“Không phải đơn giản mà Hà Tĩnh cấp phép cho Formosa!”
“Không phải đơn giản mà Hà Tĩnh cấp phép cho Formosa. Đầu tiên là báo cáo Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chấp thuận chủ trương…”, ông Võ Kim Cự, ĐBQH khóa 14, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh trao đổi với báo chí.
Ông Võ Kim Cự – ĐBQH khóa 14, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh
Xin ông cho biết, vì sao vào thời điểm đó, Hà Tĩnh lại lựa chọn Công ty Formosa là nhà đầu tư Dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương tại Khu kinh tế Vũng Áng?
Ông Võ Kim Cự: Tại thời điểm năm 2007- 2008, Việt Nam đang cần thiết xúc tiến kêu gọi, mời đầu tư đối với những lĩnh vực quan trọng của đất nước như luyện thép, sản xuất điện và lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng cảng biển. Khu kinh tế Vũng Áng sau khi có Quyết định 72 của Thủ tướng Chính phủ đã thành lập và ban hành cơ chế ưu đãi đầu tư cho vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng mức ưu đãi cao nhất của quy định tại thời điểm đó.
Sau khi Tập đoàn Formosa có đơn đăng ký vào đầu tư tại Khu kinh tế Vũng Áng, Chính phủ đã có văn bản đồng ý về mặt nguyên tắc cho tiến hành làm hồ sơ, thủ tục theo quy định. Tập đoàn Formosa đã làm hồ sơ, thủ tục theo đúng trình tự quy định của pháp luật Việt Nam.
Dư luận đang rất quan tâm đến việc tại sao Formosa lại được cấp phép lên đến 70 năm, trong đó có ý kiến cho rằng việc cấp phép này là không đúng thẩm quyền. Vậy ông có thể lý giải rõ việc này?
Không phải đơn giản mà Hà Tĩnh cấp phép cho Formosa. Đầu tiên là báo cáo Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chấp thuận chủ trương. Sau đó Nhà đầu tư lập dự án với nhiều bước. Trước khi thẩm định đã có ý kiến của 12 Bộ chuyên ngành, kể cả các cơ quan trong khối nội chính, Quốc phòng, an ninh… đồng ý với các nội dung. Sau đó là thẩm định rồi báo cáo Chính phủ. Cuối cùng, Chính phủ đồng ý để cho Hà Tĩnh được cấp phép.
Về ĐTM đều do các cơ quan Trung ương thẩm định. Địa phương một là không có thẩm quyền, hai là cũng không đủ khả năng. Như vậy, căn cứ vào Luật Đầu tư, Luật Đất đai, căn cứ vào Quyết định 72 và Nghị định 108 của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến đầu tư trực tiếp của nước ngoài, lúc đó Ban Quản lý khu Kinh tế Vũng Áng mới chính thức cấp phép đầu tư.
Việc cấp phép thời hạn của giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư là 70 năm cũng căn cứ vào Điều 36 của Luật Đầu tư quy định. Trong Luật đã quy định rõ, đối với những dự án có nguồn đầu tư có quy mô lớn, thời gian thu hồi vốn chậm và đạt được các tiêu chí như cần khuyến khích đầu tư vào các ngành, lĩnh vực như luyện thép, cảng biển, sản xuất điện và sử dụng trên 5000 nghìn công nhân trở lên. Dự án này đã đạt được cả 4 tiêu chí theo quy định của Luật Đầu tư nên việc cấp phép 70 năm là đúng theo quy định của pháp luật.
Video đang HOT
Sau đó, đã có 2 lần kiểm tra, trong đó một lần là của Trung ương và một lần của Thanh tra Chính phủ thanh tra trên các lĩnh vực về đất đai, tài nguyên khoáng sản, xây dựng, đầu tư… Thanh tra Chính phủ sau khi tiến hành thanh tra đã lấy ý kiến của các Bộ, ngành có liên quan, báo cáo Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức họp 2 cuộc và đi đến kết luận.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành văn bản số 926 ngày 30/1/2015, thống nhất việc cấp phép thời hạn của Dự án Formosa 70 năm là phù hợp, giữ nguyên với thời hạn trong Giấy chứng nhận đầu tư mà Khu kinh tế Vũng Ánh đã cấp. Thủ tướng khẳng định và đồng ý sau khi có ý kiến của các Bộ, ngành có liên quan.
