Không phải trà sữa, đây mới là những thức uống giúp bạn “hạ hỏa” ngày đèn đỏ
“Đèn đỏ” là thời kỳ nhạy cảm nhất trong tháng của con gái, nên việc ăn gì và uống gì cũng cần đặc biệt chú ý đó bạn nha!
Đầu tiên, hãy “điểm danh” những đồ uống đáng bị cho vào “danh sách đen”, hạn chế dùng khi gần đến hoặc trong ngày nguyệt san ghé thăm bạn nhé!
Cà phê
Một ly cà phê chứa nhiều đường và nhiều cafein sẽ có thể làm “náo loạn” cả chu kì nguyệt san luôn đấy! Các tác động đó là làm chu kì đến trễ hơn, kéo dài hơn (rong kinh trong 3, 4 ngày), khiến tăng các triệu chứng “chíu khọ” như đau bụng, đau lưng, tức ngực… do nguyệt san đem lại. Thế nên hạn chế uống đồ uống này bạn nhé, đặc biệt là trong những ngày cận nguyệt san hoặc đang trong thời kỳ “đèn đỏ”.
Nước có gas và cồn
Giống như cà phê, hai loại thức uống này khiến cơ thể dễ bị stress hơn, trong khi những ngày nguyệt san thì cơ thể đã ở trong tình trạng “yếu đuối” nhất rồi. Nước ngọt có gas và cồn “bòn rút” hết nước trong cơ thể do tính hút nước của chúng, nên dễ làm cơ thể thiếu nước, thường hay mệt mỏi và uể oải.
Nước dừa
Nước dừa rất thân thiện trong những ngày khỏe mạnh, vừa ngọt mát lại chẳng có chất hóa học nào làm hại cơ thể. Nhưng uống nước dừa trong ngày “đèn đỏ” sẽ làm tăng triệu chứng chướng bụng ( bloating) rất khó chịu. Nước dừa còn làm tăng lượng kinh nguyệt do tính mát của nó, nên hơi bất tiện cho các kẹp nơ khi hoạt động, sinh hoạt trong những ngày này.
Menu vàng những loại nước uống có thể bổ sung cho ngày đèn đỏ
Video đang HOT
Nước… lọc
Thật đơn giản nhưng nước lọc chính là loại nước cơ thể cần nhất lúc này. Uống đủ nước giúp quá trình chuyển hóa được “trơn tru” hơn. Hãy đặc biệt lưu ý uống đủ lượng nước (2-2,5 lít/ngày) để làm “dịu nhẹ” những ngày “đèn đỏ” đi nhé!
Nước trà
Là giải pháp thay thế cho những bạn nào muốn tỉnh táo mà không cần “nhờ vả” đến các chất chứa cafein hay nước ngọt có gas.
Nước ép củ dền
Nguyệt san làm cơ thể mất một lượng máu lớn, do đó lượng sắt cũng giảm đi đáng kể. Mất sắt sẽ làm tâm trạng mệt mỏi, suy nghĩ kém nhanh nhạy hẳn và gây choáng, chóng mặt nhức đầu… Nước ép củ dền với hàm lượng sắt cao có thể giúp cơ thể bù lại lượng đã mất, rất hợp với kỳ nguyệt san.
Nữ sinh bị bạn học chế giễu lười tắm, đến bệnh viện khám mới biết mắc bệnh
Sau khi về nhà thử mọi biện pháp như tẩy tế bào chết, thay sữa tắm nhưng không hiệu quả thì lúc này nữ sinh mới đến bệnh viện khám.
Trong chương trình "Doctor is hot", bác sĩ Hoàng Tâm Dĩnh, khoa da liễu, bệnh viện Mackay Memorial Hospital, chia sẻ về trường hợp nữ sinh viên (20 tuổi) sống tại Đài Loan. Nữ sinh được mẹ đưa đến khám trong tình trạng xuất hiện da sẫm màu, dày, ở nếp gấp sau cổ.
Nữ sinh được mẹ đưa đến khám trong tình trạng xuất hiện da sẫm màu, dày, ở nếp gấp sau cổ.
