Không phải Toyota, Honda hay Mazda, đây mới là hãng xe có nhiều thiết kế quái đản nhất tại Nhật mà ít người biết
Honda, Toyota, Suzuki, Mazda,.. đều là những hãng xe ô tô Nhật Bản nổi tiếng và quen thuộc trên thế giới hiện nay, nhưng nói về độ “dị” chắc chắn không thể bỏ qua Mitsuoka với những sản phẩm “điên rồ” mang đậm phong cách cổ điển.
Nhật Bản một cường quốc hàng đầu trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô không chỉ ở châu Á mà còn trên toàn thế giới. Chính vì vậy, văn hoá chơi xe của người Nhật vô cùng đa dạng có những cá tính rất riêng.
Nhật Bản vốn nổi tiếng với văn hóa xe hơi độc đáo trên bản đồ thế giới. Ảnh: Dylan King.
Ban ngày, những xế hộp rất bình thường lăn bánh trên đường như bao quốc gia khác, và khi đêm xuống là lúc những cỗ máy tốc độ như Nissan Skyline, Mazda RX-7 gầm rú trên đường cao tốc, hay những chiếc Honda Civic hạ gầm, những chiếc MPV được độ lạ mắt, hoặc vô số xe Toyota của thập niên 80 xuất hiện nhan nhản. Tuy nhiên, để nói về độ quái đản của văn hóa ô tô Nhật Bản, không thể không nhắc tới Mitsuoka, một thương hiệu ô tô kỳ lạ nhất hành tinh.
Nhật Bản vốn nổi tiếng với nét văn hoá độc đáo như Samurai, robot khổng lồ đánh nhau trong vũ trụ hay nhân vật mang tính biểu tượng như Mario. Chúng ta có thể bắt gặp một ga xe lửa với giai điệu riêng được viết bởi những nghệ sĩ piano của ban nhạc jazz thập niên 80, thậm chí là nhà vệ sinh hiện đại biết nói khó có thể bắt gặp ở đất nước khác.
Mitsuoka Le Seyde Dore đời 1991 xuất khẩu ra nước ngoài thông qua nhà nhập khẩu tư nhân.
Ở một đất nước thú vị như vậy, cầm lái một chiếc Mitsuoka Le Seyde Dore đời 1991 không phải một điều gì đó quá dị hợm. Phát triển dựa trên chiếc Ford Mustang thế hệ thứ 3, nó có kích thước bằng một chiếc thuyền buồm nhỏ, phong cách cách tân cổ điển của Zimmer Golden Spirit hay Excalibur. Mẫu xe Le Syde trông giống như một chiếc Mercedes-Benz SSK 1928 được phủ sợi thủy tinh và những công nghệ hiện đại.
Mitsuoka chỉ có 45 nhân công làm việc, vì thế sản lượng xe ra thị trường không nhiều.
Video đang HOT
Đường phố Nhật Bản nổi tiếng với những con đường nhỏ và hẹp, việc lái một chiếc Mitsuoka Le Seyde chẳng khác nào thách thức sự kiên nhẫn của người điều khiển. Tuy chiếc xe không rộng, nhưng bán kính vòng quay rất lớn, gây rất nhiều khó khăn cho việc quay xe tại những con phố Nhật Bản chật hẹp. Mặc dù sử dụng động cơ của Mustang, tay lái của nó lại là tay lái nghịch vốn không phù hợp với thị trường Nhật Bản.
Giai đoạn cuối những năm 60 đầu những năm thập niên 70, Nhật Bản nổi lên như một cường quốc sản xuất ô tô. Tuy nhiên, các thương hiệu của châu Âu được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn lúc bấy giờ. Năm 1968, ông Susumu Mitsuoka thành lập công ty mang tên ông tại Toyama cách vài trăm dặm về phía Tây Bắc của thủ đô Tokyo (Nhật Bản). Ở thời kỳ khởi nghiệp, công ty chỉ là một cửa hàng chuyên sửa chữa ô tô nước ngoài với logo ban đầu lấy cảm hứng từ bánh xe ngựa thế kỷ thứ 3.
Ông Mitsuoka tự nhận mình là một tín đồ xe hơi của Anh Quốc, và điều đó được chứng minh qua chiếc xe Viewt. Về cơ bản thì đây là một chiếc Nissan Micra với phần đầu của Jaguar Mk 2.