Là một đại biểu Quốc hội và đặc biệt là người đã từng là Chủ tịch, Bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh, trước sự cố môi trường nghiêm trọng do Formosa gây ra tại các tỉnh miền Trung, xin ông chia sẻ những suy nghĩ, tình cảm của cá nhân mình?
Khu vực dự án Formosa là một vùng đất bạc màu, rất khó khăn trong sản xuất nông nghiệp cũng như những ngành nghề khác. Bên cạnh những mặt tích cực của Formosa đối với Khu kinh tế Vũng Áng đã tạo nên diện mạo mới cho Kỳ Anh, và vùng phụ cận như hạ tầng, giao thông, cảng biển… để thúc đẩy và tái cấu trúc các ngành kinh tế, đồng thời giải quyết việc làm cho hàng vạn người thì việc xả thải ảnh hưởng đến môi trường biển, khiến cá chết đối với khu vực Bắc Trung Bộ, ảnh hưởng đến đời sống dân sinh là một sự cố nghiêm trọng, vô cùng đáng tiếc, ảnh hưởng đến cuộc sống, tâm tư tình cảm cũng như mọi vấn đề xã hội đối với khu vực này. Điều đó khiến tôi rất băn khoăn, chia sẻ đối với người dân khu vực này.
Với sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Trung ương Đảng, Chính phủ và các Bộ, ngành nên khi hoàn thiện kết luận, Chính phủ đã hỗ trợ nguồn lực như tiền, gạo, bên cạnh đó cũng có sự tham gia của các địa phương. Tôi cho rằng đây là việc rất kịp thời.
Là một đại biểu Quốc hội đại diện cho cử tri Hà Tĩnh, tôi rất trân trọng cảm ơn sự quan tâm của Đảng của Chính phủ và cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương với những nỗ lực cao nhất để kịp thời xử lý nhằm đảm bảo đời sống dân sinh của khu vực này; cảm ơn bà con đã nỗ lực, cố gắng cùng với chính quyền địa phương cùng với trung ương từng bước ổn định đời sống.
Cùng vời đó là sự kiên quyết đấu tranh và xử lý nghiêm túc của Chính phủ nên Tập đoàn Formosa đã cúi đầu nhận lỗi trước Chính phủ, đồng bào. Tôi được biết Chính phủ cũng đang tiến hành chỉ đạo, giám sát thực thi theo pháp luật Việt Nam đối với Tập đoàn Formosa. Thái độ ấy, chúng tôi hoàn toàn đồng tình, và phải kiên quyết xử lý đối với những vi phạm dù bất kỳ cá nhân, hay tổ chức nào.
Đây cũng là bài học để chúng ta sắp tới tổ chức kêu gọi đầu tư, quản lý trên tất cả các lĩnh vực, đảm bảo không vì phát triển kinh tế vì mọi giá, mà phải đảm bảo môi trường, đảm bảo văn hóa phát triển, đảm bảo đồng bào ở những khu vực có dự án, khu vực phụ cận phát triển bền vững có như vậy đất nước mới đạt được yêu cầu theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 12.
Cá nhân tôi sẽ làm hết sức mình, nỗ lực cao nhất để tham gia những công việc góp phần đẩy nhanh hơn việc ổn định đời sống cho bà con những vùng bị ảnh hưởng. Mong dư luận có những cái nhìn thấu tình đạt lý để tiếp tục khơi dậy động lực phát triển, tiếp tục thu hút đầu tư, còn các nhà đầu tư, thông qua vụviệc này cũng phải nhìn nhận là một bài học, tự giác nghiêm túc.
Với Formosa, chúng tôi đề nghị phải thực hiện đúng với cam kết với Chính phủ, đó là đền bù nghiêm túc, điều chỉnh thay đổi công nghệ, không tái phạm.
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!
