Không quân VN chuyển mình gian nan sau khi Liên Xô sụp đổ

Theo dõi VGT trên

MiG-21, Su-22 dần trở nên lạc hậu khi không quân thế giới chuyển sang thời máy bay chiến đấu hạng nặng hiện đại. Sức mạnh Không quân Việt Nam suy giảm nghiêm trọng.

Không quân VN chuyển mình gian nan sau khi Liên Xô sụp đổ - Hình 1

Các phi công Trung đoàn 923 chia sẻ kinh nghiệm sau buổi bay an toàn

Những biến cố chính trị năm 1991 đã dẫn đến sự tan rã của Liên bang Xô viết, Việt Nam mất đi nguồn viện trợ quan trọng, trong khi đất nước vừa bắt đầu công cuộc Đổi Mới, kinh tế còn quá khó khăn. Thế nhưng, trong bất kì hoàn cảnh nào, nhiệm vụ hiện đại hóa không quân, đảm bảo khả năng tác chiến bảo vệ Tổ quốc vẫn được chú trọng.

Hiện đại hóa lực lượng với Su-27

Lúc bấy giờ, các máy bay chiến đấu MiG-21 và Su-22 mang tên lửa đối không tầm ngắn đã trở nên không hiệu quả. Không quân thế giới đã chuyển sang thời của các máy bay chiến đấu hạng nặng, với radar và các cảm biến mạnh, mang tên lửa đối không tầm trung-xa và vũ khí chính xác cao. Điều đó khiến sức mạnh của Không quân Nhân dân Việt Nam bị suy giảm nghiêm trọng, đòi hỏi phải có các biện pháp ứng phó kịp thời.

Năm 1994, Việt Nam ký hợp đồng đầu tiên, đặt mua 5 máy bay chiến đấu Su-27SK và 1 máy bay huấn luyện chiến đấu Su-27UBK từ Nga, trở thành quốc gia thứ hai ở châu Á mua dòng máy bay này. Điều đáng nói là Việt Nam đã mua các máy bay này với giá thị trường, thể hiện một nỗ lực rất lớn trong hiện đại hóa trang bị – khí tài.

Su-27 được đánh giá là tiêm kích tốt nhất thế kỉ XX, với tính năng vận động rất mạnh, không chiến tốt,có tốc độ tối đa Mach 2.25, bán kính chiến đấu tối đa 3.530km, mang 1 pháo GSh-30-1 30mm và 8.000kg vũ khí các loại, trong đó có các tên lửa không đối không tầm ngắn R-73, tầm trung R-27, R-77.

Không quân VN chuyển mình gian nan sau khi Liên Xô sụp đổ - Hình 2

Đội hình tiêm kích Su-27 của Không quân Nhân dân Việt Nam

6 chiếc Su-27 được biên chế cho Trung đoàn Không quân 937, đóng tại sân bay Thành Sơn, Phan Rang. Ngày 4-8-1995, Trung đoàn 937 đã tổ chức bay thử thành công tiêm kích Su-27. Ngày 14-9-1997, Trung đoàn 937 tổ chức cho Su-27 bay ra Trường Sa tuần tiễu thành công, đảm bảo khả năng trực chiến sẵn sàng bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Bước sang năm 1996, Việt Nam kí hợp đồng mua thêm 2 máy bay Su-27SK và 4 máy bay Su-27UBK. Sở dĩ có sự thay đổi này, là bởi Việt Nam không chỉ muốn đảm bảo năng lực không chiến, mà còn muốn nâng cao khả năng tấn công đối đất và đối hải. Biến thể huấn luyện Su-27UBK có hai người lái, nên rất thuận tiện cho việc sử dụng các loại vũ khí chính xác cao như tên lửa chống hạm Kh-31A, chống radar Kh-31P, tên lửa không đối đất Kh-29 … Trong hoàn cảnh Việt Nam phải đối phó với những tranh chấp, xung đột trên biển Đông, thì việc có trong biên chế các máy bay như Su-27UBK là rất cần thiết.

