Không phải WC, đây mới là những chỗ bẩn “kinh hoàng” trong nhà mà bạn không thể ngờ
Thật đáng kinh ngạc là nơi bẩn kinh hoàng và chứa nhiều vi khuẩn gây hại nhất trong căn nhà của bạn lại không phải WC mà là căn bếp.
Theo nghiên cứu mới nhất của Khoa Y, Đại học New York (Mỹ), nơi bẩn nhất trong nhà bạn chính là nhà bếp. Nhiều người cho rằng WC bẩn nhất nên nơi đó luôn được cọ rửa thường xuyên, nhưng nhà bếp lại là nơi tập trung nhiều vi khuẩn nhất vì là nơi xử lý thịt sống. Nhà sinh vật học Philip Tierno thuộc ĐH New York cho biết: “Bếp là nơi đặt bồn rửa, tủ lạnh và rất nhiều đồ gia dụng khác – và khả năng cao là tất cả đã và đang bị nhiễm khuẩn”.
Dưới đây là những nơi bẩn nhất trong nhà bếp mà bạn cần phải chú ý cọ rửa hoặc thay đồ dùng mới thường xuyên:
Bạn hãy đoán xem một ngày bạn sử dụng chúng bao nhiêu lần để cọ rửa chén bát, xoong nồi và vi khuẩn bám vào nó như thế nào? Miếng bọt biển rất bẩn. Đó là vì bạn sử dụng nó để rửa gần như tất cả mọi thứ: rổ đựng rau, tủ lạnh, chén đĩa… nhưng lại không thể làm sạch bọt biển đúng cách, khiến nó chứa những vi khuẩn có tiềm năng nhân bản theo cấp số nhân.
Miếng bọt biển do đó sẽ là môi trường hoàn hảo cho vi khuẩn phát triển, bao gồm cả E. coli và listeria – những vi khuẩn gây bệnh đường ruột nghiêm trọng.
Dẫu biết sau mỗi lần rửa bát, bạn đều giặt chúng sạch sẽ nhưng tốt nhất bạn nên thay chúng một tuần một lần để đảm bảo.
2. Bồn rửa bát
Hàng ngày, bạn rửa các loại thịt, cá sống, rau, củ, quả, rửa chén bát đã qua sử dụng ít nhất 30 phút. Chính vì thế, đó là nơi tích tụ rất nhiều loại vi khuẩn như khuẩn salmonella và e.coli. Tranh thủ lúc rửa bát hãy cọ rửa bồn để các loại chất bẩn chảy qua hệ thống thoát nước luôn bạn nhé.
3. Thớt
Thật bất ngờ khi chiếc thớt còn chứa nhiều vi khuẩn hơn cả bệ ngồi toilet. Bạn bắt buộc phải có 2 chiếc thớt khác nhau để thái đồ sống và thái rau, củ, quả. Sau khi sử dụng, bạn rửa sạch bằng nước sôi rồi phơi khô. Với lần sử dụng tiếp theo, bạn nhớ rửa thớt dưới vòi nước. Những chiếc thớt gỗ có thể chứa nhiều vi khuẩn gấp 200 lần nhà vệ sinh, nhất là khi bạn dùng trong thời gian quá lâu. Vì thế, mỗi tuần một lần, bạn nên ngâm thớt trong hỗn hợp nước và giấm để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn.
Video đang HOT
4. Tủ lạnh
Là “thiên đường” của cả nhà nhưng tủ lạnh lại là nơi tập trung nhiều vi khuẩn có hại nhất. Môi trường ẩm, tối giúp các loại khuẩn salmonella, listeria, nấm men, nấm mốc và e.coli lây lan nhanh chóng. Bạn hãy nhớ lau tủ lạnh mỗi tháng một lần, rửa sạch bằng nước nóng và xà phòng.
5. Máy xay
Máy xay sinh tố, máy ép nước trái cây cũng là nơi cư trú hoàn hảo cho các vi khuẩn như salmonella, e.coli, nấm mốc, nấm men. Để làm sạch máy xay, bạn hãy đổ nước nóng, thêm một ít dung dịch rửa bát và ấn nút.
Khăn lau bồn rửa bát, khăn lau bếp, khăn lau tay, khăn nhấc nồi luôn ẩm và tích tụ rất nhiều chất bẩn. 70% miếng khăn được kiểm tra dương tính với e.coli trong nghiên cứu trên. Vì thế, bạn hãy nhớ giặt những chiếc khăn này sau khi sử dụng và thay khăn mới 2 tuần/lần.
