Không phải thầy cô nào cũng “đi sếp” dịp Tết
Những người không được ban giám hiệu ưu ái, không có cơ hội dạy thêm, thăng tiến mà họ đã yên ổn công việc thì ít khi đến tặng quà, chúc Tết lãnh đạo của mình.
Năm nào cũng vậy, cứ gần vào dịp Tết Nguyên đán thì lãnh đạo bộ và một số sở giáo dục lại phải ra văn bản yêu cầu các nhà trường, cá nhân ” không tổ chức đi thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp; thực hiện nghiêm chủ trương cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức …”.
Cấm là đúng, vì thực ra những cấp dưới đi chúc Tết cấp trên có nhiều người đến vì tình nghĩa nhưng cũng không ít người đến chủ yếu để ghi danh, ghi điểm với lãnh đạo của mình và tặng quà Tết nhằm mưu lợi cho cá nhân.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa, nguồn: tuyengiao.vn.
Môi trường giáo dục cần trong sáng, nghĩa tình, bình đẳng là điều mà giáo viên nào cũng mong muốn, nhưng muốn được như vậy thì lãnh đạo sở, phòng, ban giám nhà trường, giáo viên, nhân viên phải thực sự gương mẫu.
Nhưng, vì sao phải cấm, vì lệnh cấm cấm cũng đồng nghĩa với việc thực tế có người tặng quà và có người nhận quà. Vậy, ai hay đi sếp, ai hay nhận quà trong môi trường giáo dục?
Ai là người tặng quà cho cấp trên?
Thực ra, người Việt mình luôn có truyền thống sống nghĩa tình với nhau. Ngày lễ, dịp Tết thì bạn bè đồng nghiệp thăm hỏi nhau, trong đó có chuyện cấp dưới đến chơi nhà cấp trên cũng là một lẽ bình thường. Nếu là đến chơi xã giao, chúc Tết thông thường thì đó là một nét đẹp về văn hóa.
Tuy nhiên, cho dù Bộ và một số sở giáo dục có cấm các trường “tổ chức đi thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp” thì vẫn có những nơi luôn duy trì truyền thống đi Tết lãnh đạo vào dịp cận Tết.
Một số ban giám hiệu trường đến nhà lãnh đạo phòng, sở… để chúc Tết và đương nhiên không quên quà Tết.
Video đang HOT
Lãnh đạo vẫn chối, vẫn khách sáo không nhận, người nhận và người tặng đẩy đưa vài câu rồi món quà đó vẫn ở lại trên bàn, trong phòng khách lãnh đạo của mình vì khi người ta đã chủ ý tặng cũng sẽ có nhiều cách nói, nhiều lý do để những “món quà nghĩa tình này anh (chị) nhận cho em vui”…
Những người đi tặng quà đa phần là những người còn trẻ, còn có cơ hội cậy nhờ lãnh đạo và tất nhiên là còn cơ hội để thăng tiến trên con đường sự nghiệp. Những thành viên ban giám hiệu mà chỉ còn nhiệm kỳ cuối cùng, chuẩn bị về hưu thì gần như một điều hiển nhiên là chẳng ai đi chúc Tết lãnh đạo phòng, sở làm gì bởi vì lúc này thì mục đích sẽ không còn nữa.
Thế nên, những trường hợp này quả đúng như những gì sinh thời cụ Trạng Trình đã từng đúc kết:
“Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử,
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi.”
Ở các trường học thì chuyện giáo viên đi tặng quà cho lãnh đạo nhà trường vào dịp Tết Nguyên đán cũng xuất hiện ở nhiều nơi, nhưng đây không phải là chuyện phổ biến ở tất cả các địa phương.
Những nơi có truyền thống tặng quà cho lãnh đạo thì sau khi học sinh nghỉ Tết, các giáo viên trong trường cũng tụ thành từng nhóm nhỏ đến chúc Tết nhà các thành viên ban giám hiệu.
Những người tặng quà vẫn thường là giáo viên trẻ, họ có thể mới vào nghề, có thể đang dạy hợp đồng hoặc cả những thầy cô đang được cơ cấu, quy hoạch vào các vị trí lãnh đạo nhà trường.
