Không quát mắng học sinh, một trường học quyết định đưa ra hình phạt đặc biệt, kết quả thu về khiến ai cũng kinh ngạc
Nhận ra những tác động tiêu cực khi quát mắng, đình chỉ học sinh, một trường học quyết định đưa ra phương pháp giáo dục mới. Phương pháp này được các em học sinh thích thú và ủng hộ.
Ở các trường học, khi học sinh mắc lỗi, giáo viên thường phạt bằng cách đuổi em đó ra khỏi lớp hoặc đình chỉ học một thời gian. Tuy nhiên hình thức “cách ly” này không hề hiệu quả. Bởi nó chẳng những không khiến học sinh ngoan hơn mà còn gây ảnh hưởng đến lòng tự trọng và kích thích những hành vi tiêu cực.
Chính vì vậy, nhiều trường học bắt đầu tìm đến những phương pháp giáo dục mang tính tích cực hơn.
Trường tiểu học Robert W. Coleman tại tiểu bang Baltimore, Hoa Kỳ đã quyết định cải cách phương pháp phạt học sinh. Theo đó, thay vì đuổi học sinh ra khỏi lớp mỗi khi mắc lỗi, trường sẽ cho các em ngồi trong một căn phòng có tên “Phòng chánh niệm” để thiền nhằm lấy lại sự bình tĩnh, giảm tải sự lo lắng và căng thẳng.
Ông Carlillian Thompson, hiệu trưởng nhà trường cho biết: “ Thay vì bạo lực học đường hay các hình thức kỷ luật, chúng tôi quyết định giải quyết vấn đề một cách nhẹ nhàng hơn”.
Học sinh được học thiền thay vì bị đình chỉ học.
Biện pháp này được áp dụng từ tháng 2/ 2016 và đã gặt hái thành công lớn. Suốt hơn 3 năm qua, tỷ lệ học sinh bị đình chỉ học của trường giảm đáng kể.
Nhiều học sinh cho biết, các hoạt động ngồi thiền đã giúp thay đổi cuộc sống của các em, không chỉ tốt cho tinh thần mà còn cải thiện cả kết quả học tập. Chẳng hạn như khi đang làm bài kiểm tra, các học sinh sẽ thực hiện phương pháp hít thở sâu của bộ môn thiền. Giữa những ồn ào, căng thẳng, các em tập trung được tinh thần và tìm ra cách làm bài hiệu quả.
Video đang HOT
Nhiều học sinh cho biết, thiền đã giúp thay đổi cuộc sống của các em.
Một số học sinh cũng cho biết, mỗi khi xung đột với cha mẹ, các em thường nhớ lại các kỹ thuật thở. Sau khi hít vào, thở ra, cơn giận dữ đã biến mất. “Đây chính là cách giải quyết xung đột tốt nhất từng có“, một học sinh cho biết.
Không chỉ vậy, việc tiếp xúc với thiền định từ khi còn nhỏ sẽ giúp các em tránh khỏi những hành vi lệch lạc khi trưởng thành, nhất là những em có hoàn cảnh khó khăn.
Ngồi thiền giúp các em học sinh bình tĩnh lại, giảm thiểu căng thẳng và lo lắng.
Theo phân tích của nhà báo Mỹ, Carla Amurao thì: “Đình chỉ học những học sinh gây rối sẽ không giúp các em tiến bộ mà khiến các em bị tiêm nhiễm thói xấu từ môi trường không lành mạnh.
Những em bị kỷ luật thường trở nên vô cảm, mất phương hướng và nổi loạn. Quyết định đình chỉ học khi không cần thiết làm cho các em bị bạn bè kỳ thị. Một số thì nghỉ học và thậm chí trở thành tội phạm gây rối trật tự xã hội”.
Trong khi đó, việc dạy thiền cho trẻ sẽ đem lại nhiều lợi ích về giáo dục. Dù không thể hỗ trợ chúng ta bằng vật chất hay một phương tiện đa năng cho nhiều vấn đề nhưng thiền đóng vai trò quan trọng trong hình thành nhân cách, tư tưởng và định hướng cách trẻ đối diện với khó khăn thử thách.
Bên cạnh đó, nó còn cải thiện kết quả học tập, sức khỏe tâm sinh lý và buông bỏ những tư duy không lành mạnh. Đây là điều đã được nghiên cứu và chứng minh bởi các chuyên gia tại Đại học California-Davis và Mindful Schools. Cụ thể, việc thiền định có thể cải thiện khả năng tập trung của học sinh gấp 3 lần bình thường trong việc học tập và tham gia các hoạt động tập thể.
Được biết ngoài trường Robert W. Coleman, nhiều trường học khác tại Mỹ cũng đang áp dụng biện pháp thiền định cho học sinh.
