Không phạt người đi xe vì lỗi đội mũ bảo hiểm “dỏm”
Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn cho biết, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đề nghị Chính phủ thống nhất quy định chỉ xử phạt người đi xe máy mà không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ nhưng không cài quai đúng quy định.
Tại cuộc họp báo Chính phủ chiều tối 1/6, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên nhận một loạt khúc mắc, băn khoăn xung quanh quy định xử phạt người đội mũ bảo hiểm “dỏm”.
Câu hỏi đầu tiên, lực lượng chức năng có quyền xử phạt đã được trang bị kiến thức đủ để phân biệt mũ thật hay giả, tốt hay kém chất lượng? Sau nữa là thắc mắc việc xử phạt trên đường sẽ thế nào, người dân nộp tiền trực tiếp hay phải đến kho bạc. Người nộp tiền phạt xong có bị thu giữ mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng, nếu có thì thủ tục thu giữ tài sản này như thế nào?
Vấn đề khác đặt ra là công tác quản lý sản xuất như thế nào để người dân ra đường có thể mua được mũ tốt, không mua phải mũ rởm?
Video đang HOT
Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên đáp, trong phiên họp tháng 6, Chính phủ có bàn về quy định bắt đầu áp dụng từ ngày hôm nay, 1/7 này và thống nhất, chỉ xử phạt người tham gia giao thông về 2 hành vi không tuân thủ quy định về đội mũ bảo hiểm là hành vi không đội mũ và hành vi không cài quai mũ khi đội (theo Nghị định 71 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ).
Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ khẳng định, nhà nước muốn bảo vệ sức khoẻ, tính mạng người dân một cách đầy đủ nhưng ở thời điểm này chỉ xử phạt ở 2 hành vi quy định trong Nghị định 71. Còn việc xử lý mũ giả, kém chất lượng là vấn đề khác, sẽ xem xét ở khía cạnh khác.
Trao đổi thêm bên lề cuộc họp báo, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên nhận định, để sản xuất mũ bảo hiểm kém chất lượng như thế ra thị trường thì là lỗi ở khâu khác, không phải của người tiêu dùng.
Bộ trưởng Nên bác lập luận đội mũ bảo hiểm rởm hay là mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng thì coi như không đội mũ và phải phạt theo quy định không đội mũ.
Người đứng đầu Văn phòng Chính phủ thông tin thêm, chính Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng muốn truyền đạt về nguyên tắc xử phạt như thế. Bộ trưởng Thăng cũng băn khoăn nhiều về quy định phạt người đội mũ bảo hiểm rởm những ngày qua vì nhiều ý kiến “chất vấn” ngược lại: “Người tiêu dùng thì biết thế nào là mũ bảo hiểm thật hay giả mà đi phạt?”.
Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cũng nhận định, phạt người đội mũ bảo hiểm cũng chỉ là xử lý phần ngọn còn gốc của vấn đề chính là người sản xuất, kinh doanh, bán sản phẩm ra thị trường. Thực ra để ràng buộc trách nhiệm với người tiêu dùng để mỗi người phải biết bản thân mua, dùng những sản phẩm như thế nào, cơ quan chức năng cũng tính tăng cường hoạt động tuyên truyền, quảng bá về việc mũ bảo hiểm phải dán nhãn, mác tiêu chuẩn hợp quy…
Nhưng việc đó, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cho biết sau này mới tính, còn hiện tại thì chưa xét đến.
P.Thảo
Theo Dantri
Hôm nay, xử phạt đội mũ bảo hiểm không đúng quy cách
Chiều qua 30.6, thượng tá Nguyễn Hoàng Diệp, Phó phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC67), Công an TP.HCM cho biết bắt đầu từ ngày 1.7, lực lượng CSGT của PC67 và quận huyện mở đợt cao điểm ra quân xử lý những trường hợp người tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy không đội mũ bảo hiểm (MBH), đội MBH không đúng quy cách hoặc đội mũ không phải MBH "dành cho người đi mô tô, xe máy".