Hoặc, cũng có thể là những thầy cô giáo thường xuyên phải nhờ bóng ban giám hiệu như được ưu tiên trong việc sắp xếp thời khóa biểu, được phân công dạy những lớp chọn trong trường, được ưu ái trong việc dạy thêm ở trường, ở nhà.
Dịp Tết đến cũng là lúc những thầy cô này đến “cảm ơn” vì ngày thường bận bịu không có thời gian. Rồi những thầy cô này sẽ lấy nhiều lý do khi tặng cho lãnh đạo của mình những món quà đậm đà hương vị ngày Tết để…lấy thảo.
Những người không được ban giám hiệu ưu ái, không có cơ hội dạy thêm, thăng tiến mà họ đã yên ổn công việc thì ít khi đến tặng quà, chúc Tết lãnh đạo của mình.
Bởi, suy cho cùng không phải anh em ruột thịt, không phải là người cùng địa phương thì chẳng ai dại dột gì đi hàng chục cấy số đến nhà ban giám hiệu để chúc Tết và tặng quà.
Hơn nữa, đồng lương giáo viên ba cọc, ba đồng, Tết không có thưởng thì mấy ai dại gì mà bỏ tiền trăm, tiền triệu đi tặng quà cho lãnh đạo.
Chuyện tặng quà cho lãnh đạo nhà trường ở các tỉnh phía Nam ít xảy ra hơn
Nhiều năm công tác tại một trường phổ thông ở một tỉnh phía Nam, điều mà chúng tôi đang thấy là rất ít khi giáo viên đến nhà các thành viên ban giám hiệu tặng quà Tết.
Thông thường, vào dịp cận Tết thì cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường cùng các em học sinh chung tay quyên góp một ít tiền để mua quà tặng quà cho học sinh nghèo và gần như trường nào cũng thực hiện công việc thiện nguyện này.
Khi học sinh nghỉ học thì ban giám hiệu nhà trường, ban chấp hành công đoàn tổ chức làm một tiệc tất niên nho nhỏ để cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường liên hoan và chúc Tết lẫn nhau.
Ngày Tết, giáo viên cũng rất hiếm đến chúc Tết và tặng quà cho lãnh đạo nhà trườg và phần lớn các thành viên ban giám hiệu cũng xem đó là chuyện rất thường tình.
Khi phong trào tặng quà và đến nhà chúc Tết lãnh đạo nhà trường không có nên những trường hợp mà giáo viên đến nhà hiệu trưởng, phó hiệu trưởng nhà trường để chúc Tết và tặng quà trở thành những hiện tượng lạ.
Lương giáo viên hơn 1 triệu đồng/tháng, nên chờ cơ hội biên chế hay làm xe ôm?
Mức lương giáo viên mới ra trường quá thấp, tôi có nên bỏ dạy để chạy xe ôm Grab không?
Tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định với tấm bằng giỏi trong tay. Tôi có ý định xin về một trường tiểu học gần nhà để đi dạy. Trong ngày đầu tiên đến trường nộp hồ sơ, hiệu trưởng nói thẳng trường không còn chỉ tiêu biên chế, nếu chịu dạy hợp đồng thì về.
Trường đang ký 2 loại hợp đồng là hợp đồng thỉnh giảng và hợp đồng ngắn hạn 3 tháng. Loại hợp đồng thỉnh giảng, nhà trường chi trả 25.000 đồng/ tiết dạy. Với hợp đồng ngắn hạn, tôi nhận được mức lương bằng đúng mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/ tháng.
Gia đình, bạn bè đều khuyên tôi nên ký hợp đồng 3 tháng rồi gắng đợi trường có chỉ tiêu biên chế thì thi tuyển. Một người quen nói với bố mẹ tôi, có thể xin cho tôi một suất biên chế ở trường khác nhưng cũng cần chút "quà cáp cảm ơn". Sau nhiều ngày suy nghĩ, tôi quyết định ký hợp đồng ngắn hạn 3 tháng với trường gần nhà, bắt đầu từ tháng 10/2020.
