Không quân Mỹ thử nghiệm bom hạt nhân tấn công xuyên lòng đất
Mới đây, không quân Mỹ đã sử dụng máy bay tàng hình B-2 để thử nghiệm bom hạt nhân tân tiến B61-12 trong một nỗ lực nhằm đánh giá độ chính xác và khả năng của loại vũ khí này.
Tờ Warrior Maven cho biết, những nâng cấp mới nhất trên bom hạt nhân B61-12 giúp nó có khả năng thực hiện “các cuộc tấn công xuyên đất, các cuộc tấn công có sức công phá thấp, sức công phá cao, phá hủy trên bề mặt và khả năng xuyên boongke”. Hay nói cách khác, bom B61-12 đã được nâng cấp theo kiểu “5 trong 1″ – một quả bom có thể sử dụng cho nhiều nhiệm vụ khác nhau thay vì từng phiên bản riêng rẽ như trước.
Máy bay ném bom B-2 Spirit thả một quả bom B61-11 tại địa điểm không xác định.
“Lợi thế chính của B61-12 là nó chứa tất cả các khả năng của một quả bom trọng lực. Điều đó cho phép quả bom có thể thực hiện các cuộc tấn công với chiến thuật tinh vi trên các mục tiêu ngầm”, ông Hans Kristensen, Giám đốc dự án Thông tin Hạt nhân, cho biết.
“Một vũ khí hạt nhân phát nổ sau khi xuyên qua mặt đất cho phép truyền động năng từ vụ nổ xuống sâu bên dưới, tăng hiệu quả phá hủy mà không cần tăng công suất nổ. Ngược lại, việc phát nổ trên mặt đất khiến phần lớn năng lượng thoát lên không trung, dẫn đến hiệu suất phá hủy giảm đi nhiều”, ông Kristensen giải thích.
Nói cách khác, tính năng đáng giá nhất của B61-12 là khả năng xuyên boongke để phá hủy những mục tiêu sâu trong lòng đất, khả năng phá hủy tăng nhưng giảm tối đa bụi phóng xạ phát ra môi trường.
Nhưng bom hạt nhân B61-12 không phải là vũ khí duy nhất sẽ được đổi mới mà cả máy bay ném bom B-2 (được giới thiệu lần đầu vào những năm 1980) cũng sẽ được nâng cấp hệ thống quản lý khả năng phòng thủ để giúp máy bay phát hiện và ngăn chặn sự tấn công của địch.
Video đang HOT
Hiện tại, không quân Mỹ vận hành khoảng 20 máy bay ném bom B-1. Phiên bản thế hệ tiếp theo sẽ là B-21 Raider.
Mỹ thực hiện cuộc thử nghiệm bom B61-12 lần này tại một địa điểm không được tiết lộ, sau khi có thông tin hồi cuối tháng Sáu cho rằng cục Quản lý An ninh Hạt nhân Quốc gia (NNSA) của bộ Năng lượng Mỹ và không quân nước này thử nghiệm hai quả bom B61-12 vào ngày 9/6 ở bãi thử Tonopah tại bang Nevada.
Trong một tuyên bố vào ngày 29 tháng 6, ông Michael Lutton, người phụ trách vấn đề ứng dụng quân sự của NNSA, đã chỉ ra rằng thử nghiệm hồi tháng Sáu được tiến hành để xác định liệu “thiết kế của B61-12 có đáp ứng các yêu cầu và tiếp tục chương trình gia tăng năng lực cho B61-12 để đảm bảo các yếu tố liên quan tới an ninh quốc gia”.
Chương trình này là một phần nỗ lực của Washington nhằm bảo vệ các yếu tố quan trọng trong bộ ba hạt nhân Mỹ, một cấu trúc quân sự ba nhánh bao gồm tên lửa phóng từ mặt đất, tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân và máy bay chiến lược được trang bị bom và tên lửa hạt nhân.
Theo nguoiduatin
Tiết lộ vũ khí mới của Mỹ phòng thế chiến 3, đối đầu Trung Quốc, Nga
Lưc lương Không quân Mỹ đa thư nghiêm bom điêu khiên hat nhân B61-12, là cách để phòng thế chiên 3 và đối phó với Trung Quốc và Nga.
Việc Mỹ thử nghiệm B61-12 được cho là để đối phó với sức mạnh quân sự của Nga và Trung Quốc.
Trong quá trình thử nghiệm, các máy bay ném bom chiến lược Spirit B-2 đã được sử dụng.
