li bì. Xung quanh chỗ cô gái nằm còn vương lại vài vỏ lon bia và mấy viên thuốc ngủ. Đến tận hơn 1 ngày sau, chị T. mới tỉnh lại.
Vào cuộc điều tra, ngày 20-1, thông qua một số đầu mối ở huyện Văn Lâm (tỉnh Hưng Yên), lực lượng công an Hà Nội đã phát hiện và bắt giữ Đàm Mạnh Truyền sau khi lần theo nick chat của gã này trên mạng. Truyền dùng nick mr.hai_pl để lừa chị Tâm và các cô gái.
Cùng với thủ đoạn trên, Truyền khai nhận đã gây liên tiếp 17 vụ cướp gây mê dạng tương tự, trong đó có 10 vụ ở Hà Nội và 7 vụ ở Hải Phòng, Tuyên Quang, Nam Định và Bắc Ninh.
Truyền thường lừa tình trước khi lừa tiền vì theo gã trai lơ này, khi đã ăn nằm với gã, các cô gái sẽ không dám khai ra vì sợ xấu hổ. Khi đã vào nhà nghỉ, Truyền thường pha thuốc mê cho các cô gái uống.
Theo Đại tá Lê Mạnh Tuấn, cho đến thời điểm này, mới chỉ có chị T. trình báo do vô tình phát hiện, còn nạn nhân khác thì vẫn đang tiếp tục khai thác thông tin từ Truyền.
Truyền cũng khai chỉ "đánh thuốc mê" các cô gái chứ không dùng thuốc kích dục. Trường hợp của chị T. là Truyền nói dối để dễ bề hành động khi hai người đang quan hệ.
Vụ việc vẫn đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Theo 24h
Hoang báo để trả thù Số tiền tài xế báo "bị cướp" (ảnh minh họa) Do cay cú bị 2 khách thuê xe đánh vì nghi ngờ nâng khống cước vận chuyển, Lê Văn Tuyển, lái xe của một hãng taxi ở Hà Nội đã dựng lên vụ cướp mà mình là người bị hại để trả thù 2 người khách này... Tiếp nhận đơn trình báo của...