Những ngày đầu đi dạy, tôi rất vui vì nghề giáo là ước mơ từ nhỏ và tôi đã được làm đúng ngành mình học. Tuy nhiên khi nhận tháng lương đầu tiên, tôi có chút hụt hẫng. Mức lương 1,49 triệu đồng/ tháng quá bèo bọt so với những gì tôi tưởng tượng dù nhiều người cảnh báo từ trước.
Số tiền đó đủ để tôi chi tiêu trong tuần đầu tiên. Những ngày còn lại tôi vẫn sống nhờ tiền trợ cấp của gia đình. Bố mẹ tôi là nông dân nên kinh tế không dư dả gì. Điều này khiến tôi cảm thấy rất khó nghĩ.
Đến nay đã là tháng thứ 3 tôi đi dạy, ngoài áp lực lương thấp, công việc ở trường cũng khiến tôi cảm thấy mệt mỏi. Dù là giáo viên hợp đồng nhưng lượng công việc của tôi không thua kém gì so với các đồng nghiệp. Thậm chí những giáo viên trẻ như tôi luôn phải làm những công việc lặt vặt, không tên. Nhiều ngày tôi ở trường đến tối mịt mới về. Đêm ngồi thức trắng soạn giáo án.
Nhiều cử nhân sư phạm có ý định bỏ nghề chạy Grab. (Ảnh minh họa: V.N)
Bố mẹ, đồng nghiệp liên tục động viên tôi cố gắng làm hợp đồng vài ba năm để đợi cơ hội. Nhưng có nhiều đồng nghiệp ở trường làm hợp đồng 10, 20 năm vẫn không được vào biên chế. Quả thực cơ hội vào biên chế rất thấp vì chỉ tiêu ít trong khi số lượng người dự thi quá nhiều. Có những môn tỷ lệ chọi 1/20 thì lấy đâu cơ hội. Chưa kể có những suất biên chế đã được lo từ trước.
Vài ngày trước, bạn cùng khóa có gặp tôi. Người bạn này cũng từng dạy hợp đồng 2 tháng nhưng chán cảnh lương thấp nên bỏ nghề, chạy Grab. Tháng đầu tiên chạy Grab bạn kiếm được 12 triệu đồng, gấp chục lần lương giáo viên mới ra trường.
Bạn tôi cho rằng làm nghề gì cũng được miễn là kiếm được đồng tiền chân chính. Rồi bạn thở dài vì không nghĩ lương của nghề cao quý lại bèo bọt như vậy.
Nghe bạn kể, tôi phân vân có nên xin nghỉ dạy để chạy Grab hay không?
Cá nhân tôi có đang có hai hướng lựa chọn. Một là chấp nhận làm hợp đồng vài năm để đợi cơ hội. Hai là bỏ nghề để chạy Grab hoặc tìm công việc khác.
Tôi sợ rằng nếu tôi bỏ nghề thì chẳng bao giờ quay lại nữa nên cũng tiếc công ăn học. Nhưng nghĩ thanh niên trẻ mà cầm mức lương 1,49 triệu đồng/ tháng thì sống sao nổi. Sau này tôi phải tính đến chuyện lấy vợ, sinh con. Mức lương như vậy không thể lo được cho gia đình.
Tôi mong đồng nghiệp từng trải qua hoàn cảnh của tôi có thể cho tôi lời khuyên?
Lương không đủ sống, phải ngửa tay xin bố mẹ, thầy giáo bỏ nghề đi chạy xe ôm "Nghĩ phận trai tráng cầm mức lương trên dưới 1 triệu đồng/tháng cực không chịu nổi, tôi đành bỏ nghề đi chạy xe ôm Grab", chia sẻ của một thầy giáo. Mấy ngày nay dù trời rét đậm, rét hại, nhưng anh Lương vẫn cố gắng dậy thật sớm để đón được nhiều khách. Đeo bao tay, mặc nhiều lớp áo, kín đầu...