Hai chiếc máy bay Su-27SK đầu tiên đã được máy bay An-24 vận chuyển đến sân bay Thành Sơn, lắp ráp, bay thử và bàn giao cho Không quân Việt Nam. Chuyến bay sau đó mang 2 máy bay Su-27UBK cũng đã diễn ra thuận lợi. Nhưng chuyến bay cuối cùng ngày 6-12-1997 đã gặp tai nạn. Rất may, lô hàng đã được bảo hiểm và Nga đã thay thế hai chiếc Su-27UBK bằng hai chiếc Su-27PU cho Việt Nam. Su-27PU thực ra là một phiên bản nâng cấp của máy bay huấn luyện Su-27UB, là tiền đề của máy bay chiến đấu hạng nặng Su-30 sau này.

Cũng trong giai đoạn này, năm 1996, Việt Nam đã cố gắng đàm phán với Pháp đã mua các máy bay chiến đấu Dassault Mirage 2000, nhưng không thành công vì lệnh cấm vận quân sự của Mỹ với Việt Nam.

Bên cạnh việc mua sắm các máy bay mới, Việt Nam cũng tăng cường nâng cấp các máy bay cũ, bởi một số nhỏ máy bay chiến đấu hiện đại Su-27 là chưa đủ để đảm bảo năng lực tác chiến.

Tháng 3-2000, Ấn Độ kí Hiệp định về hợp tác quốc phòng với Việt Nam, tiến hành bảo dưỡng và sửa chữa toàn bộ các máy bay chiến đấu MiG-21 đã cũ của Không quân Nhân dân Việt Nam. Năm 2010, Ấn Độ giúp Việt Nam nâng cấp một số máy bay MiG-21MF, MiG-21bis lên chuẩn MiG-21 Bison.

Video đang HOT

Không quân VN chuyển mình gian nan sau khi Liên Xô sụp đổ - Hình 3

Một chiếc tiêm kích MiG-21 Bison

Gói nâng cấp thay thế radar điều khiển hỏa lực cũ kĩ RP-21MA, RP-22 bằng radar Kopyo hiện đại hơn, có thể phát hiện mục tiêu có diện tích phản xạ radar RCS 5m2 từ khoảng cách 80km ở bán cầu trước và 40km ở bán cầu sau, theo dõi cùng lúc 10 mục tiêu và tiến công đồng thời 2 mục tiêu.

Đặc biệt, radar Kopyo cũng giúp MiG-21 Bison có khả năng tác chiến đối đất, đối hải rất mạnh. Đồng thời, MiG-21 Bison cải tiến cũng có thể mang các tên lửa tiên tiến như R-27, R-77 … Trong các cuộc tập trận chung với Mỹ, các máy bay MiG-21 Bison nâng cấp có thể không chiến rất hiệu quả với các máy bay F-15, F-16. Cùng với đó, một số không nhỏ các máy bay cường kích Su-22M4 của Cộng hòa Séc và Ba Lan cũng được bán cho Việt Nam.

Su-30MK2 để bảo vệ chủ quyền biển đảo

Trước tình hình biển Đông đang nóng dần lên, Không quân Nhân dân Việt Nam không thể chần chừ, mà phải nhanh chóng tiến thẳng lên chính qui, hiện đại. Máy bay chiến đấu Su-30 là lựa chọn tốt nhất. Đây là loại máy bay chiến đấu được phát triển dựa trên máy bay huấn luyện chiến đấu Su-27UB, kế thừa và phát triển tính năng không chiến mạnh mẽ của Su-27. Đồng thời Su-30 có hai chỗ ngồi, nên thuận lợi cho việc sử dụng các vũ khí tiến công chính xác cao, đặc biệt là vũ khí đối đất và đối hải.

