Không quân Mỹ muốn thay thế UAV MQ-9 Reaper
Trang tin Military.com trích lời một quan chức cấp cao của Không quân Mỹ mới đây cho biết, lực lượng này đang lên kế hoạch thay thế các phi đội máy bay không người lái (UAV) MQ-9 Reaper của họ bằng một dòng UAV mới đáp ứng tốt hơn yêu cầu về tác chiến.
Theo đó, Không quân Mỹ dự định sẽ sớm đưa ra kế hoạch chi tiết về việc thay thế UAV MQ-9 Reaper, sử dụng ngân sách của năm tài chính 2022.
Ông Will Roper, Trợ lý Bộ trưởng Không quân Mỹ phụ trách mua sắm, công nghệ và hậu cần, cho biết: UAV MQ-9 Reaper, dù là loại vũ khí “tuyệt vời” và đã chứng minh được sự hiệu quả qua hơn 4 triệu giờ bay, đến nay không còn đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của chiến tranh hiện đại khi chúng quá dễ dàng bị bắn hạ. Vì vậy, Không quân Mỹ đang dự định phát triển một dòng UAV thế hệ mới có khả năng tồn tại lâu hơn trong môi trường chiến đấu khắc nghiệt.
UAV MQ-9 Reaper của Không quân Mỹ. Nguồn: US Air Force.
Được giới thiệu lần đầu vào năm 2007, MQ-9 Reaper được coi là một trong những UAV mạnh mẽ và được biết đến rộng rãi nhất của Không quân Mỹ. Lớn hơn, nhanh hơn và được vũ trang nhiều hơn so với UAV “tiền nhiệm” MQ-1 Predator, MQ-9 Reaper có thể bay hàng giờ đồng hồ trong điều kiện không phận không có nhiều tranh chấp, chờ đợi thời cơ để thực hiện tấn công bằng tên lửa Hellfire hay bom có laser dẫn đường.
Video đang HOT
Tuy vậy, khi hoạt động trên không phận nhiều mối nguy, UAV MQ-9 Reaper không được tích hợp công nghệ điện tử hàng không tân tiến để có thể giúp chúng tàng hình trước radar hay ứng phó lại hệ thống đánh chặn của địch. Thực tế cho thấy, không ít lần các UAV MQ-9 Reaper của Mỹ bị đối thủ vô hiệu hóa, lấy ví dụ như các trường hợp UAV này bị bắn hạ bởi phiến quân Houthi hồi tháng 6 và tháng 8/2019.
Nhận thấy những nhược điểm dần bị lộ rõ của MQ-9 Reaper, Không quân Mỹ cho biết sẽ tiếp nhận 24 chiếc cuối cùng của dòng UAV này trong năm nay, tức giảm số lượng UAV trong đơn đặt hàng với hãng chế tạo General Atomics từ 363 xuống 337 đơn vị.
Theo ông Will Roper, hiện tại đã có nhiều nhà thầu quốc phòng đề xuất những ý tưởng chế tạo UAV thế hệ mới thay thế chiếc Reaper. Công nghệ tân tiến đi kèm với chi phí chế tạo tăng lên, song Không quân Mỹ lại muốn giữ mức giá không chênh lệch nhiều so với giá thành của MQ-9 Reaper để có thể mua với số lượng lớn.
Đình Đức
Mỹ truy tìm tên lửa F-16 đánh rơi xuống Nhật Bản
Trong lúc bay huấn luyện tại Nhật Bản, tiêm kích F-16 của Mỹ đã đánh rơi một quả tên lửa không đối đât.
Vụ việc diễn ra trên không thuộc khu vực tỉnh Aomori của Nhật Bản. Quả tên lửa được xác định đã rơi xuống làng Rokkas, nằm cách khu vực được chỉ định để thực hiện chuyến bay vài km.
Theo NHK, ngay khi vụ việc xảy ra, lực lượng chức năng đã khẩn trương triển khai công tác tìm kiếm và điều tra nguyên nhân của vụ việc. Hiện chưa có thông tin về các nạn nhân.
Tên lửa Hellfire.
Hiện danh tính loại tên lửa F-16 đánh rơi vẫn được bảo mật. Nhưng theo nguồn tin quân sự tại Nhật, cuộc diễn tập được thực hiện với nội dung đối phó với lực lượng tăng thiết giáp đối phương. Vì vậy, tên lửa mất tích rất có thể là Hellfire.
Nếu thông tin này được xác nhận thì đây không phải là thông tin quá bất ngờ bởi trước đó máy bay Mỹ từng vài lần để xảy ra tình trạng tương tự. Lần gần đây nhất là hồi cuối năm 2018.
"Quả tên lửa bị thất lạc là tên lửa Hellfire dùng trong công tác huấn luyện. Nó sẽ không phát nổ, vì vậy sẽ không gây nguy hiểm cho người dân. Tên lửa này được gắn với trực thăng chỉ để mô phỏng trọng lượng trong quá trình bay", một đại diện của Không quân Mỹ cho biết khi đó.
Trong bản báo cáo của quân đội Mỹ dẫn lời phát ngôn viên này cho hay, tên lửa này đã rơi ra từ trực thăng Apache vào buổi sáng 28/8, khi máy bay này đang trong hành trình từ Fort Drum ở Hạt Jefferson tới sân bay quốc tế Stewart ở New Windsor, hạt Orange. Đây là các khu vực thuộc thành phố New York.
Kể từ đó đến nay, vị trí của quả tên lửa Hellfire vẫn là ẩn số với lực lượng tìm kiếm.
Hellfire được trang bị hệ thống dẫn đường laser bán tự động bắn và quên. Ở giai đoạn đầu của quỹ đạo bay, tên lửa sẽ sử dụng khối đo quán tính và chỉ thị thông tin thông thường, đến giai đoạn cuối tên lửa sẽ hoạt động theo thiết bị chỉ thị mục tiêu bằng laser từ dưới mặt dất.
Một trong những ưu điểm nổi bật của tên lửa Hellfire là người điều khiển có thể lựa chọn phương thức kích nổ đầu đạn trong quá trình bay của tên lửa. Do vậy, hiệu quả tiêu diệt mục tiêu của loại tên lửa này vượt trội hơn hẳn so với các tên lửa cùng loại khác.
Theo Đan Nguyên/Báo Đất Việt
Hai tiêm kích Mỹ mang tên lửa đến Arab Saudi Hai tiêm kích F-15E thuộc Phi đoàn Viễn chinh 336 Mỹ được điều động đến căn cứ Prince Sultan của Arab Saudi khi căng thẳng khu vực gia tăng. Không quân Mỹ ngày 18/9 công bố những bức ảnh cho thấy hai tiêm kích F-15E xuất hiện tại căn cứ không quân Al Dhafra của Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE)....