Không quân-Vũ trụ Nga được trang bị vũ khí khủng
Các quan chức quốc phòng Nga cho biết, trong năm 2015, nước này đã hoàn thành vượt mức kế hoạch trang bị vũ khí hiện đại cho Lực lượng Không quânVũ trụ.
Vừa qua, Phó Tư lệnh Lực lượng Không quân-Vũ trụ Nga (VKS) là ông Viktor Gumennyy tuyên bố, kế hoạch trang bị vũ khí hiện đại cho lực lượng này trong năm vừa qua không chỉ hoàn thành đúng chỉ tiêu, mà còn vượt mức yêu cầu.
Trong chương trình trên kênh truyền hình “Nước Nga-24″ (Rossiya 24), ông Gumennyy thông báo về kết quả tổng kết việc thực hiện các đơn đặt hàng quốc phòng nhà nước năm 2015. Trong đó, kế hoạch đưa vào biên chế các các trang bị phòng không-tên lửa đã được hoàn tất 100%.
Đặc biệt là, quyết định của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc nâng tỷ lệ trang bị các loại vũ khí hiện đại năm 2015 lên đến 30% đã được thi hành vượt mức, tỷ lệ các vũ khí tiên tiến trong Lực lượng Không quân-Vũ trụ Nga bây giờ đã là 45%.
Vị Phó Tư lệnh bày tỏ sự tin tưởng rằng, mệnh lệnh của ông Putin (Tổng Tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang Nga) về việc đưa tỷ lệ các loại vũ khí hiện đại trong Lực lượng Không quân-Vũ trụ lên tới 70% vào năm 2020 sẽ được thực hiện đúng theo lộ trình.
Lực lượng Không quân-Vũ trụ Nga được trang bị các loại máy bay và hệ thống phòng không hiện đại
Theo đó, trong năm 2015, lực lượng VKS đã nhận được 160 máy bay chiến đấu và trực thăng mới, trong đó có những loại máy bay chiến đấu hiện đại như Su-30SM, Su-34, Su-35. Ngoài ra, họ còn nhận được các máy bay ném bom chiến lược nâng cấp, các hệ thống phòng không tối tân.
Sang năm 2016, Tư lệnh Lực lượng Không quân vũ trụ Nga, Thượng tướng Viktor Bondarev đã tuyên bố, VKS sẽ được biên chế thêm 140 máy bay và trực thăng, trên 200.000 vũ khí máy bay, hơn 70 hệ thống radar và 40 hệ thống tên lửa phòng không và gần 60 nguyên mẫu vũ khí không gian.
Bộ Quốc phòng Nga và tập đoàn Irkut mới đây đã ký hợp đồng cung cấp cho Lực lượng Hàng không-Vũ trụ hơn 30 chiến đấu cơ đa nhiệm Su-30SM, trong khoảng thời gian từ nay đến cuối năm 2018.
Video đang HOT
Đặc biệt là lực lượng phòng không sẽ được biên chế thêm ba trung đoàn tên lửa S-400 Triumph. Sau khi đã trang bị cho Vùng phòng không thủ đô Moscow, lần này các trung đoàn sẽ được biên chế về cho các quân khu, làm nòng cốt trong lực lượng phòng không các vùng trên cả nước.
Radar cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo Voronezh DM của Nga
Ngoài ra, theo Tư lệnh lực lượng không quân tầm xa, Trung tướng Anatoly Zhikharev, VKS cũng sẽ tiếp tục tiếp nhận các máy bay ném bom tầm xa chiến lược, phiên bản nâng cấp mới nhất là Tu-95MS Bear-H và Tu-160M2 Blackjack để nâng cao sức mạnh của lực lượng răn đe hạt nhân từ trên không.
Các máy bay sẽ được hiện đại hóa bằng các thiết bị công nghệ mới, ví dụ như các hệ thống điện tử, dẫn đường, radar, điều khiển hỏa lực tiến tiến. Đồng thời, chúng cũng sẽ mang các tên lửa hành trình tầm xa thế hệ mới nhất là Kh-555, Kh-101, có tầm phóng từ 2500 đến gần 10 nghìn km.
Ngoài ra, Nga đang hoàn thành thử nghiệm cấp nhà nước Sukhoi PAK FA T-50 và sẽ đưa vào sản xuất hàng loạt để trang bị cho VKS loại máy bay chiến đấu hàng đầu thế giới. Đồng thời, Bộ Quốc phòng sẽ ký hợp đồng với Mikoyan để trang bị cho VKS các máy bay tiên tiến MiG-35.
Trong năm 2016, Lực lượng hàng không vũ trụ (VKS) cũng sẽ được trang bị các hệ thống radar phòng thủ mới và các hệ thống phòng thủ tên lửa có khả năng phát hiện các mục tiêu ở phạm vi siêu xa.
Ngoài ra, trong năm 2016, Lực lượng hàng không vũ trụ sẽ là binh chủng đầu tiên của quân đội Nga hoàn toàn chuyển sang các phương tiện kỹ thuật số hiện đại.
Toàn Thắng
Theo_Báo Đất Việt
Nga bàn giao tên lửa "khủng" cho láng giềng
Belarus sẽ tiếp nhận hai tiểu đòan tên lửa phòng không S-300 cuối cùng và 4 máy bay huấn luyện tác chiến Yak-130 trong năm 2016. Đó là thông tin vừa được Chỉ huy Không lực Belarus Thiếu Tướng Oleg Dvigalev đưa ra hôm qua (6/4).