Không quân VN chuyển mình gian nan sau khi Liên Xô sụp đổ - Hình 4

Tiêm kích Su-30MK2 của Trung đoàn Không quân 923 luyện tập chiến đấu

Tháng 11 năm 2003, Việt Nam bắt đầu đặt mua 4 chiếc máy bay Su-30MK2 đầu tiên. Đây là phiên bản Su-30MK hiện đại hóa mạnh, do KnAPPO sản xuất để bán cho Trung Quốc và Việt Nam. Tiếp đó, tháng 1 năm 2009, Việt Nam kí tiếp hợp đồng mua 8 máy bay Su-30MK2, cùng các vũ khí, khí tài đi kèm. 12 máy bay Su-30MK2 được biên chế cho Trung đoàn Không quân 935. Còn tất cả các máy bay Su-27 được chuyển cho Trung đoàn Không quân 940, đóng tại sân bay Phù Cát.

Đặc biệt, năm 2010, Việt Nam tiếp tục đặt mua 12 máy bay chiến đấu Su-30MK2, trang bị cho Trung đoàn Không quân 923 đóng tại sân bay Sao Vàng, Thanh Hóa. Như vậy, đến nay Việt Nam đã có 3 trung đoàn không quân mạnh, trang bị các máy bay chiến đấu hiện đại Su-27 và Su-30MK2.

Vào tháng 4 và tháng 9 năm 2013, các Trung đoàn 923 và Trung đoàn 940 đã tổ chức bay đêm, tiến tới trực chiến 24/24h. Các phi công Việt Nam đã tiếp thu nhanh và làm chủ rất tốt các loại máy bay chiến đấu hiện đại này.

Nhìn lại chặng đường dài kể từ sau ngày thống nhất đất nước, chúng ta có thể tự hào rằng: Trong những năm tháng gian khó nhất, Đảng, Nhà nước và Quân đội vẫn cố gắng hết sức để đảm bảo năng lực chiến đấu cho Không quân Nhân dân Việt Nam: tiếp thu máy bay của chế độ cũ, nhận viện trợ máy bay Su-22, nâng cấp máy bay MiG-21, mua sắm các máy bay chiến đấu Su-27 và Su-30MK2 …

Ngày nay, khi kinh tế đã không còn quá khó khăn, lực lượng không quân, cùng các quân binh chủng khác càng được hiện đại hóa mạnh. Tất cả đã giúp cho những cánh bay oai hùng của Không quân Nhân dân Việt Nam có thể cất cao kiêu hãnh trên bầu trời, bảo vệ chủ quyền biển và hải đảo của Tổ quốc.

Theo Xahoi

Cặp kỳ phùng địch thủ không chiến trên bầu trời Việt Nam

Trong chiến tranh Việt Nam, MiG-21 của Việt Nam và tiêm kích F-4 chủ lực của Mỹ đã tạo nên một cặp "kỳ phùng địch thủ" trên bầu trời.

Cặp kỳ phùng địch thủ không chiến trên bầu trời Việt Nam - Hình 1

Máy bay MiG-21 của Không quân Việt Nam

Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ được coi là tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa. Do vậy, ở chiến trường, Việt Nam được ưu tiên nhận những loại vũ khí hiện đại nhất. Không chỉ là nơi thể hiện trình độ khoa học kỹ thuật của Liên Xô và Mỹ mà chiến trường Việt Nam còn là nơi kiểm nghiệm lại những vũ khí hiện đại được thiết kế.

MiG-21 tiêm kích số một của phe xã hội chủ nghĩa

Mikoyan-Gurevich MiG-21 ( tên ký hiệu của NATO : Fishbed) là một máy bay tiêm kích phản lực, được thiết kế và chế tạo bởi cục thiết kế Mikoyan-Gurevich tại Liên bang Xô viết. Hơn 50 quốc gia trên 4 lục địa đã sử dụng loại máy bay này, hiện nay, MiG-21 vẫn đang hoạt động trong không quân một số quốc gia sau 50 năm khi nó cất cánh lần đầu tiên. MiG-21 đã đạt được một số kỷ lục hàng không như:

1. Máy bay phản lực được sản xuất nhiều nhất trong lịch sử hàng không,

2. Máy bay chiến đấu được sản xuất nhiều nhất từ sau Chiến tranh Thế giới II.

3. Máy bay chiến đấu có thời gian sử dụng lâu nhất.

Tổng cộng đã có 10.158 (một số nguồn nói 10.645) chiếc MiG-21 được chế tạo tại Liên Xô . MiG-21 có khả năng đạt đến vận tốc Mach 2, vận tốc này vượt qua tốc độ tối đa của nhiều kiểu máy bay chiến đấu hiện đại sau này.