Theo Helino
Ba phương pháp giáo dục của Nhật Bản
Bằng cách kết hợp ba phương pháp Mottainai, Ikigai và Kakeibo, học sinh Nhật Bản tin rằng sẽ xây dựng được cuộc sống học đường cân bằng, hiệu quả.
1. Mottainai: Đừng lãng phí những điều đáng giá
Cụm từ Mottainai liên quan đến một quan niệm trong Phật giáo về sự hối tiếc của con người khi phung phí hoặc lạm dụng tài nguyên xung quanh và nhắc nhở mỗi người "đừng lãng phí những điều đáng giá".
Chống lại sự lãng phí, khái niệm Mottainai khuyến khích học sinh vận dụng những gì có trong tay hoặc trong khả năng để đạt điều mong muốn. Ví dụ, học sinh Nhật Bản được dạy rằng có thể các em không sở hữu những phương pháp giáo dục tân tiến nhất hoặc không có cuốn sách giáo khoa mới nhất, nhưng bên cạnh các em luôn có giáo sư, giáo viên và bạn bè giỏi giang.
Bên cạnh đó, Mottainai còn dạy học sinh biến suy nghĩ tiêu cực thành ý chí tích cực và vượt qua khó khăn. Chẳng hạn, nếu đạt điểm thấp trong các bài kiểm tra, học sinh Nhật Bản sẽ coi đó là bước đệm để phát triển và nỗ lực hơn nữa chứ không vì thế mà từ bỏ.
2. Ikigai: Lý do cho sự tồn tại
Ikigai (tìm kiếm mục đích sống cho cuộc đời) là triết lý sống nổi tiếng tại Nhật Bản và được áp dụng cả trong môi trường giáo dục.
Theo người Nhật, con người sẽ hạnh phúc nếu nhận ra và theo đuổi mục đích sống của riêng mình. Để theo đuổi mục đích, mỗi người phải tìm thấy câu trả lời cho bốn câu hỏi: Bạn thích làm việc gì nhất?; Xã hội cần gì từ bạn?; Bạn kiếm được thành quả nhờ việc gì? và Bạn giỏi làm việc gì nhất?.
Bằng cách đáp ứng bốn câu hỏi trên, không chỉ hiệu suất học tập tăng lên mà thái độ, cảm xúc của học sinh đối với trường học và giáo dục cũng tốt hơn. Học sinh sẽ tìm ra công việc, định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân. Phương pháp Ikigai đồng thời nhắc nhở các em nhìn nhận mọi vật nhiều chiều, đánh giá cao những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống thay vì chỉ quan tâm đến vật chất.
Học sinh Nhật Bản. Ảnh: Sean Kong/Unsplash.
3. Kakeibo: Phương pháp lập ngân sách
Giống như Ikigai, Kakeibo (nhật ký thu chi) cũng được cấu thành bởi bốn yếu tố, là phương pháp tiết kiệm và quản lý chi tiêu được học sinh Nhật Bản ưa chuộng. Phương pháp Kakeibo yêu cầu người thực hiện ghi lại thu nhập cố định mỗi tháng để xác định số tiền có sẵn cho việc chi tiêu, từ đó phân nhánh thành các khoản phục vụ đời sống sinh hoạt. Sau đó, bạn phải viết ra một khoản tiền tiết kiệm muốn dành dụm trong tháng, đặt sang một bên với quyết tâm không sử dụng số tiền này vào các chi phí hàng tháng.
Trong tháng, bạn sẽ theo dõi thu chi của mình bằng cách chia số tiền còn lại sau khi dành ra một khoản tiết kiệm vào bốn cột, bao gồm: Sinh hoạt (tiền thực phẩm, dược phẩm, chi phí đi lại), văn hóa (tiền sách, nhạc, phim), tùy chọn (tiền không nhất thiết phải tiêu mỗi tháng như đi chơi với bạn bè, đi mua sắm) và chi phí phụ (tiền dành cho những vấn đề phát sinh không lường trước như sửa xe).
Với học sinh, sinh viên, những người chưa có nhiều kinh nghiệm quản lý tiền bạc, phương pháp Kakeibo giúp các em định hướng và vạch ra lộ trình chi tiêu phù hợp nhằm tiết kiệm tiền ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Tú Anh
Theo SI News/VNE
Sách Công nghệ giáo dục của thầy Đại vi phạm những tiêu chí nào? Qua thực tiễn giảng dạy và sự thẩm định của các nhà khoa học, sách Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại không đạt yêu cầu là minh xác. Sách Công nghệ giáo dục vi phạm những tiêu chí nào? Cần nhắc lại, Thông tư 33 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định sách giáo khoa biên soạn...