Nhiều mũ bảo hiểm hình lưỡi trai, nón vành vẫn được bày bán chiều 30.6 - Ảnh: Lương Ngọc
Một cán bộ của PC67 giải thích, MBH "dành cho người đi mô tô, xe máy" là loại mũ có cấu tạo đủ 3 bộ phận, gồm: vỏ mũ, đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ) và quai đeo. MBH này phải được gắn dấu hợp quy CR (đã được chứng nhận hợp quy); trên mũ có ghi nhãn hiệu hàng hóa theo quy định của pháp luật, trong đó nhãn mũ phải có tên sản phẩm là "MBH dành cho người đi mô tô, xe máy", tên và địa chỉ cơ sở sản xuất (hoặc tên và địa chỉ cơ sở nhập khẩu, xuất xứ - trong trường hợp là mũ nhập khẩu); cỡ mũ; tháng, năm sản xuất.
Tuy nhiên chiều 30.6, PV Thanh Niên ghi nhận, trên một số tuyến đường Nguyễn Trãi, Hồng Bàng, Nguyễn Tri Phương... ở TP.HCM vẫn còn bày bán tràn lan MBH kém chất lượng không đúng với quy định nói trên. Điển hình, đoạn đường Hồng Bàng (Q.5) với chiều dài chưa đầy 500 m, có trên 5 điểm "di động" bằng xe gắn máy, xe đẩy đã vô tư bày bán MBH tự chế, không nhãn mác đúng theo quy định. Theo quan sát của PV, cấu tạo của những MBH này khá đơn giản chỉ với một lớp nhựa mỏng, quai đeo bằng sợi dây dù nhỏ, không có tên địa chỉ của cơ sở sản xuất, không gắn dấu hợp quy CR... Giá của MBH này khá "mềm" từ 70.000 - 150.000 đồng/cái - tùy theo loại.
Không dừng xe để xử phạt MBH dỏm Theo đại tá Đào Vịnh Thắng - Trưởng phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an Hà Nội, từ sáng 1.7, 13 đội CSGT sẽ thành lập nhiều tổ công tác tuần tra trên 9 tuyến ra vào nội đô và 15 nút giao thông bằng xe mô tô chuyên dụng, nhằm phát hiện, xử lý nghiêm những trường hợp tham gia giao thông không đội MBH, đội MBH không cài quai và đặc biệt là đội MBH không đủ 3 bộ phận, hay còn gọi là MBH không đủ tiêu chuẩn. Các tổ công tác chỉ áp dụng việc xử phạt đối với những trường hợp đội MBH không đủ tiêu chuẩn, khi những trường hợp này vi phạm luật giao thông. Các tổ công tác không được dừng những trường hợp đang tham gia giao thông để tiến hành xử phạt, dù họ có đội MBH không đủ tiêu chuẩn. Hà An
Theo NĐ 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng đối với hành vi người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy không đội MBH "dành cho người đi mô tô, xe máy" hoặc đội "MBH cho người đi mô tô, xe máy" mà không cài quai đúng quy cách. Ngoài ra, nếu người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy chở người ngồi trên các loại phương tiện trên mà không đội MBH "dành cho người đi mô tô, xe máy" thì cũng sẽ bị xử phạt từ 100.000 - 200.000 đồng.
Theo TNO
Phạt "nạn nhân" (?!) Trong lúc lực lượng chức năng chưa triệt phá hết các cơ sở sản xuất, buôn bán mũ bảo hiểm rởm, thì việc xử phạt người đội mũ bảo hiểm rởm khiến dư luận băn khoăn, hoài nghi! Phạt người đội mũ bảo hiểm rởm là phạt "nạn nhân"?! Người dân rất khó phân biệt đâu là mũ bảo hiểm thật - rởm....