Mitsuoka Viewt trong một bãi đỗ xe ở Nhật.
Chiếc xe đầu tiên Mitsuoka ra đời một cách ngẫu nhiên khi một khách hàng đem đến một chiếc microcar của Ý để sửa chữa, nhưng cửa hàng không có linh kiện thay thế. Thay vì vứt bỏ chiếc xe đó, ông Mitsuoka đã nâng cấp thành chiếc xe của riêng mình mang tên BUBU50 ra mắt năm 1982.
Mitsuoka BUBU50.
Nếu nói BUBU50 là một chiếc xe hơi thì hơi quá, vì cơ bản nó chỉ như một chiếc Peel P50 phiên bản Nhật Bản với động cơ chỉ 50cc, với khả năng tăng tốc chậm chạp và thân xe có tất cả các lớp bảo vệ để “trông giống” một chiếc xe hơi.
Chiếc BUBU50 là một sự khởi đầu cho hàng loạt những chiếc xe đình đám sau này. Mitsuoka Zero được sản xuất từ năm 1994 đến 1996 đã thành công vượt qua những bài thử nghiệm an toàn của Nhật Bản, giúp cho Mitsuoka trở thành nhà sản xuất ô tô thứ 10 tại Nhật. Về cơ bản, Mitsuoka Zero có kiểu dáng “copy” từ mẫu Lotus Seven, và sử dụng hệ truyền động của Mazda MX-5.
Mitsuoka Orochi là một chiếc xe gắn với những từ ngữ “điên rồ”, “quái đản”, “lập dị”.
Sự “điên rồ” của Mitsuoka không có giới hạn, và sự ra đời của Orochi đã khẳng định điều đó. Mẫu xe này nằm trong danh sách “những chiếc xe xấu xí nhất” trong vòng nhiều năm. Mitsuoka Orochi được trang bị động cơ V6 3.3L đặt giữa và hộp số tự động 5 cấp, nhưng điểm thu hút lại đến từ vẻ ngoài được ví như một cơn ác mộng.
Thân xe chế tác từ sợi thủy tinh, được gia cố bằng nhựa đặt lên trên bộ khung gầm thép mà các bài đánh giá nói rằng nó mang lại cảm giác thoải mái khi lái. Tất nhiên, vì sinh ra phục vụ nhu cầu đi lại hàng ngày và không có quá nhiều sức mạnh, Orochi là một chiếc xe êm ái trong vỏ bọc của một chiếc siêu xe.
Mitsuoka Buddy phát triển dựa trên Toyota RAV4.
Ngày nay, Mitsuoka đang mở rộng dòng sản phẩm hiện đại như Viewt, Himiko và Rock Star. Ngoài ra còn có Ryugi và Galue, đây là những chiếc sedan bình thường với phần đầu xe khiến bạn liên tưởng đến Rolls-Royce cổ điển.
Điểm đặc biệt của Mitsuoka là sản lượng xe xuất ra thị trường mỗi năm rất ít, bởi công ty chỉ sử dụng 45 nhân viên để lắp ráp thủ công. Rất ít trong số ấy được xuất khẩu ra ngoài biên giới Nhật Bản, và đều thông qua những nhà nhập khẩu tư nhân.
Mitsuoka không cố gắng để ra đời những sản phẩm đúng thị hiếu người tiêu dùng, mà cố gắng cho ra đời những chiếc xe vui vẻ. Với lượng nhân công hạn chế, Mitsuoko không mang tôn chỉ kiếm tiền, và giống như một lời nhắc nhở tới ngành công nghiệp ô tô hiện đại đang ngày một nhàm chán.
Mitsuoka thật kỳ lạ. Nó sẽ luôn luôn là kỳ lạ. Sau 50 năm hoạt động, sản phẩm của Mitsuoka vẫn mang một vẻ ngoài đặc biệt khó mà nhầm lẫn với các dòng xe khác trên thị trường, mặc dù nó không phải là sản phẩm được đại đa số khách hàng ưa chuộng. Nhưng thật tốt khi có một hãng xe quái đản như vậy vẫn tồn tại cho đến ngày nay.
'Gió thổi ngược chiều' trên thị trường ôtô Việt
Khi cả thị trường nghĩ tới một năm thất bát vì dịch bệnh thì chính sách ưu đãi 50% lệ phí trước bạ xuất hiện, khiến mọi thứ quay đầu.
