Không phải trò đùa ngày Halloween, loài cây kỳ lạ phun máu ra như người bị thương
Hóa ra cây cối cũng có thể chảy máu khi bị thương y như động vật và con người.
Đã nhiều năm rồi người ta vẫn tranh cãi về việc liệu cây cối có thể có cảm xúc được không. Ngạc nhiên thay, một giống cây kỳ lạ ở Châu Phi có thể biểu hiện sự đau đớn theo cách rất giống con người: chảy máu.
Nhìn qua thật không khác gì “máu tươi” rỉ ra từ miệng vết chặt.
“Cây gỗ máu” có tên khoa học là pterocarpus angolensis, được tìm thấy ở nhiều nơi trên khắp Châu Phi, trong đó bao gồm Zimbabwe, Tanzania, Nam Phi và Zaire. Cây trưởng thành có thể mọc cao 12 -18 mét với thân cây cao lớn uy nghi và vòm lá xum xuê ở phần ngọn.
“Cây gỗ máu” rất cao lớn và có lá tập trung trên ngọn cây cao.
Điểm đặc biệt ở loại cây này đó là khi bị chặt, thân gỗ chảy ra thứ nhựa cây có màu đỏ tươi y như máu. Thứ nhựa dinh dính này sẽ rỉ ra ở chỗ “vết thương” để giúp cây mau lành lại.
Thứ nhựa cây đỏ tươi có tác dụng làm lành vết thương.
Mặc dù có vẻ đáng sợ, “cây gỗ máu” rất được ưa chuộng tại Châu Phi nhờ vào loại gỗ màu nâu ánh đỏ rất đẹp và bền, lại có khả năng chống mối mọt.
Video đang HOT
Thường thì người ta sẽ dùng gỗ loại cây này để làm đồ đạc trong nhà hoặc để đóng thuyền; riêng nhựa cây có thể trộn với mỡ động vật rồi dùng như thuốc nhuộm bôi lên mặt và cơ thể. Chính vì có màu tựa như máu nên người dân địa phương tin rằng nhựa cây có thể đem lại phép thần.
Chặt đứt chỗ nào, nhựa cây chảy ra ở đó.
Gặp cảnh tượng này vào buổi đêm chắc nhiều người phải khóc thét.
Ngoài ra, nhựa “cây gỗ máu” còn được sử dụng để chữa các bệnh về mắt, bệnh sốt rét đái huyết cầu tố, bệnh nấm da hoặc để tăng lượng sữa ở người mẹ đang mang thai. “Cây gỗ máu” thường được trồng quanh nhà của người trưởng làng để làm rào chắn tự nhiên.
Theo Khánh Linh / Trí Thức Tr
Loài cây có hình dáng đặc biệt chỉ mọc duy nhất ở một nơi trên Trái đất
Trông xa những cái cây này chẳng khác gì mái tóc bay bay trong gió. Vì sao nó không mọc thẳng đứng như bình thường mà lại mọc ngang như vậy?
Những cây cối mọc lên trên Slope Point - một mảnh đất nho nhỏ nằm ở phía cực Nam của Đảo Nam, New Zealand - có đặc điểm khác biệt hoàn toàn với cây cối ở bất cứ nơi đâu trên thế giới.
Cảnh tượng cây cối mọc nghiêng ngang thân tạo nên nét đặc trưng của Slope Point.
Thực ra, những cái cây ở đây có cùng một loài với các cây khác ở quanh đảo, nhưng chỉ ở vị trí này, tất cả các cây mọc lên đều rẽ sang ngang và nếu nhìn từ xa thì không khác gì mái tóc bay trong gió.
Slope Point nằm tít tận cực Nam của New Zealand.
Vì nằm ở mãi tận phía Nam, Slope Point luôn luôn phải chịu những trận gió lớn mỗi ngày. Cụ thể, nó chỉ cách Cực Nam của Trái Đất 4,803 km và nằm cách xa xích đạo khoảng 5,140 km. Vị trí này đồng nghĩa với việc gió thổi từ Cực Nam có thể băng qua hàng ngàn kilomet đại dương một cách tự do mà không hề bị cản trở bởi bất cứ vật gì, để rồi tràn vào Slope Point, tạo nên trận gió không bao giờ ngừng thổi suốt ngày này qua ngày khác.
Đã thế, vùng đất tạo nên Slope Point lại hoàn toàn trống trải, với một bên là vực thẳm dựng đứng ngay cạnh biển khơi lạnh giá bên dưới.
Slope Point trông thẳng ra biển với vách núi đá lởm chởm.
Tất cả những điều đó đã khiến cây cối ở Slope Point, vốn được những người dân chăn cừu trồng để làm chỗ trú chân cho đàn gia súc của mình, mọc lên cong veo theo chiều ngang, tạo nên nét đặc trưng hoàn toàn chỉ có ở Slope Point.
Những cái cây cong veo ở Slope Point là chốn nghỉ chân của đàn cừu và người dân.
Cận cảnh một cái cây có thân nghiêng ngả vì gió.
Gió và dốc núi đá cũng khiến người dân sinh sống xa khỏi nơi này. Khu vực quanh Slope Point thường chỉ dùng cho chăn cừu và có rất ít nhà cửa, có chăng cũng chỉ là vài cái lán méo mó.
Tấm biển tên ghi rõ tọa độ địa lý của Slope Point.
Bạn không thể chiêm ngưỡng những cái cây nào giống như thế này ở bất cứ đâu trên Trái Đất.
Trông xa, những cái cây này không khác gì mái tóc bay bay trong gió.
Slope Point không phải là nơi duy nhất trên thế giới có cây thân bị cong queo như vậy. Ở một nơi có tên là Rừng Cong (Crooked Forest) tại Ba Lan, cây cối cũng bẻ cong 90 độ nhưng ở gốc chứ không ở thân. Khác với Slope Point, các nhà khoa học cho rằng Rừng Cong thật ra được tạo nên từ bàn tay con người, có thể là vào khoảng những năm 1930. Dù thế, tại sao người ta lại dành nhiều thời gian đến vậy để tạo hình cho cây thì vẫn là một bí ẩn chưa thể giải thích.
Theo Khánh Linh / Trí Thức Trẻ
Kinh dị loài cây chỉ cần chạm nhẹ là đau đến nỗi muốn tìm cái chết để được giải thoát Trông thì rất bình thường như nhiều loài cây khác nhưng nó lại được coi là "sát thủ" gây đau đớn bậc nhất trong thế giới thực vật. Sao mà đáng sợ vậy? Thế giới tự nhiên xung quanh ta luôn phong phú và đa dạng. Bên cạnh những loài thực vật vô cùng hữu ích cho cuộc sống của con người, mẹ...