Không phải nước muối, đây mới là những chất tốt nhất để loại bỏ sạch hóa chất trong rau quả
Chỉ với 3 mẹo đơn giản này cũng đủ giúp hạn chế tối đa hóa chất trong rau quả ngấm vào gây hại sức khỏe.
Ăn rau quả mỗi ngày, có lẽ điều mà ai ai cũng lo sợ đó là lượng thuốc trừ sâu, phân bón, hóa chất… còn đọng lại nơi đây gây hại cho sức khỏe.
Việc rửa nước theo cách thông thường hay ngâm trong nước, rửa trực tiếp dưới vòi cũng chỉ làm sạch phần nào thôi, bởi dư lượng thuốc này bám khá chặt trên quả. Vậy phải làm sao đây? Nước muối loãng là giải pháp được khá nhiều người lựa chọn, tuy nhiên đây không phải là giải pháp tốt nhất đối với lượng hóa chất tồn dư trong rau quả.
Cùng bỏ túi ngay 3 cách tẩy hóa chất trong rau quả được đài YTN Hàn Quốc kết hợp với Khoa dinh dưỡng thực phẩm Đại học Sung Sin đề cập:
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Baking soda
Baking soda có tác dụng làm các thành phần hóa chất đang bám chặt trên bề mặt rau quả tan ra nên dễ dàng trôi khỏi rau củ của mình. Cách sử dụng baking soda như sau: Rắc trực tiếp baking soda lên rau quả rồi đổ ngập nước. Trộn cho baking soda tan, thấm đều và ngâm 10 phút, sau đó rửa sạch lại rau quả dưới vòi nước.
Thành phần alcohol trong rượu có tác dụng diệt khuẩn mạnh nên cũng giúp ích rất nhiều trong việc tẩy rửa hóa chất bám trên rau quả. Bạn hãy đổ rượu trực tiếp lên bề mặt trái cây hoặc pha loãng với nước theo tỉ lệ 1:2. Sau khi ngâm rau quả bạn hãy rửa lại bằng nước sạch.
Giấm ăn
Khi cho giấm vào nước thì nước sẽ chuyển đổi thành dạng acid. Thành phần acid này sẽ có hiệu quả cao trong việc tẩy rửa hóa chất bám dính trên rau quả. Bạn hãy pha giấm vào nước theo tỉ lệ 1:10. Sau đó ngâm rửa rau quả bằng hỗn hợp nước giấm trong khoảng 5 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
Sản xuất rau sạch: Chú trọng khâu hậu kiểm
Trước nhu cầu sử dụng rau sạch của người tiêu dùng ngày càng tăng cao, người trồng rau trong tỉnh đã chủ động sản xuất theo hướng an toàn.
Tuy nhiên, vấn đề hậu kiểm sản phẩm chưa được chính quyền cơ sở và ngành chức năng quan tâm.
Ông Nguyễn Văn Quy, ở thôn Xuân Hòa, xã Hành Tín Đông (Nghĩa Hành) là một trong những người tiên phong trồng rau sạch ở địa phương. Nhận thức được tác hại của nguồn thực phẩm không đảm bảo an toàn do sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, từ đầu năm 2022, ông Quy mạnh dạn đầu tư cải tạo 750m2 đất vườn để trồng xen kẽ các loại rau sạch như mướp, khổ qua...
Mô hình trồng rau sạch của ông Nguyễn Văn Quy, ở thôn Xuân Hòa, xã Hành Tín Đông (Nghĩa Hành).
Đến nay, gia đình ông Quy đã có nguồn thu nhập từ vườn rau sạch. "Trong quá trình trồng rau, tôi không dùng thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu mà chủ yếu sử dụng thuốc sinh học để phòng trừ sâu bệnh. Tuy có vất vả và tốn kém nhưng đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân và người tiêu dùng", ông Quy cho biết.
Không chỉ ông Quy, hiện nay có nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh từng bước thay đổi tư duy sản xuất, giảm dần việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu, thay vào đó là dùng các loại chế phẩm sinh học để sản xuất sản phẩm sạch, an toàn. Phó Chủ tịch UBND xã Hành Tín Đông Nguyễn Ngọc Sinh cho biết, trồng rau an toàn đem lại nhiều lợi ích, không chỉ trên phương diện kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội, cũng như bảo vệ môi trường. Vì vậy, trong thời gian tới, địa phương sẽ tăng cường tuyên truyền gắn với nhân rộng mô hình trồng rau sạch, an toàn đến với người dân để vừa nâng cao hiệu quả sản xuất, vừa bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Ngoài một số diện tích sản xuất rau sạch, rau an toàn quy mô lớn thì còn có nhiều mô hình trồng rau sạch do người dân tự đầu tư chuyển đổi. Sản phẩm thu hoạch chưa được ngành chức năng kiểm tra các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, nên việc tiêu thụ rau sạch, rau an toàn gặp khó khăn. Theo các hộ dân trồng rau an toàn, mối liên hệ giữa các khâu như thu hoạch, xử lý, vận chuyển, bảo quản, tiêu thụ... chưa có sự liên kết chặt chẽ, người dân phải tự tìm đầu ra cho sản phẩm vì chưa có thị trường ổn định.
Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản tỉnh Nguyễn Đức Bình cho biết, để hỗ trợ người dân an tâm sản xuất rau an toàn và đảm bảo về đầu ra cho sản phẩm, trong thời gian đến, đơn vị sẽ xây dựng, triển khai kế hoạch hậu kiểm về an toàn thực phẩm cho sản phẩm rau sạch trên địa bàn tỉnh. Việc tổ chức tốt chuỗi cung ứng, sản xuất nông sản sạch sẽ phát triển bền vững vì có đầu ra ổn định, giúp người sản xuất nâng cao thu nhập và góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
EU công bố một số quy định liên quan đến an toàn thực phẩm Ủy ban châu Âu đã thông báo về việc áp dụng tạm thời các biện pháp kiểm soát chính thức và khẩn cấp một số thực phẩm được nhập khẩu vào EU trong 6 tháng đầu năm 2023. Chất lượng rau quả của Việt Nam ngày càng cải thiện, có khả năng cạnh tranh tại EU - Ảnh minh họa, Cụ thể, ngày...