Không quân Nga giúp giành lại tuyến đường trọng yếu ở Syria
Hãng tin RIA Novosti cho hay lực lượng quân chính phủ Syria được hậu thuẫn bởi không quân Nga đã giành được quyền kiểm soát tuyến đường độc nhất dẫn vào thành phố lớn nhất Syria – Aleppo sau hai tuần bị IS nắm giữ.
Một nhóm chuyên viên đã hoàn thành việc gỡ bỏ các bẫy mìn quanh đường cao tốc dẫn vào thành phố Aleppo. Hôm thứ Tư (4.11) vừa qua, chính quyền Syria đã mở cửa đường cao tốc để cho xe tải chuyên chở thức ăn, nhiên liệu và vũ khí tiến vào Aleppo.
Aleppo là thủ phủ kinh tế quan trọng và là thành phố lớn nhất Syria. Năm 2011, Aleppo có số dân 2,4 triệu người so với 1,9 triệu người sống ở thủ đô Damascus. Kể từ khi nội chiến xảy ra, Aleppo trở thành chiến trường ác liệt nhất khiến nhiều người phải bỏ chạy khỏi thành phố và tìm đến Damascus.
Hầu hết các tuyến đường cao tốc nối Aleppo với Damascus, Latakia, Hama… đều bị quân nổi dậy kiểm soát. Cách đây hai tuần quân IS nắm được tuyến đường huyết mạch dẫn tới Aleppo. Đây là con đường duy nhất để tới Latakia từ phía tây hoặc Hama, Homs và Damascus từ phía nam.
Khoảng gần 1 triệu người sống ở Aleppo khi tuyến đường này bị quân nổi dậy và IS kiểm soát. Họ không có nhiên liệu, xăng, thức ăn và giá cả bị đội lên chóng mặt. Các nhu yếu phẩm đắt gấp 10 lần so với các thành phố khác được quân chính phủ chiếm đóng.
Video đang HOT
Lực lượng không quân Nga ném bom phá boongke BETAB-500 ở một cứ điểm của IS tại thành phố Aleppo
Điện cũng không có. Các hộ dân dùng máy phát diesel để sạc điện thoại và dùng dầu diesel để thắp sáng tuy nhiên cũng rất khan hiếm.
“Chúng tôi phải ăn những thực phẩm dự trữ từ lâu – kiều mạch, mì ống, gạo. Có một cửa hàng nằm cách đây 2km. Họ bán đủ các thứ tuy nhiên giá cả thì quá đắt đỏ. Chưa kể các đợt không kích khiến việc ra ngoài mua hàng là vô cùng nguy hiểm”, bà Olga, một người Nga sống ở Aleppo nói với hãng tin RIA Novosti. Bà không có điện, nước để sinh hoạt.
Quân chính phủ Syria lái xe tăng ở khu vực Maysar miền bắc thành phố Aleppo.
Ngày 1.11 vừa qua nhóm khủng bố tấn công vào thành phố al-Safira tuy nhiên quân chính phủ được không quân Nga hỗ trợ đã quét sạch bọn khủng bố. Ngày hôm sau họ giải phóng ngôi làng mang tên Sheikh Ahmad nằm ở phía đông thành phố al-Safira. Các máy bay Nga đã giúp tình thế được thay đổi rất nhiều.
Khi quân IS rút khỏi khu vực, chúng đặt bom và mìn dọc theo tuyến đường Ithriya-Khanaser. Việc thu dọn các bẫy mìn này mất khoảng vài ngày.
Báo địa phương cho biết quân đội chính phủ đã kiểm soát miền đông Aleppo gồm các khu như Midan, Sulaymaniyah, Azizia. Quân đội Syria tự do cũng đã hiện diện ở Aleppo. Nhóm này hiện đang có các buổi nhóm họp với Damascus và Moscow. Một hiệp định ngừng bắn và nỗ lực chung nhằm truy quét IS là mục tiêu chính của các buổi hội đàm.
Phía tây của Aleppo bị các nhóm như IS, mặt trận al-Nusra cũng như các nhóm nhỏ như Những con sư tử Syria hoặc Chiến binh Hồi giáo kiểm soát. Trước đây chúng kiểm soát toàn bộ phía Đông tuy nhiên không quân Nga và quân đội Syria đã giải phóng các khu vực này.
Theo Danviet
Răn đe ngoài, trấn an trong
Trong hơn 10 năm trở lại đây, chưa khi nào NATO tiến hành cuộc tập trận với quy mô lớn đến như hiện tại. Tuy NATO không nêu đích danh đối thủ hay đối tác nào khiến họ phải bỏ công của và đầu tư chính trị như vậy vào cuộc tập trận này, nhưng thiên hạ có thể dễ dàng nhận diện thay.
Binh sĩ Latvia trong một cuộc tập trận hồi tháng 10 - Ảnh: Reuters
NATO nhằm trước hết vào Nga, như thường thấy kể từ khi xảy ra chuyện ở Ukraine. Giữa NATO và Nga vốn có quan hệ hợp tác đã được thể chế hóa đáng kể. Nhưng rồi Nga thu nạp Crimea và hậu thuẫn phe ly khai ở Ukraine nên quan hệ giữa Nga với NATO nói riêng và giữa Nga với phương Tây nói chung đã xoay ngược hoàn toàn.
Từ đó, Nga sẵn sàng đối đầu NATO hơn là hợp tác, tiến hành hàng loạt bước đi bất ngờ và điều chỉnh chiến lược khiến NATO bị động đối phó. NATO luôn phải phô trương tiềm lực quân sự và khuếch trương thanh thế để răn đe Nga và những đồng minh hay bè bạn của Nga. Cuộc tập trận này trước hết nhằm mục tiêu ấy. Đồng thời nó còn nhằm trấn an các thành viên NATO, đặc biệt là những thành viên ở gần Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi Nga tăng cường hiện diện quân sự ở Syria và tham chiến trực tiếp chống IS.
NATO chủ ý phơi bày tiềm lực quân sự và sự phối hợp trong nội khối để xua tan nỗi lo ngại về an ninh của các thành viên. NATO muốn thể hiện không chỉ quyết tâm mà còn có đủ khả năng bảo vệ an ninh cho tất cả các thành viên trước Nga và IS.
Trấn an nội bộ và răn đe đối thủ hay đối tác bên ngoài vốn là sách lược được NATO dùng nhiều lần. Bây giờ dùng lại, NATO bộc lộ tình trạng bế tắc đối sách đối với Nga và bất lực trước IS.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Mỹ lo phiến quân ôn hòa Syria gia nhập IS Mỹ lo ngại các thành viên của phe đối lập ôn hòa Syria bị dụ dỗ bởi hệ tư tưởng của Nhà nước Hồi giáo (IS) và gia nhập hàng ngũ của nhóm khủng bố này. Chiến binh al-Nusra Front tại Syria. Ảnh: AFP "Chúng tôi đã thấy trong năm ngoái rằng một số người ôn hòa ở Syria bị cực đoan khóa",...