Không quân Mỹ sẽ dùng vũ khí laser trên chiến cơ vào năm 2030
Theo báo cáo gần đây của RFI (Tổ chức Yêu cầu Thông tin), Phòng thí nghiệm nghiên cứu không quân Mỹ (ARFL) đang hướng tới việc phát triển các loại vũ khí laser cho các thế hệ máy bay tương lai.
Thậm chí kế hoạch này cũng sẽ được áp dụng cho Hải quân và Lục quân Mỹ, và các lực lượng này sẽ tiến hành các chương trình nghiên cứu độc lập tương tự.
Không quân Mỹ có kế hoạch sử dụng các loại vũ khí laze vào năm 2030. Dựa trên yêu cầu cụ thể, các yếu tố vũ khí sẽ phải sẵn sàng cho thử nghiệm trong phòng thí nghiệm vào tháng 10/2014. Đồng thời, Không quân Mỹ cũng phải sẵn sàng thử nghiệm thế hệ vũ khí mới này trên máy bay và trong một môi trường hoạt động mô phỏng vào năm 2022.
Ba loại vũ khí laser mới sẽ được thực nghiêm bao gồm: một bộ tạo năng lượng laser sẽ hoạt động như một điểm đánh dấu và là một thứ vũ khí làm chói bộ cảm biến quang học của máy bay đối phương, một súng laser công suất trung bình được sử dụng để chống lại các tên lửa không-đối-không, và một thiết bị năng lượng ở mức cao hoạt động như một vũ khí tấn công.
Những vũ khí laser này có thể hoạt động ở độ cao lên đến gần 20km và đạt tốc độ Mach 0,6-2,5 ( tốc độ ánh sáng).
Tập đoàn Northrop Grumman đang phát triển một thế hệ vũ khí laser dạng rắn cho Hải quân Hoa Kỳ. Lockheed Martin cũng có một hợp đồng kéo dài 30 tháng phát triển một tháp pháo nguyên mẫu trong một chiếc máy bay cho các tia kiểm soát hệ thống Aero-Adaptive/Aero-Optic (ABC). Trong khi đó, Boeing cung cấp các giải pháp mới cho lực lượng Lục quân Mỹ, bao gồm cả pháo HEL MD có thể gắn được vào các xe quân sự. Một số giải pháp thử nghiệm thành công đã chuẩn bị đi vào hoạt động thực tế, ví dụ hệ thống tự bảo vệ tàu sân bay USS Ponce chống lại các tàu chiến nhỏ.
Đây không phải là lần đầu tiên Phòng thí nghiệm nghiên cứu không quân Mỹ tiến hành thử nghiệm các chương trình laser. Trước đây, Không quân Mỹ đã từng sử dụng ABL trên 747. Loại vũ khí laser được sử dụng để chống các tên lửa chiến thuật, dựa trên việc oxy hóa chất I-ốt laser, được phát triển trong một chương trình của hãng sản xuất máy bay khổng lồ Boeing.
Việc hủy bỏ chương trình không có nghĩa là không tiếp tục phát triển nó. NOTAMs đã được công bố kể từ YAL -1 nghỉ hưu đã chứng minh rằng việc thử nghiệm tia laser trong không khí vẫn chưa ngừng lại.
Video đang HOT
ABL đã sử dụng một công cụ laser dẫn đường, laser theo dõi (TILL – Track Illuminator Laser) và cuối cùng là BILL (Bacon Illuminator Laser) và nó đã tìm kiếm được mục tiêu cuối cùng, giúp các loại vũ khí chính phá hủy mục tiêu.
Không quân Hoa Kỳ đã tái thử nghiệm một vũ khí laser hóa học được sử dụng trên chiếc Lockheed C- 130H trong năm 2009. Vũ khí laser được phát triển có thể sẽ được sử dụng lần đầu tiên trên các máy bay thế hệ F/A -XX, tạo nên một sự thay thế cho các Super Hornet.
Theo Infonet
6 loại máy bay dùng bền nhất trong lịch sử
TU-95, AN-2, Pháo đài bay Boeing B-52, MIG-21, TU-154, BOEING-737 được cho là 6 loại máy bay dùng bền nhất trong lịch sử.
1. TU-95 (Nga)
Là loại máy bay phản lực cánh quạt có tốc độ bay nhanh nhất trong các loại máy bay cùng loại. Chuyến bay đầu tiên được thực hiện vào ngày 12/11/1952. Đây là loại máy bay ném bom chiến lược, bay được trong mọi điều kiện thời tiết. Có thể mang được 12 tấn vũ khí, trong đó có cả bom và tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân. TU-95 là một trong số rất ít loại máy bay phục vụ không ngừng nghỉ hơn nửa thế kỷ của quân đội Nga.
Hiện không quân Nga có 63 chiếc loại này.
