Không quân Việt Nam nhận lại hàng loạt tiêm kích Su-27
Các tiêm kích chiếm ưu thế trên không hạng nặng Su-27 Flanker của Trung đoàn không quân 925 hiện đang được tích cực đại tu, sửa chữa lớn để sớm quay lại trực chiến.
Nhà máy A32 – Cục Kỹ thuật – Quân chủng Phòng không – Không quân là cơ sở đầu ngành trong việc sửa chữa, tăng hạn máy bay chiến đấu cho Không quân nhân dân Việt Nam.
Trong năm 2016, nhà máy A32 cùng các chuyên gia đến từ Ukraine đã hoàn thành chương trình đại tu, kéo dài hạn sử dụng cho chiếc tiêm kích Su-27UBK số hiệu 8526 sau khi nó đã trải qua 20 năm sử dụng.
Chiếc tiêm kích trên đã ngay lập tức quay trở lại thành phần trực chiến của Trung đoàn 925 và còn tham gia diễn tập bắn đạn thật tiêu diệt mục tiêu mặt đất, chứng minh năng lực của Việt Nam trong việc sửa chữa lớn chiến đấu cơ hiện đại.
Sau hơn 3 năm quay lại biên chế chiến đấu, chiếc Su-27UBK trên đã thực hiện được thêm hơn 200 giờ bay an toàn, một lần nữa khẳng định năng lực của đội ngũ kỹ sư hàng không Việt Nam.
Thành công của chương trình đại tu, sửa chữa lớn chiến đấu cơ Su-27UBK (phiên bản 2 chỗ ngồi) đã tạo tiền đề để nhà máy A32 thực hiện nội dung tương tự đối với biến thể Su-27SK (phiên bản 1 chỗ ngồi).
Với những kinh nghiệm thu được, đầu năm 2017, nhà máy A32 đã đẩy nhanh tiến độ bằng cách đưa 2 chiếc Su-27SK số hiệu 6001 và 6003 lên dây chuyền bảo dưỡng cùng lúc.
Video đang HOT
Trong một phóng sự do Kênh truyền hình quốc phòng thực hiện, trên dây chuyền sửa chữa lớn của nhà máy A32 còn xuất hiện thêm 2 chiếc Su-27 nữa đó là tiêm kích Su-27SK số hiệu 6002 và Su-27UBK số hiệu 8522.
Sang tới đầu năm 2019, hình ảnh chiếc tiêm kích Su-27SK số hiệu 6001 mang màu sơn mới nằm trên sân đỗ của nhà máy A32 đã được đăng tải, cho thấy nó đã hoàn thành công tác đại tu.
Và mới đây, hình ảnh của chiếc tiêm kích Su-27SK tiếp theo được nhà máy A32 sửa chữa, tăng hạn sử dụng với số hiệu 6002 cũng đã xuất hiện.
Các tiêm kích Su-27SK/UBK sau khi hoàn thành quá trình đại tu, sửa chữa lớn đều được sơn màu rằn ri xanh lá tương tự những chiếc Su-30MK2 của đợt tiếp nhận sau này.
Màu sơn như trên tạo ra sự đồng bộ và thống nhất, thể hiện tính chính quy của một lực lượng không quân đang được đầu tư mạnh mẽ để tiến thẳng lên hiện đại.
Việc liên tiếp đưa các chiến đấu cơ Su-27 thuộc cả hai phiên bản Su-27SK và Su-27UBK trở lại đội hình chiến đấu của Trung đoàn không quân 925 rõ ràng là thành tích nổi bật của nhà máy A32.
Tuy nhiên trước tình hình cấp bách, một mình nhà máy A32 thực hiện công tác đại tu tiêm kích Su-27 có vẻ hơi quá sức, chính vì vậy mà một số máy bay đã được đưa sang Belarus để tăng hạn sử dụng, đồng thời cũng là mẫu đối chứng công nghệ.
Vừa qua hình ảnh chiếc tiêm kích Su-27UBK số hiệu 8523 của Việt Nam với màu sơn mới, cất cánh từ sân bay Baranovichi, Belarus, nơi đặt nhà máy sửa chữa máy bay số 558 đã được truyền thông nước bạn đăng tải.
Dự kiến những máy bay Su-27 này sẽ sớm trở về Việt Nam để quay lại thành phần trực chiến của Trung đoàn không quân 925 với chất lượng và một “cuộc sống” mới.
Theo An ninh Thủ đô
Triều Tiên có đủ sức bắn rơi tiêm kích F-35 Hàn Quốc mua của Mỹ?
Không quân Hàn Quốc mới tiếp nhận 2 tiêm kích tàng hình F-35A từ Mỹ và dự kiến sẽ có 10 chiếc vào cuối năm nay.
