Không quân Mỹ công bố ảnh thử tên lửa Mach 10
Không quân Mỹ vừa lần đầu công bố hình ảnh thật của tên lửa siêu thanh AGM-183A khi vũ khí này tham gia thử nghiệm trên oanh tạc cơ B-52H.
Trước khi hình ảnh thật của AGM-183A được Mỹ công bố, hôm 13/6, oanh tạc cơ B-52H cũng đã cất cánh với quả tên lửa loại này để thử nghiệm.
Khác với phiên bản chiến đấu, AGM-183A tham gia thử nghiệm hôm 13/6 không mang theo đầu đạn cũng không có nhiên liệu phóng mà chỉ có hệ thống cảm biến để thu thập dữ liệu về tính năng của tên lửa cũng như đánh giá hiệu quả của các thiết bị hỗ trợ bên ngoài.
B-52H thử nghiệm với AGM-183A.
Hiện Mỹ đang đẩy mạnh chương trình phát triển các phương tiện lướt siêu vượt âm nhằm cạnh tranh với Nga và Trung Quốc nhất là khi các đối thủ này đã phát triển và thử nghiệm thành công vũ khí siêu thanh của mình.
Đây chính là nguyên nhân khiến Không quân mỹ liên tiếp thử nghiệm AGM-183A trong những ngày qua. Theo nguồn tin quân sự Mỹ tiết lộ, AGM-183A là bản nâng cấp với nhiều thay đổi của chương trình tên lửa siêu thanh AGM-48 Skybolt từ những năm 1958.
Ngay từ năm 1958, người Mỹ đã xây dựng một chương trình bí mật mang mật danh là Bolt Orion (WS-199B). Dự án này chủ đích xây dựng một tên lửa chiến thuật phi tiếp xúc không thể đánh chặn để phóng từ trên không.
Video đang HOT
Họ thiết kế được một tên lửa đạn đạo phóng từ trên không có thể mang vác trên các nền tảng máy bay hiện tại và tương lai. Chương trình tiến triển rất nhanh và đi vào hoàn thiện với mã WS-199C hay WS-138A.
Tên lửa AGM-48 Skybolt.
Đến năm 1962, mọi thử nghiệm kỹ thuật đã hoàn tất và WS-199C sẵn sàng đi vào sản xuất loạt trang bị với mã định danh AGM-48 Skybolt. Đây là một tên lửa có trọng lượng 5 tấn, chiều dài 9 m, đường kính 0,9 m, tầm tác chiến 1.800 km, độ cao đạn đạo đạt 480 km với tốc độ tối đa lên đến Mach 12,5.
Hầu hết những thông số cách đây 60 năm vượt trội hoàn toàn so với Kh-47M2 Kinzhal của Nga hiện tại. AGM-48 Skybolt thậm chí còn ưu việt hơn Kh-47M2 Kinzhal ở chỗ nó không đòi hỏi máy bay mang phóng phải leo tới độ cao thật lớn và duy trì vận tốc Mach 2 như Kinzhal mà vẫn dễ dàng đạt tới thông số thiết kế.
Căn cứ vào những thông tin này có thể nhận thấy, AGM-183A vừa được công bố có tốc độ chậm hơn AGM-48 Skybolt khi nó chỉ có tốc độ tối đa đạt Mach 10 so với Mach 12,5 của AGM-48.
Dù chưa phóng thử nhưng rõ ràng AGM-183A xứng đáng được coi là đối thủ của vũ khí siêu thanh của Nga hiện nay. Hồi tháng 3/2018, trong thông điệp liên bang, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng giới thiệu hai vũ khí siêu vượt âm, gồm tổ hợp tên lửa diệt hạm Kinzhal đủ sức đánh chìm tàu chiến từ khoảng cách 2.000 km, cùng phương tiện lướt siêu vượt âm Avangard với tốc độ gấp 27 lần vận tốc âm thanh và tầm bắn 10.000 km.
Tất cả những vũ khí này đều đã trải qua một số cuộc thử nghiệm và đã gặt hái được những thành công nhất định. Thực tế này cho thấy, Mỹ đang chậm hơn trong lĩnh vực vũ khí siêu thanh trước đối thủ của mình là Nga.
Hòa Bình
Theo Datviet
Tướng Iran thề đáp trả mạnh "sự ngu ngốc của kẻ thù"
Người đứng đầu Lực lượng phòng không của Quân đội Iran tuyên bố không có khu vực an toàn cho máy bay kẻ thù trên đất liền hay bầu trời của Iran và bất kỳ động thái dại dột nào cũng sẽ bị đáp trả mạnh mẽ.
Chuẩn tướng Alireza Sabahi Fard
Chuẩn tướng Alireza Sabahi Fard nhấn mạnh, iểu rõ sức mạnh của cuộc cách mạng Iran và sự ổn định ngày càng tăng củaIran, kẻ thù đã không dám đến gần biên giới nước này.
"Một mặt, kẻ thù đang khoe khoang sự hiện diện quân sự của họ ở Tây Á và Vịnh Ba Tư và mặt khác, họ gợi ý các cuộc đàm phán bên cạnh việc mở rộng các biện pháp trừng phạt đối với Iran. Tất cả những điều này chứng minh sự không đáng tin cậy của kẻ thù và sự bất nhất trong tuyên bố của họ", ông Sabahi Fard tuyên bố, ám chỉ Mỹ.
"Kẻ thù đã gây áp lực chính trị, kinh tế và văn hóa lên Iran, gây ra một số rắc rối cho Iran, nhưng chúng ta nên biết rằng cái giá của việc đầu hàng cao hơn nhiều so với kháng chiến", ông nói thêm.
Trong bài phát biểu trước đó vào thứ Tư, Tướng Sabahi Fard cho biết Iran có thể đáp ứng nhu cầu thiết bị phòng không bằng cách đưa vào hoạt động hệ thống phòng không được chế tạo trong nước, tên là Khordad 15. Ngày 10/6, quân đội Iran đã chính thức cho ra mắt tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung nội địa thế hệ mới nhất mang tên Khordad 15.
"Hệ thống phòng thủ Khordad 15 có một radar mạnh mẽ và có thể đối phó tốt với các mục tiêu tiên tiến và được thiết kế và phát triển bởi các chuyên gia trong nước", ông Sabahi Fard khẳng định.
Khordad 15 được quảng cáo có nhiều tính năng rất ấn tượng như tầm bắn xa 45 km, cự ly trinh sát của radar đạt 150 km, đạn đánh chặn được trang bị đầu dò radar chủ động, thời gian sẵn sàng chiến đấu rất nhanh.Hệ thống tên lửa phòng không Khordad 15 được tuyên bố sẽ trở thành khắc tinh của các loại máy bay chiến đấu tàng hình đang có trong biên chế không quân Mỹ như B-2A Spirit, F-22A Raptor hay F-35 Lightning II.
Theo Danviet
Sự thật ngã ngửa về máy bay ném bom chiến lược B-1B của Mỹ Số lượng những máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer của Mỹ trong tình trạng sẵn sàng hoạt động hiện nay mới chỉ ở mức "đếm trên đầu ngón tay", như báo cáo của Air Force Times, dẫn nguồn là dữ liệu từ Ủy ban của Hạ viện về Lực lượng Vũ trang. Trong tương quan này, khả năng của Lầu Năm...