Không quân Mỹ theo dõi hành trình ông già Noel
Bộ Tư lệnh Phòng thủ Không gian Bắc Mỹ (NORAD) sẽ sử dụng công nghệ để thực hiện sứ mệnh theo dõi hành trình của ông già Noel trong đêm Giáng sinh trên khắp thế giới.
Các tình nguyện viên và nhân viên của NORAD sẽ trả lời các câu hỏi của trẻ em trên thế giới vào ngày 24/12. Ảnh: AP
Theo trang Star and Stripes, các thành viên của NORAD đã phải làm việc trong nhiều tuần để chuẩn bị cho ngày Giáng sinh.
Các tình nguyện viên sẽ túc trực hàng chục máy tính và 157 đường dây điện thoại vào ngày 24/12 để trả lời khoảng 125.000 cuộc gọi từ các trẻ em trên thế giới hỏi về tung tích của ông già Noel.
“Chúng tôi tiếp tục trang bị thêm thiết bị hàng năm. Công việc chuẩn bị thường bắt đầu từ tháng 11. Chúng tôi phải kiểm tra tất cả điện thoại trước khi mang chúng tới đây”, trung sĩ Kyle Kelly nói.
Trung tâm sẽ bố trí người túc trực từ 23h ngày 24/12 tới hết đêm Giáng sinh. Tình nguyện viên cũng chia sẻ vị trí của ông già Noel trên Facebook và Twitter. Năm ngoái, ông già Noel nhận được khoảng 1,6 triệu lượt thích (like) trên Facebook.
Đây là hoạt động thường niên lần thứ 60 của NORAD được thực hiện tại căn cứ không quân Peterson. Trong năm nay, đệ nhất phu nhân Michelle Obama dự kiến sẽ tình nguyện trả lời các cuộc gọi được chuyển tiếp đến bà vào đêm Giáng sinh.
Trong những năm gần đây, các tình nguyện viên phải trả lời nhiều cuộc điện thoại từ những trẻ em bên ngoài nước Mỹ. Vì vậy, các tình nguyện viên cần biết nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Video đang HOT
“Chúng tôi nhận được rất nhiều cuộc gọi từ châu Âu, Australia và New Zealand”, Stacey Knott, người đã thực hiện sứ mệnh theo dõi ông già Noel của NORAD 3 năm cho biết.
NORAD là Bộ Tư lệnh Phòng thủ Không gian Bắc Mỹ phối hợp giữa Mỹ và Canada, chịu trách nhiệm giám sát, đưa ra các cảnh báo và phối hợp tác chiến phòng thủ trên không cho cả hai quốc gia.
Truyền thống theo dõi ông già Noel của NORAD xuất phát từ một sai sót thú vị. Vào năm 1955, chuỗi cửa hàng bách hóa Sears đăng quảng cáo và cung cấp một số điện thoại để trẻ em có cơ hội “trò chuyện trực tiếp với ông già Noel”.
Tuy nhiên, thay vì đăng số điện thoại của mình, cửa hàng lại đăng nhầm số điện thoại của Bộ Tư lệnh Phòng không lục địa (CONAD). Vì thế, trẻ em đã gọi điện đến một căn cứ quân sự thay vì được nói chuyện với diễn viên đóng giả ông già Noel của cửa hàng.
Sau khi biết được sự cố, đại tá Harry Shoup – người sau này được biết đến với biệt danh “Đại tá Noel” – đã ra lệnh cho cấp dưới cung cấp thông tin cập nhật về vị trí của ông già Noel cho những em nhỏ gọi đến. Vài năm sau, CONAD được thay thế bởi NORAD, cơ quan có nhiệm vụ bảo vệ không phận Mỹ, nhưng việc dò tìm tung tích ông già Nodel vẫn được duy trì cho đến nay.
Tống Hoa
Theo Zing News
Người đồng hành gớm ghiếc như quỷ của Ông già Noel
Ông già Noel đi khắp nơi tặng quà cho những đứa trẻ ngoan mỗi dịp Giáng sinh về. Nhưng vì sao ông đi cùng một kẻ có hình dạng gớm ghiếc như quỷ?
Truyền thuyết về nhân vật Krampus này đã tồn tại nhiều thế kỷ ở Áo và các nước xung quanh.