Tiêm kích tàng hình F-35 vừa có khả năng không chiến, vừa mang theo bom tấn công mặt đất.
Tờ National Interest đặt câu hỏi rằng liệu các chiến đấu cơ mới sẽ đóng vai trò ra sao trong phi đội máy bay Hàn Quốc, cũng như việc F-35 uy lực như thế nào khi đối đầu với không quân Triều Tiên.
Không quân Hàn Quốc hiện đang sử dụng nhiều máy bay do Mỹ sản xuất, bao gồm hàng trăm chiếc KF-16C và khoảng 60 chiếc F-35K. Các máy bay KF-16C được nâng cấp để tương thích với các mẫu tên lửa đối không tầm xa của Mỹ như AIM-120C-5 và AIM-120C-7.
Chiến đấu cơ KF-16C trang bị tên lửa đối không tầm xa vượt trội hoàn toàn so với các máy bay của không quân Triều Tiên.
Triều Tiên hiện chủ yếu sử dụng các tiêm kích MiG-21 và chiến đấu cơ J-7. Hai mẫu máy bay này ngày nay đầu đã lỗi thời, chỉ được trang bị tên lửa tầm ngắn.
Theo các chuyên gia, KF-16C chỉ cần phóng tên lửa tầm xa và giữ khoảng cách là mục tiêu sẽ tự bị tiêu diệt. Trong trường hợp không chiến tầm gần, kỹ năng của phi công là yếu tố quan trọng.
Triều Tiên hiện sở hữu một số lượng hạn chế các tiêm kích MiG-29. Đây được coi là vũ khí uy lực nhất, nhưng vẫn tỏ ra lép vế so với KF-16C và tên lửa tầm xa.
Để dội bom các mục tiêu ở Triều Tiên, Hàn Quốc sẽ sử dụng chiến đấu cơ F-15K trang bị bom dẫn đường bằng laser hoặc bom hạng nặng.
Vậy tiêm kích tàng hình F-35 đóng vai trò gì khi vừa có thể tấn công mặt đất, vừa có thể đối đầu với máy bay Triều Tiên?
Theo National Interest, câu trả lời có thể nằm ở cảm biến. F-35 có cảm biến tối tân hàng đầu và dùng để ngắm bắn mục tiêu đối phương. Trong điều kiện tác chiến điện tử, những máy bay thông thường hoàn toàn bị "mù" còn F-35 vẫn ngắm bắn được mục tiêu.
Tiêm kích F-35A phóng tên lửa tầm xa.
Tiêm kích MiG-29 của Triều Tiên cũng có công nghệ cảm biến quang điện, nhưng xuất hiện từ những năm 1980 nên độ phân giải thấp và không nhạy như các thế hệ cảm biến mới nhất.
Trong môi trường tác chiến hiện đại, việc lực lượng quân đội sử dụng thiết bị gây nhiễu điện tử gần như là điều bắt buộc, theo National Interest.
Đây cũng là cách để không quân Triều Tiên với trang bị ít ỏi hơn có thể gây khó dễ cho máy bay Hàn Quốc. Đó là lý do Hàn Quốc cần đến các tiêm kích F-35A tối tân.
Nhược điểm của F-35 là việc mang vũ khí hạn chế vì phải giấu vũ khí trong thân để đảm bảo khả năng tàng hình. Vậy nên Hàn Quốc sẽ vẫn phải sử dụng các chiến đấu cơ thông thường trong đội hình tiêm kích F-35.
Trong trường hợp các máy bay thông thường bị chiến đấu cơ Triều Tiên bắn rơi, Hàn Quốc sẽ vẫn có tiêm kích F-35 trên bầu trời để đóng vai trò quyết định.
Tờ National Interest kết luận, việc Triều Tiên có khả năng bắn rơi F-35 hay không còn tùy thuộc vào cách Hàn Quốc sử dụng chiến đấu cơ này. F-35 không mạnh như tiêm kích "chim ăn thịt" F-22 nên thường chỉ đóng vai trò hỗ trợ.
Nếu Hàn Quốc để các máy bay này tiếp cận quá gần máy bay Triều Tiên thì khả năng bị bắn rơi vẫn có thể xảy ra.
Theo Danviet
Nguyên nhân Nga miễn cưỡng nâng cấp Tu-95 cũ Không quân tầm xa Nga sẽ tiếp tục nâng cấp loạt máy bay Tu-95 - một quyết định Nga miễn cưỡng phải thực hiện. Thông tin về gói nâng cấp được The Aviationist dẫn tuyên bố của Công ty Máy bay Beriev ở Taganrog cho biết, hiện nhà máy đã tiến hành bàn giao thêm một chiếc Tu-95MS sau nâng cấp cho Không...