Không quân Ấn Độ nâng cấp máy bay chiến đấu Su-30 MKI và trực thăng Mi-17
Không quân Ấn Độ (IAF) lên kế hoạch nâng cấp máy bay chiến đấu đa năng Sukhoi Su-30MKI “Flanker-H” và trực thăng đa năng Mi-17.
Người đứng đầu Không quân Ấn Độ Rakesh Kumar Singh Bhadauria tiết lộ với truyền thông nước này về kế hoạch hiện đại hóa tiêm kích Sukhoi Su-30MKI và trực thăng đa năng Mi-17, tờ Bhadauria đưa tin.
Biên đội tiềm kích Su-30MKI của Không quân Ấn Độ (Ảnh: Indian-defence-forces)
“ Chương trình nâng cấp chiến đầu cơ Su-30 MKI và trực thăng Mi-17 nhằm tăng cường hơn nữa khả năng hoạt động và chiến đấu của các vũ khí hiện đại này“, Tướng Singh Bhadauria cho biết.
Theo tờ Bhadauria, ngoài kế hoạch nâng cấp máy bay chiến đấu Su-30MKI, Ấn Độ sẽ cập nhật mới phiên bản các tiêm kích MiG-29 trong lực lượng không quân nước này.
Kênh truyền hình NDTV cũng cho biết, các trực thăng Mi-17-1V và Mi-17 của Ấn Độ đang được hiện đại hóa buồng lái kính thủy tinh, hệ thống điện tử hàng không và bộ tác chiến điện tử.
Người đứng đầu IAF nhấn mạnh rằng: “Mạng lưới phòng không của chúng tôi cũng đã được củng cố, nhờ nâng cấp bộ cảm ứng, tích hợp các hệ thống cảm biến và trang bị thêm nhiều vũ khí hiện đại. Chúng tôi đang cố gắng xây dựng, thiết lập mạng lưới phòng không mạnh mẽ nhất“.
Video đang HOT
Gần đây, Ấn Độ đã khởi xướng chương trình hiện đại hóa các vũ khí tối tân khác, mua sắm của đối tác nước ngoài, bao gồm các máy bay chiến đấu Mirage-2000 và máy bay cường kích “báo đốm” Jaguar.
Ngoài ra, Ấn Độ cũng đang có ý định mua thêm các máy bay chiến đấu Sukhoi và dòng máy bay chiến đấu hạng nhẹ Tejas LCA.
Một chiếc Mi-17 của Không quân Ấn Độ .(Ảnh: Indian-defence-forces)
Ấn Độ đang nỗ lực tăng cường hiệu suất chiến đấu của dòng máy bay Su-30MKI. Tháng 9 vừa qua, máy bay SukhoiI Flanker-H phóng thành công tên lửa không đối không Astra AAM mới nhất ở khoảng cách hơn 70 km.
Theo Tạp chí Diplomat, tên lửa Astra AAM có tầm bắn tối đa 110 km, khi được phóng ở độ cao 15 km. Khoảng cách bắn này giảm xuống còn 44 km ở độ cao 8 km. Do đó, Không quân Ấn Độ sẽ nhận trang bị loại vũ khí rất hiệu quả, có khả năng tấn công các mục tiêu trên không ở khoảng cách tầm trung.
Cuối tháng 8, hãng Asian News International đưa tin, Ấn Độ có ý định mua thêm 33 máy bay chiến đấu cho lực lượng không quân. Trong kế hoạch mua sắm này, IAF dự kiến múa 21 máy bay chiến đấu đa năng MiG-29 và 12 Su-30MKI từ Nga.
Theo báo cáo của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) có trụ sở tại London, IAF hiện là lực lượng quân sự nước ngoài sử dụng nhiều máy bay do Nga sản xuất. Cụ thể, IAF có khoảng 250 Su-30MKI, 55 MiG-29, 7 MiG- 29UB, 115 MiG-21 Bison, 20 MiG-21M, 39 MiG-21U và có 149 trực thăng Mi-17V-5, 35 Mi-17 và 45 Mi-17-1V.
(Nguồn: Bhadauria, indiastrategic.in)
PHONG VŨ
Theo VTC
Máy bay chiến đấu Ấn Độ được trang bị tên lửa Brahmos 'khủng' phát triển chung với Nga
Hai máy bay chiến đấu Su-30 MKI đầu tiên của Không quân Ấn Độ đã được trang bị tên lửa hành trình mới nhất Brahmos-A, hãng tin Sputnik dẫn lời ông Pravin Patak - đại diện Công ty Brahmos thông báo.
Ảnh minh họa.
Theo Sputnik, thông tin trên được ông Patak đưa ra tại Triển lãm hải quân quốc tế do Nga tổ chức đang diễn ra ở St. Petersburg.
Theo đó, ông Patak cho biết, năm 2018, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã ký hợp đồng với công ty Bramos để trang bị hệ thống tên lửa Brahmos cho 40 máy bay chiến đấu Su-30 MKI.
"Hai máy bay chiến đấu đầu tiên đã được trang bị hệ thống tên lửa mới nhất Bramos. Số máy bay còn lại sẽ được trang bị trong vài năm tới", ông Patak nói.
Vẫn theo đại diện của Brahmos, mới đây, tên lửa Brahmos đã được thử nghiệm thành công để tiêu diệt mục tiêu trên mặt đất. Trong tháng 8 tới, tên lửa này sẽ được tiến hành thử nghiệm để tiêu diệt mục tiêu trên biển.
Trước đó, các thông tin cho biết, Ấn Độ đang cùng Nga phát triển tên lửa siêu thanh Brahmos có tốc độ tối đa lên tới 3.450 km/giờ.
Tốc độ của tên lửa này được cho là nhanh gấp 1,5 lần so với máy bay phản lực siêu thanh cũ Concorde.
Thử nghiệm đầu tiên của tên lửa trên đã được tiến hành vào tháng 11/2017, nhằm vào một mục tiêu trên biển. Ấn Độ khi đó tuyên bố là nước đầu tiên đã phóng thành công một tên lửa tấn công có tốc độ 2,8 Mach nhằm vào mục tiêu trên biển.
"Tên lửa Brahmos sẽ tạo cho Không quân Ấn Độ khả năng tấn công vào bất kỳ mục tiêu nào ở trên biển hoặc trên đất liền từ tầm bắn lớn, với độ chính xác cao ở cả ngày hay đêm và trong mọi điều kiện thời tiết", Bộ Quốc phòng mới đây cho biết.
Ấn Độ và Nga cũng đang chuẩn bị sản xuất phiên bản tầm xa của tên lửa nói trên. Phiên bản này được cho là có thể bay với tốc độ lên tới Mach 5, tức 6.125 km mỗi giờ.
Hà Dung
Theo baophapluat
Ấn Độ thừa nhận phóng nhầm tên lửa vào máy bay của 'quân mình' New Delhi thừa nhận một chiếc trực thăng của Ấn Độ đã bị chính tên lửa của nước này bắn rơi trong cuộc giao tranh với Pakistan trên bầu trời Kashmir. Hiện trường chiếc trực thăng Mi-17V-5 rơi tại Budgam, bang Kashmir sau khi trúng tên lửa phòng không ngày 27/2. Ảnh: Reuters Chỉ huy Không quân Ấn Độ mới được bổ nhiệm...