MiG-21 được xuất khẩu rộng rãi và tiếp tục được sử dụng ở nhiều nước, mặc dù đã có thể được xem như là lỗi thời. Chiếc máy bay này có hệ thống điều khiển, động cơ, vũ khí và điện tử đơn giản, điển hình cho thiết kế quân sự của thời kỳ Liên Xô. Tuy có công nghệ kém hơn so với những máy bay chiến đấu mà nó đối mặt nhưng giá thành sản xuất rẻ và chi phí bảo dưỡng thấp đã khiến MiG-21 được ưa chuộng trong quân đội của nhiều quốc gia khối Đông Âu và trên toàn thế giới.

Tải trọng cất cánh thông thường của các biến thể MiG-21 sử dụng trong chiến tranh Việt Nam là dưới 8 tấn và có tầm bay xa ngắn khoảng 1.500km. Thành phần vũ khí của MiG-21 yếu hơn đáng kể so với Phantom của Mỹ: ban đầu, MiG-21 chỉ mang được 2 tên lửa không đối không tầm trung R-3S (Vympel K-13) tự dẫn bằng tia hồng ngoại, sau này có bổ sung thêm nhưng MiG-21 cũng chỉ mang được 4 tên lửa loại này. Ngoài ra, MiG-21 chỉ được trang bị 1 pháo 23 hoặc 30mm (trong hàng loạt biến thế không được trang bị pháo này). Tuy nhiên, những đặc điểm bay còn lại của MiG-21 không hề thua kém đối thủ Mỹ: vận tốc bay tối đa - 2.175-2.300km/h, trần bay thực tế - 18.000 - 19.000m.

"Át chủ bài" F-4 của Không quân Mỹ

Phantom II đã được dùng trong quân đội Hoa Kỳ từ năm 1960 đến năm 1996 và là máy bay tiêm kích ưu thế trên không, cũng như là máy bay chiến đấu ném bom chính của Không quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến trong Chiến tranh Việt Nam. F-4 cũng được trang bị cho quân đội của nhiều nước khác, và cho đến năm 2001 vẫn còn hơn 1.000 máy bay F-4 đang được sử dụng ở 11 nước trên toàn thế giới.

Cặp kỳ phùng địch thủ không chiến trên bầu trời Việt Nam - Hình 2

Máy bay F-4 Phantom II của Mỹ với các loại vũ khí

F-4 Phantom II là một loại máy bay tiêm kích-ném bom tầm xa siêu âm hai chỗ ngồi hoạt động trong mọi thời tiết, được hãng McDonnell Douglas thiết kế và chế tạo vào năm 1958 cho Hải quân Hoa Kỳ.

Vận tốc bay tối đa của F-4 là 2.260km/h, trần bay thực tế 16.600-17.900m, tầm bay xa thực tế không có thùng dầu phụ là 2.380km

F-4 được trang bị radar mạnh, cũng như vũ khí "có một không hai" như 4 quả tên lửa đối không tầm ngắn AIM-9 Sidewinder (sau này có giai đoạn được thay bằng AIM-4D) và 4 tên lửa AIM-7 Sparrow tầm trung gắn trên thân.

Các phiên bản nâng cấp của F-4 có khả năng mang các loại tên lửa đối không: AIM-120 AMRAAM, AAM-3, IRIS-T, Skyflash. Có đến 8.480kg vũ khí gắn trên 9 đế trên cánh và thân, bao gồm bom thông thường, bom chùm, bom dẫn đường bằng laser, rocket, tên lửa đối đất, tên lửa đối hạm, vũ khí hạt nhân.

