Không quân Mỹ: Phải xin phụ tùng từ nghĩa địa máy bay, bảo tàng
Sự thiếu hụt trở nên nghiêm trọng tới mức nhân viên tại một số căn cứ đã phải viết đơn xin phụ tùng từ “ nghĩa địa máy bay” hoặc các bảo tàng hàng không để thay thế.
Sự liên tục bị cắt giảm ngân sách khiến làm cho Không quân Mỹ thiếu hụt nghiêm trọng lực lượng chuyên môn và trang thiết bị.
Theo kênh truyền hình Fox News, hiện tại Không quân Mỹ thiếu khoảng 700 phi công và khoảng 4.000 chuyên gia hàng không để có thể duy trì máy bay trong điều kiện cần thiết.
Nhiều phi công đã cảm thấy “mệt mỏi” và “kiệt sức” vì cường độ hoạt động quá tải và thiếu nguồn lực hỗ trợ như hiện nay.
Sự thiếu hụt trở nên nghiêm trọng tới mức nhân viên tại một số căn cứ đã phải viết đơn xin phụ tùng từ “nghĩa địa máy bay” hoặc các bảo tàng hàng không để thay thế.
“Không chỉ nhân viên cảm thấy mệt mỏi mà tất cả không quân đều cảm thấy như vậy. Chúng tôi có 20 máy bay, mà chỉ 9 chiếc máy bay ném bom có thể cất cánh”, Fox News dẫn lời trung sĩ Bruce Pfrommer tại căn cứ “Ellsworth” ở Nam Dakota, nơi đóng quân của phi đội 28 máy bay ném bom chiến lược triển khai trên tàu sân bay B-1 cho hay.
Độ tuổi trung bình của máy bay quân sự Mỹ là 27 năm. Kể từ khi kết thúc chiến tranh vùng Vịnh Ba Tư, số lượng nhân viên Không quân Mỹ giảm 30%, số lượng máy bay giảm 40%, số lượng phi đội máy bay chiến đấu giảm 60%.
“Trong 10 năm qua đã giảm một nửa kinh phí cho các chương trình của không quân,” đại úy hàng không Elizabeth Dzharding nói với kênh truyền hình Fox News.
Theo Fox News, nhiều phi công đã cảm thấy “mệt mỏi” và “kiệt sức” vì cường độ hoạt động quá tải và thiếu nguồn lực hỗ trợ như hiện nay.
Hoàng Hải
Video đang HOT
Theo_Người Đưa Tin
Bên trong Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ có gì?
Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là không gian sống động ghi dấu về chiến thắng lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu năm xưa
Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
khánh thành ngày 5/5/2014, là công trình trọng điểm chào mừng kỷ niệm 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2014). Nhà Bảo tàng được thiết kế dạng hình nón cụt, phần trang trí xung quanh công trình được tạo hình quả trám tượng trưng như tấm lưới ngụy trang của chiếc mũ bộ đội cụ Hồ.
Đây là công trình quy mô, hoành tráng và hiện đại nhất tỉnh Điện Biên, có ý nghĩa vô cùng quan trọng về lịch sử, văn hóa cũng như về kiến trúc và phần nội dung trưng bày. Khu vực trang trọng của bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ đặt ảnh chân dung 26 anh hùng góp phần làm nên chiến thắng chấn động địa cầu năm 1954.
Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là không gian sống động ghi dấu về chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu năm xưa.
Với nhiều hạng mục quan trọng bằng mô hình, khối tượng và gần 1000 tài liệu, hiện vật, ảnh, ... có liên quan đã khái quát một cách sinh động, rõ nét cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta trong đó chủ yếu là 56 ngày đêm "Khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt" của chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp bàn bạc, quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Hình ảnh bộ đội hò kéo pháo được tái hiện vô cùng sinh động.
Đây là khẩu pháo cao xạ 37mm của Đại đội 815, Tiểu đoàn 383, Trung đoàn 367, Đại đoàn công pháo 351, đã bắn rơi chiếc máy bay trinh sát Monra đầu tiên của Pháp trên bầu trời Điện Biên Phủ ngày 14/3/1954.
Hình ảnh "Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng" trở thành một trong những tấm gương tiêu biểu trong Quân đội nhân dân Việt Nam thời kỳ Chiến tranh Đông Dương.
Các chiến sĩ sinh hoạt và chiến đấu trong hầm hào ở chiến trường Điện Biên Phủ 60 năm trước.
Bộ đội bị thương được các bác sĩ chăm sóc tận tình.
Pháo lựu 105MM do Mỹ sản xuất viện trợ cho quân đội Pháp. Khẩu pháo được quân đội Việt Nam thu giữ trong chiến dịch Biên giới 1950, sau đó được Đại đội 806, Trung đoàn 45, Đại đoàn 351 sử dụng và bắn những quả đạn đầu tiên vào cứ điểm Him Lam trong trận mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ ngày 13/3/1954.
Sơn pháo 75MM (do Nhật Bản sản xuất viện trợ cho Trung Quốc, sau đó Trung Quốc viện trợ lại cho quân đội nhân dân Việt Nam) phá hủy 5 khẩu pháo 105MM của Thực dân Pháp, bắn cháy 1 kho đạn của quân Pháp ở phân khu trung tâm Điện Biên Phủ, góp phần làm tê liệt toàn bộ Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Đồng bào dân tộc gùi lương thực nuôi bộ đội trong chiến dịch.
Thực dân Pháp chán nản, bế tắc trước cuộc chiến.
Lá cờ Quyết chiến quyết thắng tung bay trên nóc hầm De Castries trong ngày 7/5/1954.
Theo_Kiến Thức
Khám phá nghĩa địa xe tăng khổng lồ ở Thái Bình Dương Những trận chiến ác liệt cách đây 71 năm đã để lại ở Thái Bình Dương nghĩa địa xe tăng khổng lồ. Nhân kỷ niệm 71 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới II, trang War History Online vừa cho đăng tải phóng sự ảnh đặc biệt về nghĩa địa xe tăng trên đảo Saipan thuộc quần đảo Bắc Mariana, Mỹ - nơi...