Không quân Anh ở Iraq được phép bắn máy bay Nga nếu bị đe doạ
Các phi công Anh và NATO đã được bật đèn xanh để bắn hạ máy bay Nga nếu bị không quân Nga gây nguy hiểm trong các chiến dịch ở Iraq.
Phi công Anh được “bật đèn xanh” bắn hạ máy bay Nga tại Iraq nếu gặp nguy hiểm – Ảnh: Không quân Hoàng gia Anh
Biện pháp này được đưa ra sau khi các bộ trưởng Anh cảnh báo sự can thiệp quân sự của Nga ở Syria đã khiến tình hình tại Trung Đông nguy hiểm thêm nhiều, theo báo Anh Daily Star ngày 11.10.
Các nguồn tin quốc phòng cấp cao của Anh cho hay việc chiến đấu cơ Anh và NATO đối đầu với chiến đấu cơ Nga ở Trung Đông chỉ còn là vấn đề thời gian.
“Chúng ta cần bảo vệ các phi công, nhưng cùng lúc chúng ta đang tiến gần đến cuộc chiến hơn. Và khi chỉ một máy bay bị bắn hạ trong cuộc chiến trên không, cả cục diện sẽ thay đổi”, một nguồn tin nhận định.
Các máy bay chiến đấu Tornado của Không quân Hoàng gia Anh (RAF) sẽ được trang bị tên lửa không đối không tầm ngắn tiên tiến, một loại vũ khí có tốc độ siêu thanh có thể bắn cháy bất cứ máy bay nào trên trời, theo Daily Star.
Mỗi tên lửa này có giá 200.000 bảng Anh và có thể bay nhanh hơn tốc độ âm thanh gấp 3 lần, khoảng 3.700 km/giờ. Tên lửa này khóa mục tiêu bằng tia hồng ngoại tầm nhiệt và có đầu đạn chứa gần 10 kg chất nổ mạnh. Tên lửa sẽ phát nổ khi tiếp xúc với mục tiêu hoặc cách mục tiêu một khoảng. Mỗi máy bay có thể mang 4 tên lửa.
Mặc dù có những yêu cầu trước đó về việc cố tránh đụng độ máy bay Nga bằng bất cứ giá nào và có cả các trung tâm chỉ huy làm công việc hướng dẫn, cảnh báo, tuy nhiên các phi công RAF cũng được cảnh báo rằng phải chuẩn bị tinh thần để có thể nổ súng vào máy bay Nga nếu tính mạng họ bị nguy hiểm.
“Không ai biết được người Nga sẽ làm gì. Chúng tôi không biết họ sẽ đáp trả như thế nào nếu đụng độ với máy bay phương Tây. Khi các máy bay bay ở tốc độ siêu thanh, bầu trời sẽ nhanh chóng trở nên chật chội. Có thể sẽ xảy ra một vụ va chạm hoặc phi công Nga có thể bị bắn hạ vì nhầm lẫn”, nguồn tin nhận định.
Các phi công Anh đã ném hơn 250 quả bom xuống các mục tiêu IS tại Iraq. Bộ trưởng Quốc phòng Anh, ông Michael Fallon cho biết chính phủ sẽ cố thuyết phục Quốc hội mở rộng các cuộc không kích sang Syria. Ông Fallon cho rằng thật phi lô-gic khi chỉ không kích IS tại Iraq mà không tấn công IS ở Syria.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Máy bay Nga ngoài tầm với IS, Nga chuẩn bị đường lùi
Máy bay Nga nằm ngoài tầm với của vũ khí phòng không mà IS đang sở hữu, còn trên mặt đất IS vẫn tung hoành bất chấp Nga không kích.
Video đang HOT
Máy bay Nga ngoài tầm với
Giám đốc Trung tâm Cục diện chiến lược (SCC) Ivan Konovalov cho rằng các tên lửa phòng không vác vai và súng phòng không mà nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) đang sở hữu không thể gây ra mối đe dọa nào đối với các máy bay chiến đấu của Nga đang hoạt động tại Syria.
