Không quân TQ thảo luận khả năng tấn công đảo Guam của Mỹ
Không quân Trung Quốc (PLAAF) mới đây đã tổ chức một diễn đàn thảo luận về các vấn đề chiến lược, trong đó việc các máy bay ném bom thế hệ mới với khả năng tấn công đảo Guam của Mỹ.
Tạp chí quốc phòng Kanwa có trụ sở tại Canada đặt ra câu hỏi liệu Trung Quốc sẽ sản xuất máy bay ném bom tầm xa H-6K thay thế hoàn toàn thế hệ H-6 trước đó hay sẽ chỉ chế tạo với số lượng hạn chế phục vụ cho các mục tiêu chiến lược.
Theo Kanwa, PLAAF đã tổ chức diễn đàn thảo thuận vấn đề chiến lược để trả lời câu hỏi này. Không quân Trung Quốc được đánh giá là “lực lượng chiến lược” trong diễn đàn. Trước đây, chỉ có Quân đoàn Pháo binh số 2 mới được chỉ định.
Máy bay ném bom chiến lược tầm xa H-6K của Không quân Trung Quốc.
Động thái này không chỉ nhằm mục đích tăng cường khả năng tấn công hạt nhân của lực lượng không quân mà còn xây dựng một phi đội không gian, mở ra chiến lược mới cho PLAAF.
Video đang HOT
Khu vực mà Không quân Trung Quốc đảm nhiệm phòng vệ được nới rộng từ khoảng cách 20 km trên mặt nước biển đến khoảng không bên ngoài không gian. Diễn đàn cũng đề cập đến kế hoạch phát triển máy bay ném bom tầm xa mới, tên lửa đạn đạo tầm trung, các hệ thống tên lửa chống vệ tinh cũng như cảnh báo sớm nhằm nâng cao toàn diện khả năng tác chiến của không quân.
Tạp chí Kanwa nhấn mạnh chiến lược phát triển máy bay ném bom mới được đề cập 2 lần trong diễn đàn, nhằm mở rộng hoạt động tuần tra và cảnh báo sao tại những nơi mà Trung Quốc gọi là “chuỗi đạo thứ hai” ở Thái Bình Dương.
Chuỗi đảo này trải dài từ Honshu đến New Guinea, bao gồm Bonin, Marianas và đảo Caroline. Theo Đa Chiều, các máy bay ném bom chiến lược tầm xa mới của Trung Quốc có thể được sử dụng để tấn công căn cứ quân sự Guam của Mỹ trong trường hợp xung đột bùng phát qua eo biển Đài Loan.
Mô hình máy bay ném bom thế hệ mới H-18 do Trung Quốc phát triển.
Thông số kỹ thuật của loại máy bay ném bom mới không được đề cập. Tuy nhiên dựa trên những chiến lược đề ra tại diễn đàn, máy bay thay thế H-6 nhiều khả năng sẽ có tầm hoạt động 2.500-3.000 km với khả năng tàng hình và đạt vận tốc siêu thanh. Các máy bay này có thể sử dụng động cơ WS-18 và tên lửa hành trình thế hệ mới CJ-20.
Kanwa cho rằng ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc chưa có kinh nghiệm chế tạo các máy bay siêu thanh cỡ lớn. Vì vậy trong giai đoạn Liên Xô sụp đổ, Bắc Kinh từng cố gắng thu thập công nghệ sản xuất máy bay chiến lược Tupolev Tu-22Mtừ Ukraine nhưng không thành công do vi phạm hiệp ước quốc tế.
Trong vấn đề đàm phán với Nga, Trung Quốc bày tỏ ý định mua máy bay này từ Moscow nhưng chỉ nhận được lời từ chối từ người đại diện Nga, Kanwa bình luận.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Khai mạc Hội nghị cấp cao EU-CELAC
Theo Roi-tơ và TTXVN, Hội nghị cấp cao (HNCC) Liên hiệp châu Âu (EU) - Cộng đồng các quốc gia Ca-ri-bê và Mỹ la-tinh (CELAC) lần thứ 8 họp tại thủ đô Brúc-xen (Bỉ) trong hai ngày 10 và 11-6. Tham dự hội nghị, có lãnh đạo 61 quốc gia đến từ châu Âu và khu vực Mỹ la-tinh và Ca-ri-bê.
Phiên họp trong khuôn khổ HNCC EU-CELAC tại Brúc-xen, Bỉ.
Với chủ đề "Hình thành tương lai chung nhằm hướng tới cuộc sống thịnh vượng, gắn kết và bền vững cho người dân", HNCC EUCELAC năm nay tập trung thảo luận các vấn đề chính trong lĩnh vực kinh tế và thương mại. Bên cạnh chủ đề giúp Hy Lạp thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ, hội nghị cũng sẽ thảo luận về các chương trình viện trợ đối với các nước Mỹ la-tinh và Ca-ri-bê, Hiệp định thương mại tự do EUCELAC, vấn đề chống biến đổi khí hậu. Ngoài ra, hội nghị còn thảo luận về tiến trình hòa bình tại Cô-lôm-bi-a, việc tái thiết Ha-i-ti và quá trình cải cách của Cu-ba.
* Nhân dịp này, hai bên sẽ tổ chức diễn đàn doanh nghiệp nhằm thảo luận các vấn đề trong lĩnh vực công nghiệp và doanh nghiệp vừa và nhỏ.
HNCC EU-CELAC được xem là diễn đàn chính để tăng cường đối thoại và hợp tác song phương giữa hai khu vực. EU hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất khu vực và là đối tác thương mại đứng thứ hai của CELAC (gồm 33 thành viên). Kim ngạch thương mại giữa EU và các nước khu vực Mỹ la-tinh và Ca-ri-bê trong năm 2014 đạt 265 tỷ USD.
* Trước thềm HNCC EUCELAC, các bộ trưởng ngoại giao Đức và Cu-ba đã đánh giá cao bầu không khí được cải thiện giữa La Ha-ba-na với phương Tây. Tờ nhật báo Phố Uôn (Mỹ), số ra ngày 9-6 cho biết, Bộ trưởng Ngoại giao Đức P.Xtây-mai-ơ bày tỏ vui mừng trước những bế tắc trong quan hệ song phương đã đi đến hồi kết và cho rằng, việc phá băng này mang lại bước tiến tích cực hướng tới bình thường hóa quan hệ. Ông P.Xtây-mai-ơ cho biết, ông sẽ tới thăm La Ha-ba-na vào cuối năm nay theo lời mời của người đồng cấp Cu-ba.
Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Cu-ba B.Rô-đri-ghết cho rằng, các mối quan hệ đang dần cải thiện giữa Cu-ba và Đức sẽ mang lại những lợi ích kinh tế cho cả hai bên.
Theo nhandan.com
Hàn Quốc phóng thử tên lửa có thể tấn công toàn bộ Triều Tiên Hàn Quốc hôm 3/6 đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo có khả năng tấn công mọi địa điểm tại Triều Tiên, một quan chức cho biết giữa lúc căng thẳng tiếp tục diễn ra giữa hai nước. Người dân Hàn Quốc theo dõi cuộc phóng thử qua truyền hình. (Ảnh: AP) Theo một quan chức giấu tên của Bộ quốc...