Không quân Indonesia sẵn sàng đối phó với xung đột ở Biển Đông
Không quân Indonesia sẵn sàng đối phó với các khả năng xảy ra xung đột ở Biển Đông, dù ở khu vực này Jakarta không có tranh chấp với nước nào ngoại trừ bất đồng với Trung Quốc.
Máy bay Không quân Indonesia bay trinh sát trên biển – Ảnh: AFP
Tư lệnh đơn vị không quân tác chiến số 1 thuộc Không quân Indonesia, thiếu tướng Yuyu Sutisna đã tuyên bố như thế khi đề cập đến những bất đồng và căng thẳng ở Biển Đông.
“Chúng ta không có tranh chấp, cũng không dính đến xung đột ở Biển Đông, nhưng chúng ta phải chuẩn bị để đối phó với mọi khả năng có thể xảy ra ở đây”, thiếu tướng Yuyu nói hôm 12.1, theo Antara News.
Ông Yuyu cho biết dựa trên yêu cầu và đòi hỏi về an ninh quốc phòng của khu vực và Biển Đông trước những nguy cơ xung đột, Không quân Indonesia phải tính đến việc nâng cấp các căn cứ và không lực theo hướng tinh nhuệ và hiện đại. Một trong những căn cứ được quan tâm đặc biệt là Natuna gần Biển Đông. Căn cứ không quân này đã được Jakarta nâng cấp lên loại B.
Video đang HOT
“Khi Natura được nâng cấp lên loại B, căn cứ này sẽ được phát triển với cơ sở hạ tầng tương xứng theo từng giai đoạn, để thể hiện sức mạnh quân sự của lực lượng không quân quốc gia”, ông Yuyu nói.
Sáu căn cứ không quân khác của Indonesia cũng được nâng cấp gồm Padang ở Tây Sumatra, Palembang ở Nam Sumatra, Tarakan ở Đông Kalimantan, Lombok ở Tây Nusa Tenggara, Marotai ở Đông Nusa Tenggara và Marauke ở Papua, theo thiếu tướng Yuyu. Ông nói rằng việc nâng cấp cũng nhầm tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền quốc gia của quân đội Indonesia và đối phó với thiên tai.
Indonesia không có tranh chấp ở Biển Đông, nhưng đang bị Trung Quốc đe dọa khi Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền phi lý qua yêu sách đường lưỡi bò (đường chín đoạn), kéo dài từ eo biển Đài Loan đến gần các đảo của Indonesia. Jakarta dọa sẽ kiện Bắc Kinh vì đòi hỏi chủ quyền phi lý này.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Bản đồ Trung Quốc thời nhà Minh không có 'đường lưỡi bò'
Tấm tấm bản đồ cổ của Trung Quốc, một trong số này có từ thời nhà Minh - tức từ năm 1368 đến 1644 - cho thấy vùng biển của Trung Quốc không bao gồm khu vực lưỡi bò chín đoạn ngày nay.
Trong khi phiên điều trần đang diễn ra ở Hà Lan, người Philippines phản đối Trung Quốc ở trước cơ quan sứ quán nước này tại Manila - Ảnh: AFP
Báo chí Philippines hôm nay 25.11 dẫn nguồn tin từ Văn phòng chính phủ Philippines cho biết trong phiên điều trần đang diễn ra tại Tòa trọng tài thường trực ở The Hague (Hà Lan), Manila đã phản bác đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc thông qua đường lưỡi bò chín đoạn. Đường lưỡi bò này do Trung Quốc tự đặt ra kéo dài từ đảo Đài Loan xuống gần Indonesia; Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền phi lý đối với lãnh hải thuộc phạm vi đường này.
Người phát ngôn của chính phủ Philippines, bà Abigail Valte, cho biết các luật sư của nước này đưa ra rất nhiều chứng cứ cho thấy đường lưỡi bò và việc đòi hòi chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông là vô căn cứ.
"Luật sư trưởng Paul Reichler biện luận rằng đòi hỏi chủ quyền lịch sử và những đòi hỏi chủ quyền có chủ đích của Trung Quốc được dẫn từ công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS) thực tế là không tồn tại trong công ước", bà Valte phát biểu trong một thông cáo của chính phủ được phát đi hôm 25.11 từ Hà Lan, nơi đang diễn ra phiên điều trần của vụ tranh chấp lãnh hải do Philippines khởi kiện Trung Quốc, theo Sun Star.
Đại diện Philippines chứng minh rằng 8 tấm bản đồ cổ của Trung Quốc, một trong số này có từ thời nhà Minh - tức từ năm 1368 đến 1644 - cho thấy vùng biển của Trung Quốc không bao gồm khu vực lưỡi bò chín đoạn ngày nay.
"Trung Quốc đã không chứng minh được yêu cầu đòi hỏi chủ quyền của mình, đó là việc kiểm soát liên tục và trong thời gian dài đối với khu vực mà Bắc Kinh đòi hỏi", InterAksyon dẫn phát biểu của một luật sư của Philippines trong phiên điều trần.
Phiên điều trần giới hạn các thành phần tham dự bắt đầu hôm nay 24.11 và sẽ kéo dài đến hết tháng 11.2015.
Thẩm Đinh Lập, một học giả của Trung Quốc trong một hội thảo tổ chức hồi đầu tuần này ở thành phố Vũng Tàu, nói rằng UNCLOS không phải là nền tảng pháp lý để giải quyết tranh chấp lãnh hải thay vào đó chỉ xét xử quyền lợi trên biển. Học giả Trung Quốc đưa ra nhận định này nhằm phủ nhận tính pháp lý của Tòa trọng tài quốc tế. Trong khi đó, Philippines rất tự tin khả năng chiến thắng của mình trong vụ kiện.
Indonesia cũng dọa sẽ kiện Trung Quốc về đường lưỡi bò vì không chấp nhận việc đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh. Bộ trưởng phụ trách vấn đề an ninh, xã hội và luật pháp Indonesia, ông Luhut Panjaitan, nói rằng đường lưỡi bò của Trung Quốc đã lấn vào vùng biển xung quanh đảo Natuna của Indonesia.
Trung Quốc từ chối tham dự phiên tòa do Philippines khởi kiện ngay từ đầu và tuyên bố không công nhận phán quyết cuối cùng của vụ kiện.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Giới trẻ Philippines lên đảo Thị Tứ ở Trường Sa Một nhóm người trẻ Philippines đã đến đảo Thị Tứ ở quần đảo Trường Sa trên Biển Đông nhằm thể hiện sự phản đối của họ đối với việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi lý với gần trọn Biển Đông. Đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa - Ảnh: Không quân Philippines Nhóm thanh niên Kalayaan Atin Ito (nghĩa là...