Tháng 10, nguồn tin của Toyota Việt Nam cho biết hãng này nhận tới 4.000 đơn hàng cho Vios, giao được 3.443 chiếc, tức chỉ đáp ứng được khoảng 86%. So với tháng 9, doanh số Vios tháng 10 tăng hơn 500 xe. Số đơn hàng vượt qua cả mục tiêu của hãng, thậm chí một vài nhân sự ở bộ phận làm kế hoạch bán hàng phải thốt lên "không hiểu vì sao Vios bán chạy thế". Thực tế, đại lý cho biết, khách đang cố mua xe trong 2020 để tận dụng 50% lệ phí trước bạ nên đơn hàng tăng vọt.
Ở một phân khúc xa xỉ hơn, đắt gấp 3-4 lần Vios là Mercedes GLC, mẫu xe sang lắp ráp trong nước cũng đang cháy hàng. Vài tháng trước, người có nhu cầu mua xe hỏi nhau khi nào thì hãng giảm giá nhiều nhất, nhưng một tháng qua, câu cửa miệng chuyển thành "bao giờ nhận được xe". Nhiều khách hàng thậm chí đổi màu, đổi phiên bản chỉ để được nhận xe trong 2020, trước khi mức giảm lệ phí trước bạ 50% hết hiệu lực.
GLC đang là dòng xe thiếu nguồn cung. Ảnh: MBV
Toyota, Mercedes hay nhiều hãng có xe lắp ráp từ bình dân tới hạng sang ở Việt Nam đang hưởng lợi nhờ chính sách của Chính phủ. Hồi đầu năm, khi Covid-19 mởi ở giai đoạn 1, các hãng đã kêu khó, dự đoán cho một năm kinh danh bết bát. Cuối tháng 6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký Nghị định 70 quy định mức thu lệ phí trước bạ với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước được giảm 50% trong 2020, hiệu lực 28/6-31/12. Tức là với ôtô con, khách hàng Hà Nội chỉ phải trả 6% lệ phí trước bạ, trong khi ở TP HCM là 5%.
Giảm trước bạ là chính sách được các chuyên gia đánh giá là rất hiệu quả, bởi số tiền giảm thực tế rất đáng kể. Nếu xe 400 triệu, khách có thể tiết kiệm 20 triệu, nhưng xe 4 tỷ khách được ưu đãi tới 200 triệu. Ở phân khúc cỡ nhỏ, 20-30 triệu cũng là một vấn đề lớn với những người mua xe lần đầu, tài chính không quá dư dả. Vì vậy, đây là cơ hội vàng, khi kết hợp với những chính sách khác của hãng và đại lý để đẩy hàng tồn.
Thị trường không quá thay đổi từ sau khi Nghị định được ban hành, bởi chính sách luôn có độ trễ nhất định. Theo báo cáo của VAMA, doanh số toàn thị trường của xe lắp ráp trong tháng 7 chỉ tăng nhẹ 20% so với cùng kỳ tháng trước đó, đến tháng 8 giảm tới 20% do tháng Ngâu. Sang tháng 9, doanh số xe lắp ráp quay đầu tăng 28%, nhưng lúc này vẫn chủ yếu ảnh hưởng bởi lượng xe dồn từ tháng trước đó. Phải từ tháng 10, bắt đầu quý cuối năm, khách hàng mới nhận ra thời gian không còn nhiều, xe lắp ráp tăng 15% doanh số.
Các hãng lắp ráp cho biết đang có gắng sản xuất để kịp trả đơn cho khách hàng trước khi năm 2020 kết thúc. Nhưng thực tế sản xuất không thể đẩy nhanh ngay lập tức giữa tháng này với tháng khác, chưa kể nguồn cung linh phụ kiện cũng không thể thay đổi ngay được. Nếu thị trường giữ được nhịp mua hàng này, các hãng có xe lắp ráp có thể thở phào về một năm kinh doanh không quá bết bát vì Covid-19. Hồi đầu năm, ngành ôtô dự đoán mất khoảng 15-20% doanh số so với tháng trước, nhưng đến nay, nhiều hãng hy vọng với chính sách này, mức giảm sẽ nhỏ hơn nhiều con số dự đoán, thậm chí có thể ngang bằng số bán năm ngoái.
