Không quân Ấn Độ đứng đầu thế giới về…tai nạn máy bay
Tỷ lệ tai nạn máy bay của không quân Ấn Độ luôn cao hơn rất nhiều so với Nga – nước xuất khẩu máy bay chủ yếu cho Ấn Độ
Ngày 15/11 năm nay, 1 chiếc F-22A “Raptor” của liên đội 325 không quân Mỹ đã bị rơi ở Florida, phi công đã nhảy dù thành công. Đây là vụ tai nạn thứ 5 của loại máy bay được coi là hiện đại bậc nhất thế giới này, trong đó chỉ có 3 vụ phi công thoát khỏi lưỡi hái của tử thần.
Sự cố thứ nhất phát sinh năm 1992 trong giai đoạn thử nghiệm của F-22, còn chiếc máy bay chiến đấu thực thụ đầu tiên bị tai nạn vào ngày 20/12/2004. Sau đó còn phát sinh tiếp 2 sự cố nữa đối với loại máy bay này vào ngày 25/03/2009 và 17/11/2010, đến ngày 15/11 năm nay là vụ thứ 5.
F-22 Raptor hiện có tỷ lệ tai nạn là 6 vụ/10 vạn giờ bay
Ngày 13/12/2011, nhà sản xuất máy bay Lockheed Martin sản xuất chiếc cuối cùng trong số 187 máy bay F-22, công ty này đã niêm cất dây chuyền công nghệ sản xuất máy bay, hy vọng có thể khôi phục hoạt động sản xuất loại máy bay này. Thế nhưng, trong thực tế không quân Mỹ chỉ còn 182 chiếc (5 chiếc hỏng hoàn toàn sau tai nạn) được biên chế thành 15 phi đội, trong đó có 3 phi đội làm nhiệm vụ huấn luyện.
Nếu tính tỷ lệ phát sinh sự cố thì cứ 10 vạn giờ bay F-22 phát sinh 6 vụ, ngoài tổn thất về máy bay (mất trắng cả trăm triệu USD), chỉ riêng kinh phí sửa chữa cũng đã hơn 1 triệu USD cho mỗi dấu hiệu mất an toàn. Còn 2 loại F-15 và F-16 của Mỹ thì có tỷ lệ tai nạn chỉ bằng hơn nửa F-22 với 3 – 4 vụ trên 10 vạn giờ bay.
“ Xe tải bay” B-52 là loại máy bay có tính tin cậy cao nhất của Mỹ
Các loại máy bay ném bom Mỹ có tỷ lệ tai nạn thấp hơn nhiều, một phần cũng do nó chỉ bay với tốc độ thấp hơn và ít động tác kỹ thuật phức tạp. 2 loại máy bay ném bom chiến lược siêu âm B-1 và máy bay tàng hình B-2 có tỷ lệ gặp sự cố khoảng 3,48 vụ trên 10 vạn giờ bay, còn siêu pháo đài bay B-52 (mệnh danh là “xe tải bay”), trong gần 60 năm qua phát sinh rất ít sự cố, là loại máy bay có độ ổn định an toàn cao nhất trong lực lượng không quân Mỹ. Tính ra, cứ mỗi 10 vạn giờ bay của B-52 chỉ có 1,5 lần mất an toàn.
Tỷ lệ phát sinh sự cố của không quân Ấn Độ với trang bị chủ yếu là các loại máy bay Nga đang đứng đầu thế giới, cứ mỗi 10 vạn giờ bay không quân Ấn Độ lại có 6-7 vụ tai nạn, cao hơn so với các máy bay của Nato (4-5 vụ) và cao hơn rất nhiều so với Nga – cũng sử dụng phần lớn các loại máy bay như Ấn Độ.
Video đang HOT
Biên đội máy bay Su-30 MKI của không quân Ấn Độ
Các loại máy bay công nghệ càng cao thì khi mới ra đời càng gặp tai nạn nhiều hơn, ví dụ như tỷ lệ tai nạn của F-22 hiện là 6 vụ/10 vạn giờ bay, nhưng khoảng 10 năm nữa, khi trình độ và các kỹ năng bay của phi công đã thành thục thì nó sẽ giảm xuống chỉ còn 2-3 vụ/10 vạn giờ.
Vào đầu thập niên 50 – thế kỷ 20, loại máy bay chiến đấu sơ khai là F-89 có tỷ lệ tai nạn khủng khiếp với 383 vụ/10 vạn giờ bay, thế nhưng chỉ sau 10 năm, một thế hệ máy bay mới ra đời, tỷ lệ bình quân đã giảm xuống mức đáng kinh ngạc với vẻn vẹn 20 vụ, còn loại máy bay có trình độ công nghệ cao nhất lúc đó của Mỹ là tiêm kích bom F-4 chỉ mất an toàn có 5 lần/10 vạn giờ bay.