Kỳ phùng địch thủ trên bầu trời Việt Nam

MiG-21 giành được những danh tiếng đầu tiên của mình trong Chiến tranh Việt Nam. Dù MiG-21 thiếu radar tầm xa, tên lửa và mang bom hạng nặng so với những máy bay chiến đấu đa nhiệm vụ cùng thời của Mỹ, nhưng MiG-21 tỏ ra là một đối thủ đầy thách thức trong tay những phi công lão luyện, đặc biệt khi được sử dụng trong tấn công tốc độ cao và công kích nhanh dưới sự điều khiển của GCI . MiG-21 được sử dụng để chặn đứng những nhóm máy bay xung kích F-105 được F-4 bay hộ tống rất hiệu quả, đặc biệt trong việc bắn hạ những máy bay Mỹ hay bắt chúng phải giảm trọng tải bom mang trên mình.

Sau khi ngừng các phi vụ ném bom trong Chiến dịch Sấm Rền vào năm 1968 , tỷ lệ giành chiến thắng trong không chiến của các máy bay Mỹ rất thấp, khi phải chiến đấu chống lại những máy bay nhỏ, nhanh nhẹn như những chiếc MiG trong thời gian đầu của Chiến tranh Việt Nam. Dần dần, Không quân Hoa Kỳ đã phải thành lập chương trình huấn luyện không chiến khác biệt như trong trường huấn luyện TOPGUN, mục đích là sử dụng những máy bay nhỏ, nhanh nhẹn đóng giả làm MiG-17 và MiG-21 làm mục tiêu huấn luyện cho các phi công. Người Mỹ đã sử dụng hai máy bay có tốc độ cận âm là A-4 Skyhawk và F-5 Tiger II để thực hiện công việc này.

F-4 là máy bay chiến đấu cuối cùng của Mỹ trong thế kỷ 20 tạo nên "Át" (phi công bắn rơi được từ 5 máy bay địch trở lên): Trong chiến tranh Việt Nam, Không quân có 1 phi công và 1 sĩ quan hệ thống vũ khí và Hải quân có 1 phi công và 1 sĩ quan theo dõi radar (RIO: Radar Intercept Officer) đạt danh hiệu "Át".

Những chiếc F-4C của Không quân Hoa Kỳ ghi được chiến công không chiến đầu tiên trước một chiếc MiG-17 của Bắc Việt Nam vào ngày 10 tháng 7 năm 1965, sử dụng tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder. Ngày 24 tháng 7 năm 1965, một chiếc Phantom thuộc Phi đội Tiêm kích Chiến thuật 47 tạm thời bố trí tại Việt Nam đã trở thành chiếc máy bay Hoa Kỳ đầu tiên bị tên lửa đất-đối-không (SAM) bắn hạ, và vào ngày 5 tháng 10 năm 1966, một chiếc F-4C thuộc Không đoàn Tiêm kích Chiến thuật 8 trở thành chiếc máy bay phản lực Hoa Kỳ đầu tiên bị bắn hạ bởi tên lửa không-đối-không do một chiếc MiG-21 bắn ra.

Cặp kỳ phùng địch thủ không chiến trên bầu trời Việt Nam - Hình 3

MiG-21 của Không quân Việt Nam đã giành chiến thắng trước F-4 Phantom II của Mỹ

Tuy nhiên, kết quả cuối cùng của cuộc chiến giữa của máy bay MiG-21 và Phatom trên bầu trời Việt Nam đã kết thúc với thất bại hoàn toàn thuộc về phía máy bay của Mỹ. Trong suốt thời gian chiến tranh từ năm 1966 đến 1972, 54 chiếc MiG-21 đã bị tiêu diệt bởi chiến đấu cơ F-4, cũng trong giai đoạn này, với 20 chiếc MiG-21 đầu tiên, Không quân Việt Nam đã tiêu diệt được 103 chiếc Phantom. Ngoài ra, khi mất một máy bay Phatom cũng đồng nghĩa với việc 2 phi công bị chết hoặc bị bắt làm tù binh.

