Không quân Trung Quốc “kinh hãi” động cơ nội địa WS-10A
Số lượng động cơ WS-10A trang bị cho tiêm kích J-15, J-16, J-11B đưa về nhà máy bảo trì vượt cả số lượng động cơ sản xuất mới.
Tuần báo Russian Military Messenger của Nga dẫn nguồn tin từ đại diện quan chức Trung Quốc gần đây cho biết, việc sản xuất máy bay chiến đấu J-15 và J-16 của Trung Quốc gặp một số khó khăn, chủ yếu liên quan đến vấn đề chất lượng động cơ hàng không WS-10A sản xuất trong nước của nước này.
Theo một số nguồn tin, Hải quân Trung Quốc đã huỷ bỏ việc triển khai máy bay chiến đấu J-15 lắp ráp động cơ này, cho đến khi tính năng chất lượng của động cơ hàng không sản xuất trong nước này được đảm bảo. Hải quân Trung Quốc cũng yêu cầu lắp ráp động cơ AL-31F của Nga để thay thế động cơ WS-10A trong nước.
Động cơ phản lực WS-10 do Công ty động cơ máy bay Thẩm Dương phát triển.
Còn Không quân Trung Quốc, vào thời điểm này việc lựa chọn động cơ cho máy bay tiêm kích J-16 cũng là vấn đề rất cấp bách.
Video đang HOT
Đại diện Không quân nước này cho biết, giải pháp tốt nhất là trang bị động cơ AL-31F cho J-16. Nhưng theo một vài chuyên gia, sau khi máy bay chiến đấu J-15 và J-16 bắt đầu sản xuất hàng loạt sẽ đối mặt với vấn đề thiếu hụt số lượng động cơ do Nga chế tạo.
Theo phản hồi của nguồn tin Trung Quốc thì động cơ WS-10A của nước này thường xuất hiện vấn đề và quân đội Trung Quốc không muốn tiếp tục kéo dài tình trạng này. Số lượng động cơ WS-10A đưa về nhà máy để bảo trì thậm chí vượt cả số lượng động cơ sản xuất mới.
Nghiêm trọng hơn, đơn vị sản xuất WS-10A không làm rõ toàn bộ nguyên nhân nhiều lần thất bại của động cơ, mà hiện nay ít nhất 5 trung đoàn không quân của Không quân Trung Quốc đang sử dụng máy bay tiêm kích J-11B trang bị động cơ WS-10A.
Các chuyên gia cho biết, động cơ lắp ráp cho những máy bay này đã được đưa đưa về nhà máy để bảo trì, trong khi số máy bay chiến đấu J-11B lắp động cơ AL-31F của Nga thì không có vấn đề gì.
Các vấn đề với động cơ WS-10A khiến chương trình sản xuất loạt J-15, J-16, J-11B bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Được biết, khi động cơ WS-10A được giao cho lực lượng tác chiến sử dụng, thì đơn vị sản xuất đã chỉ ra rõ ràng, những động cơ này là đang dùng thử, vì vậy trong quá trình sử dụng phát hiện những thiếu sót đều không quan trọng.
Lý giải cho điều này, một số chuyên gia Trung Quốc bình luận, lý do mà lĩnh vực chế tạo động cơ hàng không của Trung Quốc tiêu cực như vậy, chủ yếu là do thiếu sự cạnh tranh rõ rệt giữa các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng Trung Quốc. Ngay cả khi phát hiện vấn đề chất lượng liên quan đến động cơ thì Uỷ ban Công nghiệp quốc phòng Trung ương Trung Quốc vẫn kiến nghị không quân sử dụng động cơ hàng không trong nước, để kích thích sản xuất kinh tế.
Theo Kiến Thức
Tạp chí Nhật chê sức mạnh Không quân Trung Quốc
Không quân và Hải quân Trung Quốc không thể giành thế thượng phong trên bầu trời do phản lực cơ F-22 của Mỹ có thể đánh bại chiến đấu cơ Trung Quốc, một tạp chí nhận định.
Một phản lực cơ F-22 của Mỹ. Ảnh: defence.pk.
Một bài báo trên tạp chí SAPIO của Nhật Bản thừa nhận Hải quân Trung Quốc đang lớn mạnh. Tuy nhiên, bài báo cho rằng nếu không có những máy phóng phi cơ phù hợp, chiến đấu cơ J-15 của Trung Quốc không thể xuất kích từ hàng không mẫu hạm Liêu Ninh với đủ cơ số đạn và tên lửa. Trong khi đó, mặc dù Không quân Trung Quốc có thể huy động hơn 100 chiến đấu cơ thế hệ thứ tư (thế hệ mới nhất) từ các căn cứ trên đất liền, những phi cơ đó vẫn chưa đủ khả năng giành thế thượng phong trước Không quân Nhật Bản.
Hiện tại Lực lượng Phòng không Nhật Bản sở hữu 20 phản lực cơ F-2 và 200 chiến đấu cơ F-15. Trong số chúng, 70 chiếc có khả năng phối hợp với không quân Mỹ để đối phó Trung Quốc. Nếu Trung Quốc chiếm nhóm đảo Điếu Ngư/Senkaku mà Nhật Bản đang quản lý, Mỹ có thể huy động phản lực cơ F-22. Theo SAPIO, mỗi chiếc F-22 có khả năng diệt từ 10 tới 20 phi cơ chiến đấu của Trung Quốc.
Ngoài ra, các phản lực cơ Mỹ và Nhật Bản có thể phá hủy hệ thống phòng không của Trung Quốc phía trên các đảo tranh chấp. Sau đó, thủy quân lục chiến Mỹ và binh sĩ Nhật Bản sẽ lấy lại nhóm đảo Điếu Ngư/Senkaku từ phía Trung Quốc.
Liu Jianping, một nhà phân tích quân sự người Trung Quốc, phản bác lập luận của tạp chí SAPIO thông qua một cuộc phỏng vấn trên báo Global Times. Ông cho rằng bài báo chứa đựng nhiều lập luận sai lầm.
"SAPIO phóng đại khả năng chiến đấu của Mỹ và Nhật Bản, đồng thời đánh giá quá thập sức mạnh và ý chí của quân đội Trung Quốc. Ngoài ra vũ khí không phải là yếu tố quyết định kết cục của chiến tranh", Liu bình luận.
Theo Tri Thức
Nhận diện vũ khí trên không đáng sợ nhất của Trung Quốc Tên lửa siêu thanh, máy bay ném bom H-6, tên lửa DH-10, máy bay cảnh báo KJ-2000 là những thứ vũ khí trên không khiến Mỹ e dè. Tạp chí National Interest của Mỹ cho hay, Không quân Trung Quốc đang sở hữu các loại vũ khí tác chiến trên không rất mạnh có thể thách thức các cường quốc như Mỹ và...