Theo Khám Phá
Miếng mút mặt cười: Loại mút "thần thánh" cọ sạch mọi vết bẩn cực tiện lợi cho chị em
Một miếng rửa bát được CEO Thương vụ bạc tỷ (Shark Tank) đầu tư đến 4,5 tỷ đồng, có thể lau sạch mọi vết bẩn trên mọi đồ vật, tự động biến đổi khi gặp nước nóng hoặc lạnh,... Bạn có muốn sở hữu một chiếc không?
Không chỉ khiến việc dọn rửa bếp núc mỗi ngày trở nên dễ dàng hơn với chị em sau mỗi bữa ăn mà miếng xốp Scurb Daddy này còn giúp cho một anh chàng sửa chữa ô tô bình thường trở thành startup thành công nhất trong lịch sử Shark Tank (Thương vụ bạc tỷ) và một công ty kinh doanh chẳng mấy ai biết đến bỗng dưng bứt phá với doanh thu cao kỷ lục trong nhiều năm. Miếng xốp rửa bát này có gì đặc biệt mà lại "thần thánh" đến thế?
Aaron Krause và những miếng xốp rửa bát Scrub Daddy nổi danh khắp thế giới.
Từ nhân viên sửa ô tô tới giám đốc kinh doanh nhờ... một miếng xốp rửa bát
Scrub Daddy chắc hẳn là miếng xốp rửa bát nổi tiếng và gây "ồn ào" nhất thế giới bởi "khả năng" kêu gọi vốn tới hơn 4,5 tỷ đồng từ các "cá mập" trong chương trình Shark Tank (Thương vụ bạc tỷ) của Mỹ năm 2012. Bạn có bao giờ thắc mắc nhờ đâu mà ý tưởng về miếng xốp rửa bát "có một không hai" này ra đời và gây được tiếng vang đến vậy không?
"Khi sử dụng Scrub Daddy, một chân trời mới như được mở ra trước mắt tôi. Đây là miếng xốp rửa chén tuyệt nhất mà tôi từng dùng," Aaron chia sẻ.
Aaron Krause - cha đẻ của Scrub Daddy tìm ra được ý tưởng về miếng rửa bát một cách rất bất ngờ. Trong khoảng thời gian làm việc tại nhà máy ô tô, tay Aaron thường bị dính rất nhiều dầu nhớt khó rửa sạch, thêm vào đó là việc cứ phải dùng từng loại khăn, giẻ, bông mút khác nhau cho từng công đoạn làm việc.
"Cái khó ló cái khôn", anh chàng này tự mày mò ra một sản phẩm có thể làm sạch tay một cách dễ dàng nhất. Nhưng phải đến một thời gian sau, phiên bản hoàn hảo nhất của Scrub Daddy mới ra đời khi Aaron cầm vài mẫu Scrub Daddy về nhà để làm sạch nội thất và rửa chén. "Khi sử dụng Scrub Daddy, một chân trời mới như được mở ra trước mắt tôi. Đây là miếng xốp rửa chén tuyệt nhất mà tôi từng dùng," Aaron chia sẻ.
"Cha đẻ" Aaton và "đứa con cưng" Scrub Daddy tại Shark Tank Mỹ năm 2012.
Aaron Krause thành lập công ty Scrub Daddy vào năm 2008, và tạo một cú hích mạnh đem danh tiếng Scrub Daddy cùng miếng rửa bát thần thánh "đánh bật" hàng chục thương hiệu tiêu dùng khổng lồ khác khi tham gia Shark Tank.
Miếng xốp rửa bát diện mạo đáng yêu "thần thánh" nhất thế giới
Phải có đặc điểm vượt trội đến mức nào một miếng lau chùi xốp nhỏ bé mới có đủ "sức bật", thu hút hơn 4,5 tỷ đồng (200.000 USD) đầu tư từ CEO nổi tiếng? Câu trả lời nằm ngay ở những ưu điểm không thể tuyệt vời hơn của Scrub Daddy mà không phải miếng rửa bát nào cũng có được.
Thiết kế mặt cười với phần miệng để lau chùi các đồ vật dẹt bị bẩn hai mặt như thìa, dĩa,... còn đôi mắt là nơi để luồn ngón tay vào giữ chặt miếng mút.
