Không quân Trung Quốc chính thức biên chế radar bay KJ-500
Mặc dù có kích thước nhỏ hơn nhưng máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không KJ-500 lại được đánh giá vượi trội hơn hẳn tiện nhiệm là KJ-2000.
Mặc dù có kích thước nhỏ hơn nhưng máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không KJ-500 lại được đánh giá vượi trội hơn hẳn tiện nhiệm là KJ-2000.
Theo tạp chí quân sự Jane”s Defence Weekly đưa tin cho biết, nhiều khả năng Không quân Trung Quốc đã bắt đầu đưa vào sử dụng chính thức máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm KJ-500 do nước này phát triển dựa trên khung gầm máy bay vận tải quân sự Y-8.
Thông tin này xuất hiện khi các trang mạng quân sự của Trung Quốc bắt đầu cho đăng tải một số hình ảnh hoạt động của KJ-500 trong Không quân Trung Quốc vào hôm 18/3, mặc dù trước đó loại máy bay này cũng đã xuất hiện trong màu sơn của Không quân Trung Quốc vào cuối năm 2014.
Chiếc KJ-500 đầu tiên mang số hiệu 30471 của Không quân Trung Quốc.
Máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm KJ-500 được nhìn thấy lần đầu tiên vào đầu năm 2013 và do Tập đoàn công nghiệp hàng không Thiểm Tây của Trung Quốc phát triển dựa trên dòng máy bay vận tải Y-8 với việc kết hợp thêm một radar quét mảng pha điện tử dạng hình đĩa do Viện nghiên cứu công nghệ điện tử Nam Kinh (NRIET) chế tạo.
Video đang HOT
Một số trang mạng quân sự của Trung Quốc còn cho rằng, mặc dù KJ-500 có kích thước nhỏ hơn nhưng nhờ sử dụng các công nghệ điện tử tiên tiến nên hệ thống radar của nó có khả năng tương tự như radar trên các máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm KJ-2000, đặt trên khung gầm Il-76.
Cũng theo truyền thông Trung Quốc cho biết, hệ thống radar của KJ-2000 có khả năng theo dõi từ 60-100 mục tiêu cùng một lúc với phạm vị hoạt động lên tới 470km.
Hình ảnh máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không KJ-500 được các trang mạng quân sự Trung Quốc đăng tải vào năm 2013.
Cả ba mảng anten radar của KJ-500 đều có cùng kích thước và được đặt trong mái vòm dạng hình đĩa được bố trí trên giữa thân máy bay. Trước đó Tập đoàn công nghiệp hàng không Thiểm Tây từng xem xét việc sử dụng mái vòm radar hình giọt nước cho KJ-500 nhưng ý tưởng này đã bị loại bỏ do nhiều hạn chế.
KJ-500 được đánh giá sẽ là dòng máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm thành công hơn người tiền nhiệm của nó là KJ-200. Loại này cũng được phát triển dựa trên nền tảng máy bay vận tải quân sự Y-8, nhưng sử dụng hệ thống radar tương tự như radar Erieye do Tập đoàn Saab của Thụy Điển chế tạo nhưng chỉ cho góc quét 240 độ.
Trà Khánh
Theo_Kiến Thức
Cận cảnh lô xe Humvee Mỹ viện trợ cho Ukraine
Máy bay vận tải C-5 Galaxy vừa chuyển lô xe bọc thép Humvee đầu tiên trong gói viện trợ 75 triệu USD của Mỹ cho Ukraine chống lại lực lượng ly khai.
Những chiếc xe bọc thép Humvee được cố định bằng dây thép trong khoang máy bay vận tải hàng khủng C-5 Galaxy Mỹ tới sân bay quốc tế Boryspil tại Kiev, Ukraine ngày 25/3/2015.
Có tất cả 10 chiếc Humvee được vận chuyển tới Ukraine lần này. Đây là những xe bọc thép đầu tiên trong tổng số lô 30 chiếc Humvee mà Washington hứa viện trợ cho Kiev. Trước đó Mỹ còn tuyên bố sẽ cấp cho Ukraine tổng số 230 xe bọc thép Humvee.
Từng chiếc thiết giáp Humvee lần lượt ra khỏi khoang chứa của vận tải cơ C-5 Galaxy. Đây là loại máy bay vận tải quân sự hạng nặng, có thể mang theo 10 xe bọc thép Humvee cùng lúc, tương đương với 12 tấn hàng hóa.
Toàn bộ lô xe đã ra khỏi máy bay và xếp hàng bên ngoài sân bay.
Trực tiếp tới nhận lô xe Humvee có Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko. Tại lễ nhận xe, ông Poroshenko phát biểu cảm ơn chính quyền Mỹ và đánh giá Humvee thực sự là một thiết bị quân sự rất tốt.
Điều lưu ý ở chỗ, do lô xe này nằm trong gói viện trợ thiết bị quân sự không gây sát thương của Mỹ cho Ukraine nên chúng không được vũ trang. Tuy nhiên, những mẫu xe này sẽ dễ dàng được gắn súng máy lên trên khi triển khai tác chiến.
Sau lễ phát biểu nhận xe, Tổng thống Ukraine còn trực tiếp dán cờ hiệu quốc gia lên xe.
Và cả quốc hiệu của Ukraine
Sau đó ông Poroshenko cùng một số binh sĩ tham gia lái thử nghiệm xe Humvee ngay tại sân bay.
Humvee thuộc loại xe bọc thép đa năng, có tính cơ động cơ với tốc độ tối đa 112 km/h, có khả năng chống lại các vũ khí nhỏ và mìn.
Ngoài xe bọc thép, phía Ukraine cũng nhận được giày và quần áo trang bị cho binh sĩ.
Đợt viện trợ này của Mỹ cho Ukraine diễn ra giữa lúc Mỹ và NATO tăng cường tập trận ở châu Âu. Trong khi đó, Nga cũng mở đợt tập trận trên quy mô lớn. Những động thái quân sự này được cho là sự đáp trả lẫn nhau giữa phương Tây và Nga trong khi hai phía này vẫn còn có những bất đồng xung quanh việc giải quyết xung đột ở miền Đông Ukraine.
Theo_Kiến Thức
Quân đội Nga tương lai sẽ có mắt ở bất cứ đâu trong 7 giờ Trong tương lai, một phi đội máy bay vận tải hạng nặng của Nga có thể vận chuyển một đơn vị chiến lược gồm 400 xe tăng Armata với đầy đủ đạn dược tới bất kỳ đầu trên thế giới trong vòng 7 giờ, trang tin Russia Today tiết lộ ngày 19.3. Theo bản vẽ thiết kế mới từ Ủy ban Công nghiệp...