CR-V không giảm ưu đãi. Ảnh: Lương Dũng
Đây không phải lần đầu Chính phủ cứu các hãng xe lắp ráp trong nước. Năm 2017, khi tất cá các hãng tính tới năm 2018 ngập tràn xe nhập vì thuế nhập khẩu từ ASEAN về 0%, xe lắp ráp sẽ khó cạnh tranh, thì bất ngờ Nghị định 116 ra đời, biến xe nhập khẩu từ lợi thế về bất lợi. Cánh cửa lúc ấy đóng chặt với xe nhập khẩu, vì quy định Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại (VTA) quá lạ lẫm với nhiều nước. Phải một năm sau đó, các hãng mới giải thành công bài toán giấy tờ để hoạt động trở lại bình thường.
Nhưng nhu cầu khách hàng lên cao không phải lý do duy nhất khiến xe lắp ráp giao chậm trong năm nay. Lý do khác nằm ở mạng lưới cung ứng linh kiện lắp ráp. Các hãng lắp ráp ở Việt Nam chủ yếu nhập linh kiện ở nước ngoài nên khá phụ thuộc vào việc phân chia linh kiện cho các thị trường. Khi sức mua ở Trung Quốc phục hồi, cũng là lúc các nhà máy đại lục hút hết nguồn linh kiện từ các OEM, những nhà máy ở thị trường nhỏ như Việt Nam không còn cách nào khác ngoài việc chờ, sản xuất với bộ linh kiện cầm chừng.
Tổng hoà của các yếu tố này, là một thị trường mà người bán nắm thế chủ động, một bức tranh quen thuộc nhiều năm qua. Nắm bắt tâm lý khách hàng, các đại lý của Hyundai, Toyota, Mazda... đua nhau cắt ưu đãi, đưa giá quay về mức niêm yết, thậm chí mua thêm phụ kiện nếu muốn nhận xe sớm.
Tuy vậy, không phải tất cả đại lý hay tất cả các dòng xe lắp ráp đều có chính sách như vậy. Mitsubishi đang có suy nghĩ khác. Hãng này bán Xpander cả lắp ráp và nhập khẩu. Xpander lắp ráp được hưởng 50% trước bạ, vì vậy bản nhập khẩu cũng được hãng tặng luôn 50% trước bạ cũng như một năm bảo hiểm để cả hai có ưu đãi tương đương. Tổng giá trị khuyến mãi gần 42 triệu đồng. Hãng này cho biết không cắt ưu đãi vì muốn khẳng định không có sự khác biệt giữa bản nhập và bản lắp từ cả mẫu mã, chất lượng đến giá cả, đồng thời chia sẻ khó khăn với khách hàng.
Mitsbushi Xpander tặng 50% trước bạ cho cả xe nhập khẩu. Ảnh: Lương Dũng
Honda cũng làm tương tự với CR-V. Giá niêm yết giữ nguyên, hãng xe Nhật và đại lý tặng tiếp 50% trước bạ còn lại, tức khách mua xe không mất tiền trước bạ. Đại lý tặng thêm 30-50 triệu đồng tiền phụ kiện, nhưng không được quy đổi ra tiền mặt. Honda muốn CR-V duy trì được vị thế trước các đối thủ CX-5 và Tucson.
Việc Mitsubishi và Honda giữ các mức ưu đãi sẽ khiến khách hàng phải phân vân nhiều khi lựa chọn giữa các mẫu xe trong cùng phân khúc, giữ thị trường cân bằng hơn, người mua không bị thất thế trong cuộc thương lượng giá xe với đại lý.
Chính phủ đã đẩy "gió thổi ngược chiều" trên thị trường ôtô Việt với chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ cho xe lắp ráp. Từ chỗ tưởng rằng khách hàng lác đác vì kinh tế khó khăn, nay các hãng lại chứng kiến khách tìm đến ồ ạt. Hãng từ người chịu bão, nay trở thành người điều khiển bão, dù trong lòng cơn bão, lại cũng có những cơn gió thổi ngược, như Xpander hay CR-V.
Top 10 thương hiệu ôtô giữ giá nhất tại Mỹ Một nửa thương hiệu trong danh sách này có nguồn gốc từ Nhật Bản, 4 của Mỹ và chỉ duy nhất 1 đến từ châu Âu. Hầu hết người sử dụng ôtô đều có nhu cầu bán lại xe cũ để lên đời mới nhưng không phải xe nào cũng có giá tốt. Do đó, việc tìm ra các thương hiệu sở hữu...