Thiết kế xinh xắn của miếng rửa bát Scrub Daddy này sẽ khiến bạn phải thốt lên vì quá đáng yêu khi cầm chúng trên tay. Sản phẩm gốc Scrub Daddy có khuôn tròn, hình mặt cười đáng yêu với các màu sắc khác nhau cho bạn thoải mái chọn lựa. Thiết kế mặt cười này không vô ích đâu nhé, phần miệng để lau chùi các đồ vật dẹt bị bẩn hai mặt như thìa, dĩa,... còn đôi mắt là nơi để luồn ngón tay vào giữ chặt miếng mút.
Miếng rửa bát này có thể thay đổi độ cứng mềm tùy thuộc vào môi trường.
Scrub Daddy được biết đến với chất lượng vượt xa bất kỳ loại khăn, giẻ hay mút lau chùi nào. Miếng mút này được làm từ chất liệu FlexTexture độc quyền, mềm, thấm nước, các lỗ khí thông minh giúp dễ dàng vệ sinh khi chỉ dùng nước, đồ ăn đọng trong miếng mút này dễ dàng rơi ra khi bạn cho vào nước ấm để giặt. "Cha đẻ" Aaron đã biến miếng xốp của mình thành một sản phẩm chà rửa không gây trầy xước cho mọi vật dụng, không bám mùi, có thể sử dụng trong máy rửa chén.
Nhanh chóng biến thành miếng mút Scrub Dady phiên bản cứng khi gặp nước lạnh.
Có thể bạn vừa sử dụng một miếng mút Scrub Daddy mềm mại để rửa bát đĩa, lau dọn các bề mặt đồ dùng nhà bếp thông thường với dầu mỡ, cặn bẩn đồ ăn sót lại. Nhưng bạn sẽ được trải nghiệm ngay Scrub Daddy "phiên bản cứng" khi nhúng vào nước lạnh. Lúc này, miếng xốp mềm đã trở thành một loại mút rắn chắc, phù hợp với những vết bẩn cứng đầu, cần dùng sức kỳ cọ như vết dầu mỡ khó ưa, thức ăn cháy, khô và đóng cục trên xoong chảo, mặt bếp.
Dễ dàng vệ sinh trong cả nước lạnh và nước ấm.
"Thần thánh" đến vậy nhưng Scrub Daddy có nhược điểm không?
Sản phẩm dù tốt đến mấy cũng có một số những hạn chế mà nhà sản xuất cần khắc phục, đây cũng là lý do mà Scrub Daddy chưa thể "bật lên" hẳn trở thành sản phẩm phổ biến nhất trên thị trường. Theo đánh giá trên trang thương mại điện tử Amazon, nhiều người cho rằng giá của Scrub Daddy quá đắt cho một miếng xốp rửa bát, bạn sẽ phải chi tới hơn 80.000 đồng/1 miếng (3,56 USD). Quả thực, với mức giá này không phải gia đình nào cũng đủ điều kiện chi trả cho vài miếng rửa bát như thế trong vài tháng.
Người dùng đăng tải hình ảnh miếng mút Scrub Daddy nhanh chóng bị hỏng sau 2 tuần sử dụng.
Mặc dù hãng cam kết một miếng xốp rửa bát này có thể sử dụng tới 2 tháng, nhưng không ít người dùng bình luận trên các blog và trang web đánh giá sản phẩm rằng, miếng mút của họ chỉ sau 1-2 tuần sử dụng đã rách, các mảng mút rơi ra, hệt như một khuôn mặt thẩm mỹ hỏng.
Tuy nhiên, dù thế nào thì đây vẫn là một sản phẩm hữu ích và cực kỳ hay ho cho chị em, hỗ trợ nhiều trong công việc nội trợ và vệ sinh bếp, đồ dùng. Về Việt Nam, miếng "mặt cười rửa bát" này có giá 90.000 - 100.000 đồng cho mỗi miếng, chị em có thể tham khảo và mua về sử dụng nếu có điều kiện.
Theo Khám Phá
Lâm Đồng: Nối liền bàn tay bị đứt lìa khi cắt cỏ bò Sáng 17.11, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng đã nối liền bàn tay của bà Đặng Thị Hà, 52 tuổi (Liên Hà, Lâm Hà, Lâm Đồng). Tai nạn khiến bàn tay của bà Hà bị cắt đứt lìa, ba ngón bị nghiền nát. Theo người nhà bệnh nhân, sáng 16.11, bà Hà sử dụng máy xay cỏ để cho bò ăn thì...