Theo Vạn Xuân (Infonet)
Phóng viên bị đánh khi tác nghiệp vụ chất thải Formosa tại Phú Thọ
Khoảng 11h trưa nay (22.7), trong khi đang tác nghiệp tại khu vực gần nhà máy xử lý chất thải Phú Hà, xã Trạm Thản, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ, phóng viên báo Lao Động và kênh truyền hình VTC14 đã bị một nhóm bảo vệ quây đánh, cướp điện thoại và máy quay.
Liên quan đến nghi vấn Công ty TNHH Môi trường Phú Hà đặt tại xã Trạm Thản, huyện Phù Ninh (tỉnh Phú Thọ) nhận xử lý hơn 145 tấn chất thải của Formosa Hà Tĩnh, sáng nay, PV kênh VTC14 cùng PV Báo Lao Động đã có mặt tại xã Trạm Thản, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ để tìm hiểu vụ việc, làm rõ quy trình vận chuyển, xử lý số chất thải nguy hại trên.
Trong lúc đang tác nghiệp tại một ngọn đồi gần nhà máy thuộc công ty này, nhóm PV đã bị một nhóm người tự xưng là bảo vệ của Công ty Phú Hà lao vào chửi bới, dọa nạt và hành hung. Nhóm người này liên tục phát ngôn tục tĩu, đập phá máy quay, giật điện thoại di động của phóng viên VTC14.
Nhóm bảo vệ xuất hiện lớn tiếng chửi bới phóng viên.
Ban đầu, nhóm 5 người này lúc thì xưng là bảo vệ nhà máy, lúc lại bảo là người dân. Đầu tiên họ quát tháo, đòi bắt giữ nhóm phóng viên, ép buộc các phóng viên phải đi về nhà máy. Khi nhóm phóng viên đề nghị quay lại xe lấy giấy tờ để vào nhà máy làm việc thì nhóm bảo vệ ngăn cản không cho phóng viên đi rồi bắt đầu lớn tiếng chửi bới.
Khu vực tác nghiệp của nhóm phóng viên là một quả đồi ngay sát cạnh nhà máy.
Sau một hồi chửi mắng, nhóm người này lao tới tát quay phim của truyền hình VTC 14, đánh biên tập viên của đài này, giật điện thoại, chân máy quay và đánh phóng viên Báo Lao Động.
Sau 15 phút giằng co, nhóm phóng viên mới chạy được về xe ô tô tác nghiệp của đoàn và di chuyển về UBND xã Trạm Thản, huyện Phù Ninh.
Nhóm bảo vệ tiếp tục chạy đuổi theo và nhóm phóng viên cố thủ trong xe tại trụ sở UBND xã và báo cho cơ quan chức năng.
Phóng viên cố thủ trong xe chờ.
Trước đó, vào ngày 15.7, ông Võ Tá Đinh - Giám đốc Sở Tài nguyên-Môi trường Hà Tĩnh xác nhận với báo chí rằng Công ty Phú Hà là đơn vị được Bộ TNMT cấp phép xử lý rác thải công nghiệp. Ông này cho biết, dù có một nhà máy là đơn vị con xử lý rác thải tại xã Kỳ Tân, thị xã Kỳ Anh, nhưng nếu là chất thải nguy hại đơn vị này phải chở ra nhà máy của công ty ở Phú Thọ để xử lý chứ không được lưu giữ, hay xử lý tại cơ sở con này.
Tính đến hiện tại, Công ty Phú Hà đã ký, vận chuyển ra Phú Thọ 145,5 tấn chất thải nguy hại.
Theo Khánh Hòa (Lao Động)
Có 3 công ty ký vận chuyển, xử lý chất thải của Formosa Trong đó, Formosa Hà Tĩnh ký hợp đồng vận chuyển, xử lý chất thải với Công ty Môi trường đô thị Kỳ Anh là sai bởi công ty này không có chức năng xử lý rác thải công nghiệp. Nhà máy của Công ty Formosa Hà Tĩnh. Hiện Sở TN&MT tỉnh Hà Tĩnh đã yêu cầu Công ty Formosa Hà Tĩnh chấp hành...