2. AN-2 (Nga)
Là loại máy bay có động cơ piton, cánh kép. Rất dễ cất hạ cánh bởi không đòi hỏi đường cất-hạ cầu kỳ và đường chạy đà dài như đối với các loại máy bay khác. Có thể dùng cho nhiều mục đích khác nhau: nông nghiệp, vận tải, thể thao, chở khách, thậm chí tại một số nước còn được sử dụng cho mục đích quân sự. Chiếc AN-2 đầu tiên xuất xưởng ngày 31/8/1947. Sản xuất hàng loạt được triển khai vào năm 1949. Tại Nga, AN-2 được dân chúng gọi bằng cái tên "người gieo ngô" bởi trên các cánh đồng rộng lớn, loại máy bay này được sử dụng như cái tên đã được đặt.
AN-2 đã được sách kỷ lục Guinness công nhận là loại máy bay duy nhất trên thế giới có tuổi thọ làm việc trên 60 năm.
3. Pháo đài bay Boeing B-52 (Mỹ)
Đây là thế hệ máy bay thứ 2 của hãng Boeing. Là loại máy bay đa năng xuyên lục địa mang bom và tên lửa. Có mặt trong quân lực Hoa kỳ từ năm 1955 đến nay. Với vận tốc gần với tốc độ âm thanh và bay ở độ cao 15km, B-52 vẫn có thể thưc hiện được các nhiệm vụ ném bom thường cũng như nguyên tử đến các mục tiêu ở mặt đất. Mục đích chế tạo B-52 lúc đó là khả năng mang và ném thành công 2 quả bom nhiệt hạch loại công suất lớn đến bất kỳ mục tiêu nào trên lãnh thổ của Liên Xô. TU-95 và B-52 là 2 loại máy bay chiến đấu có tầm bay xa kỷ lục duy nhất trên thế giới đến thời điểm này.
Mặc dù đã tồn tại hơn nửa thế kỷ, nhưng B-52 vẫn được xác định sẽ tiếp tục phục vụ cho không lực Hoa Kỳ ít nhất cho đến 2018 và thậm chí tới 2030.
4. MIG-21 (Nga)
Là loại máy bay tiêm kích vượt tiếng động được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Giữa những năm 1950, thế hệ MIG-21 đầu tiên ra đời với 2 khẩu pháo 30mm và tên lửa không điều khiển. Tuy nhiên ngay sau đó những tên lửa này đã được nâng cấp thành tên lửa "không đối không". MIG-21 được coi là loại tiêm kích cơ động linh hoạt, đã được khẳng định sự ưu việt so với loại "thần sấm" F-4.
Cũng chính sự "hơn thua" so với MIG-21, mà sau đó là cuộc chạy đua giữa Mỹ và Liên Xô để cho ra đời những thế hệ máy bay chiến đấu mới , hiện đại cho quân đội của nước mình.
5. TU-154 (Nga)
Được chế tạo vào những năm 1960 nhằm thay thế loại TU-104. Là máy bay phản lực 3 động cơ. Chuyến bay chính thức đầu tiên được thực hiện ngày 3/10/1968. Sản xuất hàng loạt được triển khai mạnh mẽ trong những năm 1970-1998 với vài lần nâng cấp. Có thời kỳ mỗi tháng có 5 chiếc TU-154 được xuất xưởng. Là loại máy bay chở khách tầm trung được sử dụng phổ biến nhất tại Nga cho đến cuối thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21.
6. BOEING-737 (Mỹ)
Đây là loại máy bay chở khách phản lực thân hẹp được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Cũng là loại máy bay có số lượng khủng khiếp nhất trong lịch sử công nghiệp hàng không dân dụng. Tính đến giữa 2013, đã sản xuất được 7600 chiếc và đang còn có đơn đặt hàng cho 3000 chiếc nữa.
Được sản xuất vào năm 1967, Boeing-737 đã trở nên thông dụng đến mức bất cứ thời điểm nào trên bầu trời của toàn hành tinh cũng đều có khoảng 1200 chiếc loại này đang bay. Hay nói cách khác cứ mỗi 5 giây lại có 1 chiếc 737 trên khắp thế giới đang cất hoặc hạ cánh.
Trên thực tế Boeing-737 là tên gọi chung cho hơn 10 loại máy bay.
Theo GTVT
Dàn vũ khí khủng lộ diện tại triển lãm hàng không Dubai Hàng loại các loại vũ khí tối tân trên thế giới đang hội tụ tại triển lãm hàng không Dubai Airshow của Dubai. Chiến đấu cơ Eurofighter Typhoon của châu Âu xuất hiện tại triển lãm với một diện mạo hoàn toàn mới Đây là một biến thể Eurofighter Typhoon cho xuất khẩu. Máy bay được thiết kế thêm 2 thùng dầu phụ...