Không quân Mỹ chọn ‘pháo đài bay’ B-52 là oanh tạc cơ tương lai
Tương lai của Không quân Mỹ vừa tiến về phía trước vừa gắn liền với quá khứ. Máy bay ném bom của tương lai đã được quyết định: Chúng là B-21 Raider, hiện đang được phát triển, và “pháo đài bay” B-52 Stratofortress, ra đời từ những năm 1950-1960, có tuổi đời lớn hơn các phi công lái chúng.
Máy bay B-52 của Không quân Mỹ
Kế hoạch nói trên đã được thực hiện, Trung tướng David Nahom, phó chánh văn phòng Kế hoạch và Chương trình của Không quân Mỹ, nói với các thành viên của Quốc hội mới đây. Yêu cầu tài trợ là một phần trong kế hoạch của Không quân Mỹ nhằm hiện đại hóa phi đội máy bay ném bom và chuẩn bị cho sự thay đổi nhu cầu an ninh quốc gia, chủ yếu là xung đột với các đối thủ “gần như ngang cơ”.
Tướng Nahom nói rằng sự thay đổi của Không quân Mỹ là để chuẩn bị cho một cuộc xung đột với một quốc gia như Trung Quốc hay Nga, là động lực đằng sau việc có một hạm đội gồm hai loại máy bay ném bom, theo tường thuật của Business Insider.
Trước Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ, ông Nahom nói: “Nhiệm vụ của phi đội máy bay ném bom là tối quan trọng đối với Không quân Mỹ. Nếu bạn nhìn vào những gì máy bay ném bom mang theo, không lực lượng nào khác có thể làm được . Các đối tác chung của chúng tôi không làm được, các liên minh của chúng ta cũng vậy”.
Một trong những câu hỏi mà các nhà lập pháp đặt ra là tại sao Không quân Mỹ lại có kế hoạch tránh xa các thiết kế mới hơn nhiều như máy bay ném bom B-1 và B-2 và giữ lại loại máy bay cũ như B-52.
Tướng Nahom giải thích rằng mặc dù nhiều chiếc B-52 đã tồn tại vài thập kỷ, số giờ bay trên B-52 thấp hơn nhiều so với một số loại máy bay ném bom khác vì chúng thường xuyên chỉ đậu trên đường băng, chờ đợi một cảnh báo hoặc một mệnh lệnh tham chiến.
Video đang HOT
Kế hoạch của Không quân Mỹ là nâng cấp B-52, thay thế động cơ, bổ sung radar mới cũng như các công nghệ mới khác. Tướng Nahom cho biết Không quân Mỹ có thể làm mọi việc với những chiếc B-52 hiện có mà nhưng không thể làm được như thế với B-1 Lancer hoặc B-2 Spirit.
Tháng 3 năm ngoái, Không quân Mỹ quyết định rằng căn cứ không quân Ellsworth ở bang Nam Dakota sẽ là “nhà” của hai phi đội B-21 Raider đầu tiên. Một phi đội sẽ được sử dụng để huấn luyện và đội còn lại sẽ hoạt động tác chiến. Những chiếc B-21 dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động vào giữa năm 2020, nhưng không muộn hơn năm 2025.
Máy bay ném bom hạng nặng B-21 đang được sản xuất bởi Northrop Grumman. Nó là một phần của chương trình Máy bay ném bom tầm xa (LRS-B) và được dự đoán là máy bay ném bom chiến lược tàng hình tầm xa cho Không quân Mỹ có khả năng mang theo vũ khí hạt nhân thông thường và nhiệt hạch trong vài thập kỷ tới. Không quân Mỹ có kế hoạch mua sắm 100 máy bay B-21, giá khoảng 550 triệu USD/chiếc.
ANH MINH
Theo TPO
Mỹ sẵn sàng cho kịch bản F-22 bị bắn hạ
Để sẵn sàng cho kịch bản xấu nhất với tiêm kích tàng hình F-22, Không quân Mỹ quyết định trang bị cho phi công súng GAU-5/A carbine thế hệ mới.
Theo Defense News, đồng thời với quyết định trang bị, Không quân Mỹ cũng vừa tổ chức huấn luyện cho toàn bộ phi công cách sử dụng khẩu súng GAU-5/A carbine. Buổi huấn luyện được thực hiện tại Không đoàn tiêm kích số 3 - đây là đơn vị đang vận hành 40 tiêm kích tàng hình F-22.