Hãng thông tấn TASS ngày 9/10 dẫn phân tích của ông Konovalov cho biết: "Trước hết, phiến quân thiếu các hệ thống phòng không tiên tiến. Những gì mà lực lượng này có hầu hết là cũ rích - loại Stingers do Mỹ sản xuất hoặc loại Strelas do Nga chế tạo - không thể bắn trúng bất cứ phương tiện nào bay cao trên 4.000m trong khi các máy bay của chúng tôi lại hoạt động ở độ cao hơn".
Các tay súng IS với tên lửa vác vai
Thêm vào đó, những mồi giả hồng ngoại có khả năng đánh lừa những tên lửa nói trên để bảo vệ máy bay của Nga.
Chuyên gia này nói rõ "loại Su-24 (NATO gọi là Fencer) có thể mang tới 50 mồi giả kiểu này". Ông còn nhấn mạnh: "Hiện nay, các máy bay của chúng tôi hoạt động ở Syria đang phải đối mặt với rất ít nguy cơ vì những phương tiện này hoạt động theo cách mà các máy bay ném bom Su-24M và Su-34 thường ném bom và phóng tên lửa từ bên ngoài tầm hoạt động của các tên lửa vác vai".
Máy bay Su-24 của Nga tại Syria
Cũng theo chuyên gia Nga, các phi công Nga đều đang sử dụng các loại vũ khí tân tiến như tên lửa Kh-29L và bom thông minh KAB-500 ở ngoài tầm phóng của tên lửa vác vai.
Bên cạnh đó, ông Konovalov chỉ ra rằng chỉ có loại máy bay trực thăng và các máy bay tấn công Su-25SM là có nguy cơ trúng đạn của tên lửa vác vai do tốc độ di chuyển cũng như độ cao hoạt động tối đa bị giới hạn.
Tuy nhiên, ông cho biết "loại Su-25SM lại được sử dụng ở phạm vi hạn chế, ví dụ như chỉ ở những nơi ít có nguy cơ bị tên lửa vác vai tấn công".
Máy bay Su-25 của Nga tại Syria
Tuy nhiên, chiến dịch không kích của Nga có làm IS tan rã, hay đơn giản là bị chùn bước hay không lại đang là đề tài tranh cãi.
Ngày 9/10, Tổ chức giám sát nhân quyền Syria (SOHR) cho hay các tay súng IS đã chiếm giữ một số ngôi làng từ tay các nhóm phiến quân đối địch gần thành phố Aleppo lớn nhất miền Bắc Syria, bất chấp các cuộc không kích của Nga.
Theo Giám đốc SOHR, đây là bước tiến lớn nhất của IS trong khu vực này kể từ cuối tháng 8, giúp lực lượng cực đoan kiểm soát khu vực chỉ cách một khu công nghiệp do chính quyền kiểm soát 2 km, nằm ở rìa phía Bắc của Aleppo.
Nga chuẩn bị đường lùi
Trong khi đẩy mạnh chiến dịch không kích IS, Nga dường như đang tính toán cho một giải pháp chính trị chứ không muốn sa lầy vào một cuộc chiến lâu dài ở Syria.
Bộ Ngoại giao Nga cho biết phái viên của tổng thống Nga về Trung Đông và châu Phi, Thứ trưởng Ngoại giao Mikhail Bogdanov ngày 8/10 đã đàm phán với Chủ tịch Đảng Liên minh dân chủ người Kurd gốc Syria Saleh Muslim tại thủ đô Paris của Pháp.
Quân chính phủ Syria chuẩn bị đạn dược cho chiến dịch tấn công ngày 8/10
Theo phía Nga, "cuộc đàm phán đã tập trung vào những diễn biến ở Syria, trong đó nhấn mạnh những nỗ lực thống nhất trong cuộc chiến chống lại mối đe dọa từ IS và các tổ chức khủng bố khác, đồng thời thúc đẩy biện pháp chính trị để giải quyết khủng hoảng ở Syria trên cơ sở Tuyên bố chung Geneva được đưa ra ngày 30/6/2012, theo đó đảm bảo chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và tính thế tục của đất nước này - nơi các quyền pháp lý bình đẳng được đảm bảo đối với tất cả các nhóm tôn giáo, sắc tộc đang sinh sống trên lãnh thổ này".