Kinh nghiệm trong cuộc chiến tranh Việt Nam đã ảnh hưởng rất nhiều đến ngành chế tạo máy bay quân sự ở Mỹ cũng như ở Liên Xô. Mỹ đã đáp trả thất bại của Phantom trong những trận chiến trên không bằng việc chế tạo máy bay có tính cơ động cao thế hệ 4 như F-15, F-16 được cho là hơn hẳn MiG-21 trong những trận chiến cơ động gần.

Tuy nhiên, sau khi chiến tranh tại Việt Nam kết thúc, sự cạnh tranh giữa MiG-21 và Phatom trên bầu trời vẫn chưa chấm dứt. MiG-21 và F-4 lại đối đầu trên kênh đào Suez, trên bầu trời Sinai, ở châu thổ sông Nile, và Syria năm 1973, ở Lebanon vào cuối thập niên 70 - đầu thập niên 80, vào những năm 80-88 của cuộc chiến tranh Iran - Iraq.

Cặp kỳ phùng địch thủ không chiến trên bầu trời Việt Nam - Hình 4

Xác chiếc máy bay F-4 Phantom II của Mỹ được trưng bày tại Việt Nam

Theo xahoi

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bão số 7 đổ bộ các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Phú Yên trong đêm nay 11-11
19:54:21 11/11/2024
Ô tô Porsche cháy dữ dội trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
13:33:37 11/11/2024
Chủ động ứng phó bão chồng bão
14:21:17 11/11/2024
Tin bão mới nhất 11/11: 3 bão Yinxing, Toraji, Man-yi đang hoạt động
11:31:09 11/11/2024
Tắm biển, 2 học sinh Đà Nẵng bị sóng cuốn
14:18:11 11/11/2024
Vùng áp thấp tan trên biển Quảng Ngãi - Phú Yên, bão số 8 giật cấp 12
09:32:29 12/11/2024
Tìm thấy thi thể trẻ bị đuối nước trên bãi tắm Sao Biển
13:20:09 12/11/2024
Đi tắm sông cùng bạn, bé trai 12 tuổi đuối nước tử vong
10:44:57 11/11/2024

Tin đang nóng

Video: Hoa hậu Thanh Thủy ứng xử đỉnh cỡ nào mà ẵm vương miện Miss International đầu tiên cho Việt Nam?
21:09:08 12/11/2024
Nóng: Cảnh sát tìm thấy thư tuyệt mệnh của tài tử Mặt Trăng Ôm Mặt Trời
19:39:42 12/11/2024
CỰC HOT: Hoa hậu Thanh Thủy xuất sắc đăng quang Miss International 2024!
19:42:58 12/11/2024
HOT: Hoa hậu Thanh Thủy chính thức lọt vào Top 8 Miss International
19:12:50 12/11/2024
Sốc: Tài tử Mặt Trăng Ôm Mặt Trời đột ngột qua đời ở tuổi 39
18:01:04 12/11/2024
Sao nữ bí mật ly hôn chồng ăn bám, tình tan vì món nợ 1.300 tỷ
17:51:37 12/11/2024
Chung kết Miss International: Thanh Thủy chính thức lọt Top 20, fan tranh cãi dữ dội về 1 kết quả
18:05:31 12/11/2024
Căng: Lan Ngọc phản ứng gắt khi bị réo tên vào bê bối của Chi Dân?
17:55:37 12/11/2024

Tin mới nhất

Tìm thấy thi thể học sinh mất tích khi tắm biển Đà Nẵng

17:11:57 12/11/2024
Theo đó, khoảng 6h ngày 12/11, một số người dân đi tập thể dục sáng thì phát hiện một thi thể trôi dạt vào bờ nên khẩn trương trình báo cơ quan chức năng.

