Không quân Ukraine nhận lô tiêm kích MiG-29 chuẩn NATO đầu tiên
Theo Jane’s, Không quân Ukraine vừa chính thức tiếp nhận lô tiêm kích MiG-29 nâng cấp theo chuẩn NATO đầu tiên.
Những chiếc MiG-29 được tái trang bị nằm trong chương trình nâng cấp theo chuẩn NATO. Công việc này được công nghiệp quốc phòng Ukraine bắt đầu thực hiện từ cuối năm 2015.
Để phi đội chiến đấu cơ này đạt chuẩn NATO, Công ty quốc phòng Novator của Ukraine được giao nhiệm vụ tích hợp hệ thống radar cảnh báo sớm trên không SPS-2000 dành riêng cho tiêm kích MiG-29 thuộc biên chế Không quân nước này.
Nguồn tin cho biết, SPS-2000 trong tương lai sẽ thay thế cho các hệ thống cảnh báo sớm Avtomatika SPO-150 vốn là trang bị tiêu chuẩn cho hầu hết các dòng máy bay quân sự do Liên Xô chế tạo trước đây.
Video đang HOT
Hệ thống cảnh báo sớm SPS-2000 được thiết kế để có thể hoạt động trên nhiều dải tần số và với độ nhạy cao, bên cạnh đó nó còn phù hợp với các hệ thống quản lý hàng không theo tiêu chuẩn châu Âu và NATO.
Dù được sản xuất tại Ukraine nhưng trước khi tích hợp lên MiG-29, hệ thống SPS-2000 vẫn chưa được trang bị trên bất kỳ dòng máy bay quân sự nào của Không quân Ukraine.
Sau khi MiG-29 chuẩn NATO với SPS-2000 chính thức di vào hoạt động, SPS-2000 sẽ tiếp tục được tích hợp cho các máy bay Su-25, Su-24, Su-27.
Đến khi đó, Không quân Ukraine hoàn toàn được chuẩn hóa theo thông số của NATO. Được biết, sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine sở hữu một lực lượng Không quân hùng mạnh nhất nhì châu Âu.
Tuy nhiên, tính cho tới thời điểm hiện tại Không quân Ukraine chỉ còn sở hữu 187 máy bay quân sự các loại, sau tổn thất nặng nề tại chiến trường miền Đông hoặc đã bị thanh lý hoặc đưa vào “bảo quản, bảo dưỡng kỹ thuật”.
Mặc dù vậy, chỉ với số chiến đấu cơ này, khi được tích hợp hệ thống theo chuẩn NATO, chúng sẽ trở nên rất mạnh với vũ khí mới thay vì kho vũ khí nghèo nàn có từ thời Liên Xô đang có mặt trong Không quân Ukraine.
Theo kienthuc.net.vn
Quân sự thế giới : Lý do Ukraine không thu hồi vũ khí từ Crimea
Khoảng chục chiếc máy bay chiến đấu MiG-29 của Không quân Ukraine còn lại ở Crimea kể từ năm 2014, bị hư hỏng một cách đáng tiếc với tư cách là các đơn vị chiến đấu, đại biểu Duma Quốc gia của Sevastopol Dmitry Belik nói với Sputnik.
Tại Crimea, tình trạng của những chiếc MiG-29 của Ukraine còn lại trên bán đảo đã được đánh giá. Ukraine không có đủ điều kiện để nhận lại chúng, người đứng đầu Ủy ban quốc tế của Tổ chức Đồng bào Nga Vadim Kolesnichenko cho biết khi trả lời phỏng vấn Sputnik.Sau khi thống nhất Crimea với Nga, vài chục chiếc tàu và khoảng một chục chiếc máy bay MiG-29 của Ukraina đã bị bỏ lại tại căn cứ không quân Belbek trên lãnh thổ bán đảo. Tất cả các thiết bị quân sự của Ukraina còn lại trên bán đảo đã không được bảo dưỡng hoặc sửa chữa kể từ năm 2014. Quân nhân Nga chỉ bảo vệ và đảm bảo an toàn chống hỏa hoạn cho các thiết bị quân sự của Ukraine.
"Các máy bay chiến đấu MiG-29 của Không quân Ukraine nằm trên lãnh thổ căn cứ không quân Belbek (ở Crimea) đã trở nên hoàn toàn không sử dụng được, ngày nay tình trạng của chúng rất đáng tiếc" - ông Belik nói.
Theo nghị sĩ, "các máy bay của Ukraina nằm trên trạm gần biển, chúng không được xử lý chống ăn mòn trong 5 năm qua, các thiết bị điện và động cơ của chúng chưa được khởi động."
Lúc đầu, Kiev không muốn lấy thiết bị của mình về, nhưng bây giờ họ đơn giản là không thể, người đứng đầu đoàn chủ tịch Ủy ban quốc tế của Tổ chức đồng hương Nga Vadim Kolesnichenko cho biết.
"Phía Nga đã nhiều lần đề nghị phía Ukraine lấy tài sản quân sự từ lãnh thổ của chúng tôi. Kể cả một số lượng lớn tàu phụ trợ của hạm đội Ukraine, đã bị rỉ sét trong 25 năm qua, sau khi chia tách Hạm đội Biển Đen của Liên Xô. Tuy nhiên, phía Ukraine không lấy về, trước hết là vì lý do chính trị, để chứng minh rằng đây là "tài sản của họ trên lãnh thổ của họ". Ngoài ra - để chứng minh với cộng đồng thế giới rằng đây là những chiến lợi phẩm, vì Nga đánh nhau với Ukraine và bắt giữ tài sản quân sự một cách trái phép. Sau đó, rõ ràng là không ai quan tâm, và cho đến ngày hôm nay, theo tôi biết, phía Ukraine không có điều kiệm kỹ thuật, vật chất, cũng như tài chính để kéo đám phế liệu kim loại này về. Bởi vì bây giờ chỉ có thể sử dụng chúng như kim loại phế liệu, không còn là đơn vị chiến đấu ", ông Vadim Kolesnichenko nói trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.
Sau cuộc đảo chính ở Ukraine vào tháng 2.2014, chính quyền Crimea đã quyết định tổ chức cuộc trưng cầu dân ý trên bán đảo vào hồi tháng Ba. Hơn 96,77% cử tri Cộng hòa Crimea và 95,6% người dân Sevastopol đã bỏ phiếu ủng hộ việc Crimea trở thành khu vực của Nga.
Ukraine vẫn coi bán đảo là lãnh thổ của mình, nhưng tạm thời bị chiếm đóng. Giới lãnh đạo Nga nhiều lần tuyên bố rằng nhân dân Crimea đã bỏ phiếu thống nhất với Nga một cách dân chủ, theo luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc. Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng vấn đề Crimea đã hoàn toàn khép lại.
Theo Danviet
Chuyện ly khai Ukraine: Mưu sự không dễ thành Tổng thống Zelensky của Ukraine vừa triệt thoái quân đội khỏi khu vực ly khai, xung đột của nước này. Triển vọng của vãn hồi hoà bình tại đây ra sao? Phân tích của Báo Thế giới & Việt Nam. Cách tiếp cận của ông Zelensky là phải cải thiện quan hệ với Nga thì mới giải quyết được vấn đề ly khai...