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov ngày 8/10 cho biết bộ này nhận được thông tin nói rằng lực lượng Quân đội Tự do Syria (FSA) đã đồng ý phối hợp và tham gia các cuộc thảo luận liên quan tới hoạt động đấu tranh chống IS.
Về phía các nước phương Tây, Đức và Tây Ban Nha ngày 9/10 đã hối thúc Mỹ và Nga hợp tác nhằm mang đến một giải pháp chính trị cho cuộc chiến ở Syria.
Một chiếc F/A-18F của Mỹ trở về tàu sân bay sau khi không kích Syria
Trong cuộc họp báo với người đồng cấp Tây Ban Nha Jose Manuel Garcia-Margallo tại thủ đô Madrid, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier nói: "Ưu tiên hiện nay là tìm kiếm một thỏa thuận giữa Mỹ và Nga. Chúng tôi không thể bắt đầu một tiến trình chính trị ở Syria trong khi 2 cường quốc này đang bất đồng. Bất chấp hành động quân sự hiện nay ở Syria, tôi nhận thấy Mỹ và Nga vẫn có những lợi ích chung và tôi khẩn khoản đề nghị họ duy trì đối thoại".
Ông Steinmeier cho rằng các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt cuộc chiến ở Syria cần hướng tới mục tiêu bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Syria, xây dựng một nhà nước thế tục, trong đó tôn trọng các cộng đồng tôn giáo, và thành lập một chính phủ chuyển tiếp trong khi các thể chế cũ của nước này vẫn tồn tại.
Những nội dung được Ngoại trưởng Đức đề cập cũng chính là những vấn đề đã nêu trong thông báo của Bộ Ngoại giao Nga đưa ra cùng ngày.
Cuộc mặc cả nhiều bên
Giải pháp chính trị đang được các bên nhắc tới song chắc chắn sẽ còn rất nhiều trở ngại phía trước. Đó không chỉ là cuộc mặc cả giữa Nga và phương Tây, mà cần phải tính tới lợi ích của các cường quốc khu vực như Iran hay Saudi Arabia.
Một thông tin đáng chú ý trong ngày 9/10 được hãng BBC của Anh đăng tải là Saudi Arabia đang tăng cường cung cấp vũ khí sát thương cho 3 nhóm phiến quân khác nhau ở Syria để đối phó với chiến dịch không kích của Nga.
Hai tay súng FSA
Theo đó, các vũ khí hiện đại, có sức công phá lớn như vũ khí chống tăng, sẽ được tăng cường cung cấp cho phiến quân do Arập và Phương Tây hậu thuẫn đang chiến đấu chống lại các lực lượng của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Quan chức giấu tên trong Chính phủ Saudi Arabia được BBC dẫn lời cũng không loại trừ khả năng cung cấp tên lửa đất đối không cho phiến quân - động thái đã vấp phải sự phản đối gay gắt của Phương Tây do lo ngại những vũ khí này có nguy cơ rơi vào IS và được dùng để bắn hạ máy bay chiến đấu của liên minh do Mỹ đứng đầu hay thậm chí là máy bay dân dụng.
Quan chức Saudi Arabia cho biết thêm các nhóm phiến quân được cung cấp vũ khí không bao gồm IS hay Mặt trận al-Nursa. Cả 2 nhóm này đều bị liệt vào danh sách các nhóm khủng bố.
Vũ khí sẽ được chuyển cho 3 nhóm Jaish al-Fatah, Quân đội Syria Tự do và Mặt trận phương Nam.
Theo Lan Tường
Đất Việt
Phương Tây hết đường lật đổ chính quyền tổng thống Assad Các chuyên gia nhận định rằng, các cường quốc phương Tây phải từ bỏ kỳ vọng lật đổ chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad do Nga "cao tay ấn". Một phi công Nga trên máy bay Su-25 tại Syria - Ảnh: Reuters Chiến lược của Mỹ và đồng minh phương Tây trông có vẻ không rõ ràng, bất cập từ lâu trước...