Xuất hiện cơn bão mới, Hải Phòng ban hành công điện ứng phó

16:13:34 12/11/2024
Cùng với đó, chủ động triển khai công tác bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập; sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời hỗ trợ nhân dân, cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả bão, lũ.

Bình Định: Chủ động ứng phó với mưa lớn

13:16:38 12/11/2024
Đơn vị chức năng triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn các hồ chứa nước và hạ du; chủ động vận hành hồ chứa đảm bảo dung tích đón lũ theo quy định; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống c...

Bão số 8 di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, gió giật cấp 12 ở Bắc Biển Đông

13:10:36 12/11/2024
Từ đêm 13/11, mưa lớn kết thúc ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét cấp 1.

Vụ tai nạn giữa 3 xe máy làm 2 học sinh tử vong: Chưa ai có bằng lái xe

09:36:54 12/11/2024
Theo Công an Hà Nội, vụ tai nạn giữa 3 xe máy tại đường Ỷ Lan (Gia Lâm, Hà Nội) đã làm 2 người chết và 4 người bị thương. Các nạn nhân đều là học sinh và chưa ai có bằng lái xe.

Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển

20:03:28 11/11/2024
Cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển: cấp 2; Riêng khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) và vùng biển ngoài khơi từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định: cấp 3.

Long An: 3 ô tô va chạm liên hoàn trên cầu Bến Lức, quốc lộ 1 ùn ứ

18:04:26 10/11/2024
Hậu quả, làm ô tô 5 chỗ bị dính vào phần đầu xe bồn, nằm quay ngang trên mặt cầu, hư hỏng nặng phần đầu và bên hông trái xe, ô tô 7 chỗ cũng bị hư hỏng nặng bên hông phải. Rất may vụ tai nạn không gây thiệt về người.

Đã đưa xác máy bay Yak-130 ra khỏi hiện trường

18:00:10 10/11/2024
Đồng thời cắt cử lực lượng bảo vệ nghiêm ngặt hiện trường để thu dọn, tháo dỡ các bộ phận máy bay cũng như mảnh vỡ di chuyển về phục vụ công tác điều tra.

Bão Toraji tăng cấp, giật tới cấp 16 và đang tiến nhanh vào Biển Đông

17:55:28 10/11/2024
Bão Toraji hiện đã tăng thêm 1 cấp - mạnh cấp 11, giật cấp 13 đang di chuyển với tốc độ nhanh, hướng vào Biển Đông

Tai nạn liên hoàn trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, nhiều ô tô biến dạng

17:40:16 10/11/2024
Vụ tai nạn khiến 3 người bị thương và 3 ô tô hư hỏng. Nhận được tin báo, lực lượng chức năng nhanh chóng có mặt tại hiện trường, tiến hành phân luồng giao thông và đưa các nạn nhân đi cấp cứu.

TP Hồ Chí Minh: Cháy nhà trong hẻm khiến một người tử vong

16:15:19 10/11/2024
Theo thông tin ban đầu, những người mắc kẹt được đưa vào bệnh viên sơ cứu đã ổn định sức khỏe. Tuy nhiên, cụ bà trên 80 tuổi do tuổi cao,sức yếu đã không qua khỏi.

Biển Đông xuất hiện bão đôi, các địa phương chuẩn bị ứng phó

13:02:11 10/11/2024
Ông Nguyễn Văn Hưởng cho biết, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 7 từ tối và đêm mai đến hết ngày 12/11 ở khu vực Trung và Nam Trung Bộ sẽ có mưa nhưng rất ít khả năng có mưa cực đoan gây lũ trên các trên các sông ở miền Trung.

Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Thanh Thủy đăng quang Miss International từng bị chê 'da ngăm, não ngắn'

Sao việt

23:52:12 12/11/2024
Miss International 2024 Huỳnh Thị Thanh Thủy là Hoa hậu Việt Nam 2022 năm nay 22 tuổi, cao 1,76m và sở hữu nhan sắc ngọt ngào, trong trẻo.