Krampus - người đồng hành của Ông già Noel để dọa và trừng phạt những đứa trẻ hư. Ảnh: Getty Images
Trong văn hóa dân gian của người Áo - Bavaria ở vùng núi Alp, Krampus là nhân vật có sừng, hình dáng giống người, chuyên thực hiện nhiệm vụ trừng phạt những đứa trẻ hư trong mùa Giáng sinh.
Krampus có nhiều biến thể khác nhau, nhưng đặc điểm chung nhất của nhân vật này là lông lá, có sừng như dê, có móng chẻ, và lưỡi dài thè ra ngoài. Krampus luôn mang theo chuỗi móc xích có gắn chuông và bó roi bạch dương để đánh đòn những đứa trẻ hư.
Không rõ nguồn gốc của Krampus từ đâu, nhưng nhân vật này đi vào truyền thống của những người dân vùng Alp từ trước khi Thiên Chúa giáo ra đời.
Nhà nhân chủng học John Honigmann từng kể lại những quan sát của ông ở Irdning, một thị trấn nhỏ ở đông nam nước Áo năm 1975 như sau:
"Lễ hội Thánh Nicholas kết hợp nhiều yếu tố văn hóa phổ biến ở Châu Âu, trong đó có cả những yếu tố có từ trước khi Thiên Chúa giáo ra đời. Nicholas trở nên phổ biến ở Đức từ khoảng thế kỷ thứ 7. Ngày lễ này dành riêng cho người bảo trợ của các em bé và là lễ hội duy nhất trong mùa đông mà trẻ em trở thành đối tượng được chú ý đặc biệt, bên cạnh những lễ hội như Lễ Martin, Ngày lễ các thánh Anh hài và Năm mới.
Những con quỷ đeo mặt nạ gây ồn ào và phiền hà được biết đến ở Đức ít nhất từ thế kỷ 16, với đặc điểm của nhân vật trong các vở kịch ở nhà thờ Trung cổ.
Cộng đồng người Áo mà chúng tôi nghiên cứu hiểu khá rõ về các yếu tố "vô tín ngưỡng" được trộn với các yếu tố Thiên Chúa giáo trong phong tục về Thánh Nicholas và các lễ hội mùa đông truyền thống khác. Họ tin rằng Krampus là nhân vật ngoại đạo siêu nhiên đã bị đồng hóa với quỷ sứ trong Thiên Chúa giáo".
Nhân vật Krampus tồn tại trong thời gian dài, và đến thế kỷ 17 được kết hợp với lễ hội mùa đông của Thiên Chúa giáo bằng cách ghép đôi nhân vật này với Thánh Nicholas ( Ông già Noel). Truyền thống Krampus đi cùng Thánh Nicholas vào ngày 5.12 cũng được "vay mượn" ở Đức, Hungary, Slovenia và Czech.
Sau nội chiến Áo năm 1934, truyền thống Krampus bị cấm ở Áo. Vào những năm 1950, Chính phủ Áo cho phát tờ rơi với nội dung "Krampus là quỷ ác".
Có ý kiến cho rằng Krampus trông quá đáng sợ và không phù hợp với trẻ nhỏ. Ảnh: Getty Images
Đến cuối thế kỷ trước, nhân vật Krampus lại phổ biến trở lại và tiếp tục đến ngày nay. Truyền thống Krampus cũng đang hồi sinh ở Bavaria cùng với truyền thống đeo mặt nạ làm thủ công. Hiện nay ở Áo cũng đang diễn ra tranh luận rằng liệu Krampus cho phù hợp với trẻ em.
Truyền thống này trở thành nguồn cảm hứng để hãng Universal tung ra bộ phim Krampus (tên tiếng Việt: Krampus - Ác mộng đêm Giáng sinh) đang được chiếu trong dịp Giáng sinh 2015.
________________
Đón đọc bài cuối vào chiều 24.12: Vợ của Ông già Noel là ai?
Theo Danviet
Những nhân vật Giáng sinh rùng rợn và kỳ quặc nhất thế giới Không chỉ có ông già Noel và tuần lộc, Giáng sinh ở khắp nơi trên thế giới còn có nhiều hiện nhiều biểu tượng kinh dị, rùng rợn thậm chí là kỳ quặc, khó lý giải. Quỷ Krampus ở Áo. Người Áo cho rằng, vào đêm Giáng sinh, ông già Noel sẽ đi phát quà cho những đứa trẻ ngoan, còn những đứa...