"Hoat đông kiểm tra chuyến bay này chứng minh rằng thiết kế của B61-12 đáp ứng đòi hỏi của hệ thống và cho thây tiến bộ tiêp theo của chương trình mở rộng thơi han hoat đông B61-12 theo yêu cầu an ninh quôc gia", nhân viên Cục an ninh hạt nhân quốc gia của Bộ Năng lượng Mỹ Michael Lutton noi.
Cuộc thư nghiêm vê viêc lăp rap thử nghiệm thiết bị đa được tiến hành vào ngày 9.6 tại bai thư nghiêm quân sự ở Nevada dưới do Chỉ huy của phi đội thử nghiệm 419 thuộc căn cứ không quân Edwards chỉ đạo.
Quả bom trọng lực B61 nguyên thủy là xương sống của kho vũ khí hạt nhân của Không quân, cùng với các tên lửa đạn đạo liên lục địa được triển khai từ các silo hoặc tàu ngầm trên mặt đất.
Bom trọng lực hạt nhân B61, được triển khai từ các căn cứ không quân Mỹ và NATO, đã phục vụ trong gần 50 năm qua, biến nó trở thành vũ khí lâu đời nhất và linh hoạt nhất trong kho dự trữ lâu dài của Mỹ
Mỹ dự định triển khai B61-12 tại các căn cứ quân sự ở châu Âu như Đức, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Bỉ và Hà Lan.
B61 của Mỹ.
Trong báo cáo "Đánh giá vị thế hạt nhân" được Bộ Quốc phòng công bố vào tháng 1, Lầu Năm Góc nhấn mạnh nhu cầu hiện đại hóa bộ ba hạt nhân của mình trong bối cảnh các mối đe dọa đến từ các đối thủ như Trung Quốc và Nga.
Báo cáo nói rằng: "Nga và Trung Quốc đang theo đuổi những cách thức và phương pháp bất đối xứng để chống lại các khả năng thông thường của Mỹ, do đó làm tăng nguy cơ tính toán sai lầm và tiềm năng đối đầu quân sự với Mỹ, và các đồng minh của Mỹ.
Hãng tin Anh Express cũng dẫn báo cáo nói rằng: "Nga đã thể hiện sự sẵn sàng sử dụng vũ lực để thay đổi bản đồ của châu Âu và áp đặt ý chí của mình lên các nước láng giềng bằng các đe doạ về vũ khí hạt nhân".
Bên cạnh việc triển khai B61-12 trên các máy bay ném bom tầm xa như máy bay ném bom Spirit B-2A, Mỹ cũng đang lên kế hoạch chế tạo bom tương thích với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của F-35 Lightning II.
Cựu Tổng thống Barack Obama đã ủy quyền cho chương trình hiện đại hóa hạt nhân trong nhiệm kỳ của mình. Sau đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã sửa đổi nó thành một dự án 30 năm đầy tham vọng, chi phí ít nhất là 1,2 nghìn tỷ USD để hoàn thành. Trong đó, khoảng 800 tỷ USD sẽ được chi cho việc duy trì các lực lượng hạt nhân chiến thuật, trong khi khoảng 400 tỷ USD sẽ được chi cho việc hiện đại hóa chúng.
Cuộc thử nghiệm mới nhất ở Nevada là cuộc thử nghiệm thứ ba trong một loạt các cuộc thử nghiệm sẽ được hoàn thành trong vòng ba năm tới.
Tướng Michael Lutton, Trợ lý chính của NNSA, Phó giám đốc phụ trách ứng dụng quân sự, cho biết: "Những bài kiểm tra trình độ này chứng tỏ thiết kế B61-12 đáp ứng các yêu cầu hệ thống và minh họa tiến độ của chương trình mở rộng tuổi thọ của B61-12 để đáp ứng yêu cầu an ninh quốc gia. "Thành tích cũng là một minh chứng cho sự cống hiến của lực lượng lao động và mối quan hệ đối tác lâu dài giữa NNSA và Không quân Mỹ", Tướng Lutton cho biết.
Theo Danviet
Cường kích A-10 ném bom diệt boongke xóa sổ toán bắn tỉa IS Cường kích A-10 Mỹ lần đầu tiên sử dụng bom thông minh GBU-31 tiêu diệt phiến quân IS ẩn nấp trong công trình kiên cố. Cường kích A-10 Thunderbolt II của không quân Mỹ. Ảnh: Reuters. Một chiếc cường kích A-10 của không quân Mỹ lần đầu tiên sử dụng loại bom diệt boongke GBU-31 nhằm vào tòa nhà nơi nhóm bắn tỉa...