F-89 của Mỹ đứng đầu thế giới về mất an toàn trong thập niên 50
Tính tin cậy và mức độ an toàn của các loại máy bay cũng tăng lên theo trình độ công nghệ mặc dù kết cấu máy bay và hệ thống thiết bị của nó ngày càng phức tạp hơn. Điều này cũng không khó lí giải, nguyên nhân chủ yếu là do sự gia tăng các thiết bị cảm biến và đo đạc trong khoang máy bay, chính điều này đã giúp phi công phát hiện ra những sự cố tiềm ẩn ngay từ khi nó mới chỉ là các dấu hiệu mất an toàn.
Theo ANTD
Các phi cơ Mỹ bị tiêu diệt trong 'Điện Biên Phủ trên không'
Không chỉ các pháo đài bay B-52, nhiều mẫu phi cơ khác của quân đội Mỹ lần lượt bốc cháy trên bầu trời Hà Nội, trong 12 ngày đêm không thể quên của trận Điện Biên Phủ trên không.
Người Mỹ tự hào gọi máy bay ném bom B-52 Stratofortress là những pháo đài bay. Loại phi cơ oanh kích chiến lược này bắt đầu được sử dụng từ năm 1955. Trong 12 ngày đêm không quân Mỹ leo thang đánh phá Hà Nội và một số thành phố khác vào tháng 12/1972, B-52 được coi là lá bài chủ lực, nhằm đạt hiệu quả đánh phá cao nhất. Ảnh:USAF
Trong đợt đánh phá ác liệt từ 18 tới 29/12/1972, quân đội Mỹ sử dụng hai mẫu B-52G và B-52D. Trong hình là một chiếc B-52D. Ảnh minh họa: Wikipedia
Người Mỹ gọi chiến dịch đánh phá này là Linebacker II. Họ huy động 197 trên tổng số 400 chiếc B-52, gần một phần hai số máy bay chiến thuật và một phần tư số tàu sân bay.
Nhưng điều người Mỹ có được sau 12 ngày đêm năm 1972 không phải là chiến thắng. 34 pháo đài bay B-52 đã bị Việt Nam bắn rơi. Nhiều phi cơ chiến lược khác của Mỹ cũng chịu chung số phận. Ảnh: USAF
Ít nhất hai chiếc chiến đấu cơ F-111A của không quân Mỹ bị tiêu diệt trong chiến dịch Linebacker II. Ảnh minh họa: Oocities
Máy bay trinh sát RA-5C cũng được hải quân Mỹ sử dụng trong chiến dịch Linebacker II. Ít nhất một chiếc RA-5C bị không quân Việt Nam tiêu diệt. Trong hình là một chiếc RA-5C trong nhiệm vụ trinh sát trên bầu trời Việt Nam vào năm 1967. Ảnh minh họa: US Navy
Hải quân Mỹ cũng triển khai chiến đấu cơ F-4J Phantom II tham gia chiến dịch và ít nhất một chiếc bị tên lửa SA-2 của Việt Nam tiêu diệt. Ảnh: US Navy
Một chiếc trực thăng HH-53 của không quân Mỹ bị Việt Nam tiêu diệt vào ngày 27/12/1972, tức là chỉ một ngày trước khi chiến dịch Linebacker II kết thúc. Trong hình là một chiếc HH-53 hoạt động trên bầu trời Việt Nam vào tháng 10/1972. Ảnh minh họa:USAF
Một máy bay ném bom hạng nhẹ EB-66 của quân đội Mỹ hôm 23/12. Trong hình là một chiếc EB-66 đang bay ra miền bắc của Việt Nam. Ảnh minh họa: Earthlink
Cũng trong ngày 23/12, một máy bay ném bom hạng nhẹ A-7E của hải quân Mỹ bị bắn rơi bởi tên lửa SA-2 của Việt Nam. Trong hình là một chiếc A-7E trong một nhiệm vụ trên bầu trời miền bắc Việt Nam vào năm 1973. Ảnh: US Navy
Ngay trong ngày đầu tiên của chiến dịch (18/12), một phi cơ ném bom hạng nhẹ A-7C đã bị bắn rơi bởi tên lửa SA-2 của pháo binh Việt Nam. Các máy bay A-7C được hải quân Mỹ triển khai tới Việt Nam từ tháng 6/1972 tới 24/3/1973. Trong hình là một chiếc A-7C bay trên bầu trời Việt Nam. Ảnh minh họa: Wikipedia
Tên lửa SA-2 của Việt Nam tiếp tục là khắc tinh của phi cơ Mỹ, khi tiêu diệt một máy bay A-6A vào ngày 20/12. Trong hình là một chiếc A-6A cất cánh từ tàu sân bay USS Saratoga, một trong 6 tàu sân bay được quân đội Mỹ huy động cho chiến dịch Linebacker II. Ảnh: US Navy
Theo VNE
Át chủ bài của lưới lửa phòng không Hà Nội Hàng chục máy bay ném bom B-52 của Mỹ bị bắn rơi trong chiến dịch bảo vệ bầu trời Hà Nội cuối năm 1972. Sát thủ của các "pháo đài bay" này là hệ thống phòng không, được tạo bởi các tên lửa tầm cao SA-2 do Liên Xô sản xuất. Tên lửa S-75 Dvina do Liên Xô chế tạo, thường được gọi...