Được biết, trong giờ thể dục, nữ sinh buộc tóc cao bị bạn học nhìn thấy vùng da sẫm màu sau cổ, nghĩ rằng nữ sinh lười tắm nên bạn học đã chế giễu khiến nữ sinh vô cùng xấu hổ. Sau khi về nhà thử mọi biện pháp như tẩy tế bào chết, thay sữa tắm nhưng không hiệu quả thì lúc này nữ sinh mới đến bệnh viện khám.
Bác sĩ Hoàng Tâm Dĩnh cho biết: "Kết quả khám cho thấy không chỉ nếp gấp sau cổ mà ngay cả vị trí nách và vùng eo đều có dấu hiệu tương tự. Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh gai đen, căn bệnh này do nhiều nguyên nhân bao gồm rối loạn chuyển hóa, ung thư hoặc một số loại thuốc có thể gây ra. Sau khi tiến hành xét nghiệm máu cho bệnh nhân, phát hiện mức đường huyết tăng cao được xác nhận mắc bệnh tiểu đường".
Nữ sinh có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường là ông bà nội và bố, cộng thêm thói quen nghiện đường, đồ uống luôn bỏ đường và uống 3 ly trà sữa/ngày, theo thời gian, nữ sinh xuất hiện tình trạng kháng insulin trên da, da trở nên sẫm màu và dày được gọi là bệnh gai đen.
Ảnh minh họa
Nữ sinh đã được điều trị bằng cách kiểm soát đường huyết trong cơ thể, tiêm thuốc điều trị tăng sắc tố kết hợp với uống thuốc. Cho dù trải qua quá trình điều trị nhưng làn da của nữ sinh vẫn khó phục hồi như lúc ban đầu. Bác sĩ khuyến cáo những trường hợp mắc bệnh tương tự cần thay đổi đầu tiên chính là thói quen sống của người bệnh.
Bệnh gai đen (acanthosis nigricans) là một rối loạn về da dẫn đến những vệt màu từ nâu nhạt đến đen xuất hiện ở cổ, nách, háng và dưới bầu ngực.
Bệnh thường xảy ra ở người bị béo phì hoặc tiểu đường. Trẻ em bị bệnh này sẽ có nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 cao hơn. Trong một số trường hợp hiếm, bệnh gai đen có thể là một dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư ở cơ quan nội tạng, như dạ dày hoặc gan.
Những nguyên nhân gây ra bệnh gai đen gồm:
Kháng insulin. Hầu hết những người có bệnh này cũng sẽ đề kháng với insulin, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Rối loạn nội tiết. Bệnh này thường xảy ra ở những người có các rối loạn như u nang buồng trứng, tuyến giáp hoạt động kém hoặc các vấn đề với tuyến thượng thận.
Một số loại thuốc và chất bổ sung. Niacin liều cao, thuốc ngừa thai, prednisone và các thuốc corticosteroid khác có thể gây ra bệnh này.
Ung thư. Đôi khi, bệnh cũng xuất hiện do u lympho hoặc khi khối u ung thư bắt đầu phát triển trong một cơ quan nội tạng, chẳng hạn như dạ dày, ruột kết hoặc gan.
Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh gai đen:
Những thay đổi về da là dấu hiệu duy nhất của bệnh. Bạn sẽ nhận thấy da sẫm màu, dày, mịn ở những khu vực nếp gấp - thường là ở nách, háng và sau cổ. Những thay đổi về da thường xuất hiện chậm. Da bị ảnh hưởng cũng có thể có mùi hoặc ngứa.
Những phương pháp nào giúp phòng ngừa bệnh gai đen?
Nếu bệnh liên quan đến béo phì, bạn cần kiểm soát cân nặng của mình. Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp giảm lượng insulin và phòng ngừa bệnh.
Bạn cũng nên điều trị các tình trạng sức khỏe có liên quan đến bệnh (như suy giáp) và tránh các loại thuốc có thể làm nặng hoặc xuất hiện bệnh (như thuốc tránh thai).
Một số tác dụng phụ cần lưu ý khi ăn củ dền Củ dền chứa nhiều chất chống oxy hóa và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi ăn củ dền. 1. Nước tiểu và phân có màu bất thường Tiêu thụ quá nhiều củ dền có thể dẫn đến tình trạng nước tiểu có màu đỏ hoặc hồng...