Theo kế hoạch được công bố, đơn vị này sẽ trang bị súng trường nòng ngắn GAU-5/A cho phi công, giúp tăng hỏa lực tự vệ khi họ phải nhảy dù trên lãnh thổ đối phương hoặc đối mặt với quân khủng bố.
Khẩu GAU-5/A carbine có thể gấp gọn phía sau ghế phóng dù của phi công.
Khẩu GAU-5/A là mẫu súng cải tiến từ súng trường M4, có đặc điểm gọn nhẹ và độ tin cậy cao, đạt tầm bắn hiệu quả khoảng 200 m. Súng có thiết kế đặc biệt để có thể nhét vừa trong bộ thiết bị sinh tồn gắn dưới ghế thoát hiểm của tiêm kích.
Để thích nghi với không gian chật hẹp trong buồng lái F-22, khẩu GAU-5/A được tháo rời thành hai phần, gồm nòng súng và thân súng. Phần tay cầm được gấp lại để giảm kích thước.
Phi công có thể tháo lắp súng chỉ trong vòng 60 giây mà không cần dụng cụ khác. Trước khi Mỹ quyết định trang bị cho phi công F-22 khẩu GAU-5/A, phi công tiêm kích Mỹ khi bị bắn rơi trên lãnh thổ đối phương thường phải dựa vào khẩu súng ngắn mang theo để chống thú dữ và tự vệ.
Nhưng các phi công Mỹ phàn nàn rằng hỏa lực mà họ mang theo trong trường hợp khẩn cấp là quá yếu, đặc biệt là khi phải đụng đội với kẻ thù. Trong khi Nga chế tạo và biên chế súng trường AKS-74U cho các phi công tham chiến tại Syria, Mỹ từng phát triển súng trường cỡ nhỏ cho phi công nhưng không thành công.
Giới chuyên gia Mỹ cho rằng việc trang bị súng trường GAU-5/A cho phi công tiêm kích tàng hình F-22 là động thái "lo xa" của Mỹ, bởi chiến đấu cơ thế hệ 5 này sở hữu những tính năng tàng hình và công nghệ ưu việt, khó có thể bị bắn rơi trên chiến trường.
Nhưng theo Defence blog, Không quân Mỹ đã có lý khi quyết định trang bị GAU-5/A cho phi công F-22 bởi dù được đánh giá là dòng chiến đấu cơ tàng hình tối tân nhất của Mỹ nhưng khả năng không chiến của F-22, đặc biệt là ở cự ly gần đã được chứng minh là rất tệ hại.
Việc thể hiện thành tích kém cỏi trước chiếc T-38 (mới được công bố hồi đầu năm 2019) khiến người ta không quá bất ngờ khi F-22 tan tác thực diễn tập đối kháng trước tiêm kích Su-30MKM của Malaysia.
Cụ thể, trong cuộc diễn tập mang tên Cope Taufan 2016 hồi tháng 6/2016 kéo dài trong 3 tuần có sự tham gia của 6 chiến đấu cơ F-22 thuộc các Không đoàn 19 và 199 thuộc Không quân Mỹ và các đơn vị F-15C/D Eagle thuộc Không đoàn 104, Vệ binh quốc gia Mỹ.
Trong khi đó, phía Malaysia có sự tham gia của tiêm kích MiG-29 và Su-30MKM. Theo những thông tin được công khai, trong cuộc tập trận này, F-22 có kế hoạch tiến hành không chiến với đơn vị Su-30MKM với sự hỗ trợ của Hệ thống mô phỏng không chiến quần vòng (ACMI).
Tuy nhiên, do ACMI không tương thích hoàn toàn với trang bị điện tử trên Su-30MKM, nên F-22 tham gia tập trận với chế độ tác chiến hạn chế.
Với nội dung tập trận này, tiêm kích Su-30MKM đã bộc lộ được thế mạnh và giành được lợi thế trước F-22 với tỷ số 12 - 2, tức là Su-30MKM bắn hạ được 12 chiếc F-22 trong khi chỉ có 2 chiếc Su-30 bị hạ.
Tuấn Vũ
Theo baodatviet.vn
Tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan, chọc giận Trung Quốc Quân đội Mỹ mới đây thông báo tuần dương hạm USS Chancellorsville vừa băng qua eo biển Đài Loan hôm 15.2, một động thái có thể chọc giận Trung Quốc. Tuần dương hạm USS Chancellorsville - Ảnh: Hải quân Mỹ Phát ngôn viên Joe Keiley của Hạm đội 7 thuộc hải quân Mỹ xác nhận, tàu USS Chancellorsville đi qua eo biển Đài...