"Việc bàn giao các tiểu đoàn tên lửa S-300 cho Belarus sẽ được hoàn tất trong năm nay. 3 tiểu đoàn đã được Belarus triển khai, còn tiểu đoàn thứ 4 đang được bàn giao", ông Dvigalev nói với phóng viên sau cuộc họp tại ủy ban hợp tác phòng không của Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (CIS).
S-300 của Nga là dòng tên lửa được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm và sở hữu.. Hiện có khá nhiều quốc gia trên thế giới sở hữu hệ thống S-300 của Nga, chủ yếu là ở Đông Âu và châu Á, trong đó có Ukraine, Belarus, Hy Lạp, Syria, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam... Theo Wikipedia, ngay cả Mỹ cũng đã từng mua một hệ thống S-300V của Nga năm 1993 để đánh giá, áp dụng công nghệ để nâng cấp các hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ.
Hệ thống tên lửa phòng không S-300 là hệ thống tên lửa di động vô cùng tinh vi. S-300 có khả năng tiêu diệt hiệu quả các mục tiêu tên lửa đạn đạo, đồng thời được coi là một trong những hệ thống chống máy bay mạnh nhất hiện nay với tầm bắn lên đến hơn 150 km. S-300 cũng sở hữu sức mạnh ngăn chặn cả chiến đấu cơ tàng hình.
Được xem là một trong những tên lửa quý giá nhất của Nga, S-300, hay SA-20 Gargoyles theo cách gọi của NATO, có thể bắn hạ máy bay và tên lửa đạn đạo ở tầm xa 150km và ở độ cao lên tới 27km.
S-300 khởi thủy được thiết kế để đảm bảo an ninh cho các cơ sở công nghiệp và hành chính lớn, các căn cứ quân sự và kiểm soát không phận nước Nga trước máy bay tấn công của kẻ thù.
Khi lần đầu tiên được Liên Xô (cũ) triển khai vào năm 1979, S-300 được người Nga mệnh danh là "con cưng" và hiện nó vẫn là một trong những tên lửa đất đối không mạnh nhất trên thế giới.
Hệ thống tên lửa S-300 có thể đồng thời theo dõi đến 100 mục tiêu và xử lý được từ 12 đến 36 chiếc trong số đó. Ở những phiên bản S-300PMU1/2 trở về sau, khả năng của radar được tăng cường, theo dõi đến 300 mục tiêu và xử lý cùng lúc tới 72 vật thể bay xâm phạm.
Thời gian để triển khai S-300 là 5 phút. Các tên lửa S-300 được đặt trong những ống kim loại kín và không cần bảo trì trong suốt thời gian sử dụng.
Nga bàn giao 4 chiếc Yak-130 cho Belarus
Trong một diễn biến khác, ông Dvigalev cũng cho biết, Belarus đã tiếp nhận 4 máy bay huấn luyện tác chiến Yak-130 đầu tiên từ Nga và dự kiến 4 chiếc tiếp theo sẽ được bàn giao vào cuối năm nay.
Yak-130 là một trong những loại máy bay huấn luyện-chiến đấu được đánh giá là hiện đại nhất thế giới của Không lực Nga.
Máy bay Yak-130 là sản phẩm do Phòng thiết kế Yakovlev của Nga chế tạo. Ưu điểm quan trọng nhất của loại máy bay này là tính năng kép: vừa có thể được sử dụng như máy bay huấn luyện vừa được dùng như phi cơ chiến đấu hạng nhẹ. Ngoài ra, Yak-130 còn có thiết kế khí động học tiên tiến, hệ thống điện tử hiện đại và được trang bị vũ khí kết hợp "Nga Mỹ Âu".
Về hình dáng, Yak-130 được thiết kế có cánh hình mũi tên và được bố trí giữa thân như các loại chiến đấu cơ thế hệ 4 và 5 nhằm tận dụng lực nâng của cánh. Cánh đuôi được bố trí thấp hơn cánh chính làm cho mọi chuyển động của máy bay linh hoạt hơn và giúp phi công lựa chọn góc tấn công lớn.
Máy bay được thiết kế buồng lái hai chỗ ngồi và hai động cơ turbin phản lực, có tuổi thọ 10.000 giờ bay và có thể tăng hạn lên 15.000 giờ bay, tương ứng 20.000 lần cất hạ cánh với niên hạn sử dụng là 30 năm.
Là dạng máy bay huấn luyện nên ghế ngồi của Yak-130 được thiết kế kiểu ghế trước, ghế sau và vòm kính được đặt cao cho phép phi công có tầm quan sát rộng hơn và khả năng "khóa" mục tiêu tốt hơn. Buồng lái máy bay được che hoàn toàn bằng kính thủy tinh có khả năng chống đạn và được trang bị hệ thống tạo khí oxy trên khoang lái.
Yak-130 còn có khả năng tiếp nhiên liệu trên không để tăng tầm bay. Yak-130 có tiềm năng to lớn trên thị trường quốc tế. Nhiều quốc gia tỏ ra thèm muốn loại máy bay này.
Moscow và Minsk đã ký kết một thỏa thuận bảo vệ chung không phận của Nga-Belarus, đồng thời thiết lập một mạng lưới phòng không khu vực thông nhất hồi tháng 2/2009.
Đan Khanh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Ông Putin kiếm được nhiều tiền hơn trong năm 2015 Điện Kremlin hôm 15-4 công bố thu nhập của Tổng thống Nga Vladimir Putin năm 2015 là khoảng 134.000 USD, cao hơn so với năm 2014. Năm 2014, thu nhập của ông Putin chỉ khoảng hơn 115.000 USD, theo Sputnik News. Tuyên bố từ điện Kremlin cho biết ông Putin sở hữu một khu đất rộng 1.500 mét vuông, một căn hộ rộng...