Không quân Trung Quốc sợ chim và máy bay mô hình
Quân đội Trung Quốc cảm thấy bị đe dọa ngay chính trong bầu trời của họ, không phải vì máy bay địch xâm lược, mà vì những đàn chim bồ câu và máy bay mô hình điều khiển từ xa của người TQ.
Ảnh:Một mô hình trực thăng trong thành phố ở TQ
Theo giới truyền thông nhà nước TQ, các hoạt động dân sự quanh các sân bay quân sự, gồm việc xây nhà cao tầng xung quanh các căn cứ này, đã khiến xảy ra hàng trăm vụ tai nạn trong 20 năm qua.
Nói về không phận TQ, Quân đội giải phóng nhân dân ( PLA) nắm toàn quyền kiểm soát, tạo ra tình trạng “thắt cổ chai” mà thường hậu quả là sự trễ chuyến máy bay dân sự, thậm chí trễ-hủy chuyến ồ ạt như trong tuần qua:
Các sân bay TQ trở thành “nhà” của những chuyến bay trễ nhiều nhất thế giới, theo tổ chức giám sát hoạt động hàng không FlightStats.
Ngày 25.7, giới truyền thông TQ xác nhận 12 sân bay lớn ở miền đông nhận lệnh phải giảm số chuyến bay mỗi ngày cho đến giữa tháng 8.
Video đang HOT
Sự hạn chế này do PLA từ ngày 15.7 đang có những cuộc tập trận “cường độ cao” trong khu vực trên, gồm kế hoạch tập trận bắn đạn thật suốt 3 tháng tại 6 quân khu.
Việc PLA nắm toàn quyền kiểm soát không phận không có nghĩa quân đội không bị ảnh hưởng. Ngày 24.7, Tân Hoa Xã đưa tin khoảng 1.000 nhà cao tầng xây trái phép quanh các căn cứ không quân, tức nằm trong khu vực bay. Ít nhất một tòa nhà xây cao hơn 300 mét.
Trong bối cảnh này, hơn 10 căn cứ không quân phải di dời, hoặc phải tạm ngưng hoạt động vì sợ sẽ có tai nạn, ví dụ máy bay chiến đấu khi hạ cánh lại vướng phải nhà cao tầng.
Ngoài nỗi ám ảnh quá nhiều nhà cao tầng, Tân Hoa Xã còn nêu thú nuôi chim bồ câu cùng các loài chim khác của người dân TQ, và niềm đam mê giải trí bằng máy bay mô hình (điều khiển từ xa).
Tân Hoa Xã viết: “Các sự cố liên quan loài chim hoặc máy bay mô hình tác động đến sức khỏe các chỉ huy, gây rối cho khả năng huấn luyện sẵn sàng chiến đấu của quân đội”.
Đầu năm nay, trang báo điện tử của PLA đưa tin quân đội bắt đầu huấn luyện khỉ để đuổi chim di trú khỏi các sân bay quân sự: khỉ leo cây và phá tổ chim, và mỗi ngày các “dũng khỉ” này tiêu diệt từ 6 đến 8 tổ chim.
Trên toàn thế giới,chim là yếu tố gây lo ngại cho công nghiệp hàng không, do chúng gây nguy hiểm khi va vào động cơ máy bay.
Theo báo cáo năm 2009 của Cục hàng không liên bang Mỹ và Bộ Nông nghiệp Mỹ, việc chim va vào máy bay đã giết 219 người và phá hủy khoảng 200 chiếc máy bay trên toàn thế giới, kể từ năm 1988.
Theo Một Thế Giới
Chuyên gia Trung Quốc tự tin: J-15 Trung Quốc đánh bại siêu chiến cơ F-35B của Mỹ?
Chuyên gia quân sự Trung Quốc nói về khả năng tác chiến trên không của máy bay nước này khi đối đầu chiến đấu cơ hiện đại bậc nhất Mỹ.
Tào Vệ Đông, chuyên gia quân sự Trung Quốc nói trên truyền hình rằng J-15, chiến đấu cơ thế hệ 4 của Trung Quốc sẽ chiến thắng F-35B của Mỹ nếu xảy ra không chiến.
Đồ họa tàu sân bay Nữ hoàng Elizabeth của Anh
J-15 là máy bay tự chế của Trung Quốc được thiết kế cho tàu sân bay Liêu Ninh, trong khi đó, F-35B được hãng Lockheed Martin sản xuất cho Thủy quân lục chiến Mỹ và Hải quân Hoàng gia Anh.
F-35B được cho là chiến đấu cơ hiện đại nhất thế giới dành cho tàu sân bay, hãng Lockheed Martin tự tin rằng loại máy bay tàng hình này phát huy hiệu quả tối đa trong các cuộc không chiến.
Tuy nhiên, Tào Vệ Đông vẫn cho rằng J-15 Thẩm Dương (Shenyang J-15) sẽ hạ gục đối thủ F-35B nếu đối đầu trực tiếp. Chuyên gia quân sự họ Tào nói rằng F-35B chỉ có phạm vi tác chiến 500km, trong khi J-15 được quảng cáo là có phạm vi tác chiến lên đến 1.000km.
Khả năng cất cánh thẳng đứng, vốn là niềm tự hào của F-35B bị Tào cho là khiến máy bay nặng nề hơn, tốn nhiên liệu hơn so với J-15 chỉ có thể cất cánh theo kiểu truyền thống.
Tàu sân bay của Hải quân Hoàng gia Anh mang tên Nữ hoàng Elizabeth cũng bị cho là sẽ trở thành bại tướng khi đối mặt Liêu Ninh của Trung Quốc. Lý do của chiến thắng, theo chuyên gia họ Tào vẫn nằm ở việc J-15 tác chiến tốt hơn.
&'Nhưng cũng phải thừa nhận rằng bên nào giành thắng lợi quyết định là điều khó đoán. Bởi cả Anh và Mỹ chưa nói rõ liệu họ có đưa hệ thống cảnh báo sớm gắn kèm tàu sân bay hay không. Có lẽ Anh sẽ làm điều này khi tàu sân bay Nữ hoàng Elizabeth đi vào hoạt động năm 2017, đài truyền hình Hàng Châu, Trung Quốc dẫn lời Tào.
Điểm yếu lớn nhất của J-15 được dẫn giải là việc chiến đấu cơ này chỉ mang được 7 tấn gồm nhiên liệu và vũ khí mỗi lần xuất kích. Trong khi đó, tàu sân bay Nữ hoàng Elizabeth được thiết kế để cùng lúc phóng đi 6 chiếc F-35B.
Theo VTC
Đâu là điểm yếu của Không quân Trung Quốc? Cơ cấu chủng loại máy bay thiếu cân bằng là điểm yếu lớn nhất của Không quân Trung Quốc, do đó năng lực tầm xa hạn chế. Trung Quốc chủ yếu tập trung vào phát triển máy bay chiến đấu như J-10 (trong hình), J-11, J-15, J-20... Ngày 4 tháng 12, tờ "Jane's Defense Weekly" Anh đăng bài viết nhan đề "Nhìn chính...