Bạn trai Selena Gomez vào top những người đàn ông quyến rũ nhất hành tinh

Sao âu mỹ

23:38:36 12/11/2024
Bạn trai của Selena Gomez - nhà sản xuất âm nhạc Benny Blanco vào danh sách những người đàn ông quyến rũ nhất hành tinh do tạp chí People bình chọn.

Chuyện thật như đùa: Đứng lớp suốt 17 năm, giảng viên đại học bị con gái 3 tuổi "vạch mặt" là không biết chữ

Netizen

23:33:58 12/11/2024
Trong ấn tượng vốn có của mọi người, người giáo viên là người thuyết giảng, giải quyết vấn đề phải có kiến thức sâu rộng và kho tàng kiến thức phong phú.

Quyền Linh vỡ òa khi nam công nhân chinh phục mẹ đơn thân

Tv show

23:31:27 12/11/2024
rong tập mới của chương trình Bạn muốn hẹn hò , MC Quyền Linh và Ngọc Lan đã có một buổi ghép đôi đầy cảm xúc hai khách mời đều từng đổ vỡ hôn nhân là Trần Văn Lợi và Trần Thanh Thúy

'Kim Mao Sư Vương' Doãn Dương Minh nghiện cờ bạc đến suýt tự tử

Sao châu á

23:26:01 12/11/2024
Doãn Dương Minh kể vì áp lực công việc, ông từng tìm đến cờ bạc để giải tỏa rồi dần lún sâu vào trò đỏ đen. Thú vui tai hại này khiến nghệ sĩ lâm cảnh nợ nần, thậm chí từng có ý định tự tử vì bế tắc.

Thanh Thảo hội ngộ Quang Dũng trong liveshow kỷ niệm 30 năm ca hát

Nhạc việt

23:22:20 12/11/2024
Trong liveshow kỷ niệm 30 năm ca hát của Thanh Thảo, sự xuất hiện của ca sĩ Quang Dũng khiến nhiều người thích thú. Cả hai có màn kết hơn ăn ý trên sân khấu sau nhiều năm.

Đề cử giải Grammy 2025 và "Chiếc vé về tuổi thơ" của John Legend

Nhạc quốc tế

22:44:08 12/11/2024
John Legend từng giành tới 12 giải Grammy nhưng anh vừa lần đầu tiên nhận được đề cử ở hạng mục dành cho Nhạc thiếu nhi.

Phim ngôn tình ngược tâm gây sốt MXH: Cặp chính chemistry tràn màn hình, cái kết như trêu đùa khán giả

Phim châu á

22:35:13 12/11/2024
Không kèn không trống, tác phẩm dần chiếm trọn tình cảm của khán giả nhờ những thước phim ngôn tình mơ mộng nhưng cũng ưu buồn, đẹp như tranh vẽ.

Hình ảnh cuối cùng của tài tử Mặt Trăng Ôm Mặt Trời trước khi qua đời

Hậu trường phim

22:32:29 12/11/2024
Chiều ngày 12/11, cả châu Á chấn động trước thông tin Song Jae Rim bất ngờ qua đời. Tang lễ của nam diễn viên được diễn ra Nhà tang lễ Yeouido St. Mary vào lúc 12 giờ trưa ngày 14/11.

Bellingham hồi sinh với Real Madrid: Tấm gương cho Mbappe

Sao thể thao

22:19:35 12/11/2024
Jude Bellingham ghi bàn đầu tiên trong mùa giải và đóng góp quan trọng cho Real Madrid, là tấm gương để Kylian Mbappe noi theo.

Giai đoạn quyết định đến vị thế đàm phán trong xung đột Nga - Ukraine

Thế giới

22:04:59 12/11/2024
Những tháng mùa Đông - Xuân sắp tới được dự báo sẽ là giai đoạn then chốt định hình vị thế của các bên trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, đặc biệt khi các cuộc đàm phán hòa bình có thể diễn ra trong tương lai.