Không phải cứ thích là có ‘thành phố xe đạp’
Amsterdam, Hà Lan được coi là “Thủ đô xe đạp của thế giới”. Nhưng ở đây không có cái dự án “Phát triển xe đạp để trở thành Thủ đô xe đạp thế giới” nào đâu.
Với khoảng 822.000 dân nhưng sở hữu tới 881.000 xe đạp, thành phố chỉ rộng 220 km2 (nhỏ hơn TP.HCM gần chục lần) song có tới 767 km đường dành cho xe đạp (hình như TP.HCM không có loại đường đặc biệt này dù chỉ một đoạn ngắn) – Amsterdam quả xứng danh “Thủ đô xe đạp của thế giới”.
Nhưng ở đây không có cái dự án “Phát triển xe đạp để trở thành Thủ đô xe đạp thế giới” nào đâu. Người dân và lãnh đạo thành phố đã mất gần 40 năm để làm được điều này.
Nhiều thành phố ở châu Âu kết hợp giữa giao thông xe đạp và ôtô. Ảnh: The New York Times.
“Quy trình” được tóm tắt như sau: Như mọi nền kinh tế châu Âu phục hồi sau Thế chiến II, đến thập niên 1960, ôtô bùng nổ ở Amsterdam cũng như ở Hà Lan.
Vào thời điểm ôtô được xem là “phương tiện giao thông của tương lai”, nhiều bờ kênh trong thành phố bị xén bớt, thậm chí có cả những khu phố cũ bị phá bỏ để mở rộng đường cho xe hơi.
Và rồi tai nạn giao thông ngày một gia tăng. Đỉnh điểm, năm 1971, có tới 3.300 người chết vì tai nạn giao thông, trong đó hơn 400 là trẻ em.
Chia sẻ với tờ The Guardian, một người dân Amsterdam nhớ lại thời kỳ đó: “Đường phố không còn thuộc về những người sống ở đó nữa mà thuộc về những dòng xe khổng lồ”.
Phong trào Stop de Kindermoord (Stop the Child murder – Chấm dứt việc hại những đứa trẻ) bùng nổ vào đầu thập niên 1970, châm ngòi cho phong trào đấu tranh (bao gồm biểu tình, lập hội những người đi xe đạp, tổ chức những ngày đạp xe, đệ đơn lên chính phủ…) kêu gọi xây dựng một Amsterdam khác, thân thiện hơn, an toàn hơn.
Ngọn lửa nhỏ này may mắn gặp được gió. Năm 1973, châu Âu xảy ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ khiến người chính phủ Hà Lan phải kêu gọi người dân thay đổi nếp sống, tiết kiệm năng lượng, tổ chức ngày “Chủ nhật không xe hơi”. Cũng từ đó, nhận thức về bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm, gắn đạp xe với sức khoẻ trở thành thời sự.
Video đang HOT
Nhưng cũng phải tới đầu thập niên 1980 một số thành phố ở Hà Lan mới bắt đầu áp dụng những biện pháp hỗ trợ đầu tiên: dùng màu sơn đỏ để đánh dấu làn đường riêng cho người đi xe đạp. Sau đó, thay vì mở rộng đường cho xe hơi, ngân sách được dùng để phát triển đường riêng/bãi đậu xe riêng/dịch vụ riêng cho xe đạp.
Có thể dễ dàng thuê một chiếc xe đạp của 29 công ty đang cung cấp dịch vụ này tại Amsterdam, Hà Lan. Ảnh: Lonely Planet Image.
Hiện Amsterdam có tới 25 bãi gửi xe đạp trong thành phố, trong đó 8 cái Free, tức gửi xe đạp miễn phí. Trung tâm cũng có khoảng 10.000 điểm đỗ dành cho xe đạp. Đường dành cho ôtô thu hẹp lại, chỗ đậu ôtô trong thành phố giới hạn với những chiếc xe được đăng ký. Xe hơi là thứ không được chào đón ở đây.
Năm 2016, lái xe khám phá châu Âu, chúng tôi ghé qua Amsterdam nhưng buộc phải gửi xe ở một khách sạn ngoại ô thành phố, rồi đi tram (tàu điện) để vào trung tâm. Sau đó, chúng tôi có thể dễ dàng thuê một chiếc xe đạp của 29 công ty đang cung cấp dịch vụ này tại đây, nếu muốn trải nghiệm làm công dân của “Thủ đô đạp xe”.
Lúc ấy, tôi nhớ chiếc xe đạp đầu tiên mình sử dụng cho việc đi lại ở trung tâm TP.HCM là năm 2006. Thời điểm đó, tôi đi xe hơi từ nhà vào cơ quan ở quận 3, gửi xe và sử dụng xe đạp cũng với mục tiêu tăng cường sức khoẻ và sử dụng phương tiện di chuyển thân thiện với môi trường.
Tuy nhiên chỉ sau vài tháng lăn bánh thì chiếc xe buộc phải “treo gác bếp” vì bản thân không chỉ không khoẻ, thậm chí mệt mỏi mồ hôi mồ kê nhễ nhại sau mỗi cuốc xe trên đường chang chang nắng, cũng chả thân thiện được với ai, nhất là các anh ở bãi giữ xe, vốn rất khó khăn để xin được gửi mà không cần thẻ, vì không có thẻ trông xe đạp! Và nhất là tôi lại mua thêm lo lắng, căng thẳng khi phải đi chung làn với các bác ôtô, xe máy và nhiều loại xe khác mà xe mình cứ luôn bị ép.
Những núi rác xe đạp thế này xuất hiện rất nhiều ở Trung Quốc. Ảnh: Guardian.
Vậy đó, có ý thức tốt thôi chưa đủ, nóng vội ra đường khi không chuẩn bị những điều kiện cần và đủ thì có thể cũng được gọi là một kiểu “phát triển nóng”. Và đạp xe trong thành phố nếu không được chính người dân coi là một phương thức giao thông phù hợp và thân thiện mà chỉ trở thành một ý tưởng kinh doanh thì sẽ khó thành công.
Những núi rác xe đạp được xây bởi dịch vụ cho thuê xe đạp ở tất cả các thành phố lớn ở Trung Quốc – được gọi là “thảm hoạ xe đạp” – có thể cho chúng ta bài học nhãn tiền.
Vậy đó, cũng chỉ có 2 bánh thôi, nhưng có thể là sự tốt đẹp và cũng có thể là thảm họa – tùy vào người cầm lái.
Ngày 11/8, một dự án dịch vụ xe đạp đô thị tại TP.HCM do một số doanh nghiệp đề xuất, dự kiến bắt đầu ở Quận 1 và tiếp đến là Quận 3. Theo dự án, trong giai đoạn đầu sẽ có 1.000 xe đạp công cộng được bố trí tại 80 điểm đỗ xe, đáp ứng nhu cầu di chuyển của người dân trong phạm vi khoảng 3 km, kết nối các điểm giao thông công cộng cũng như nhu cầu di chuyển đi học, đi làm.
Theo news.zing.vn
Nhiều địa phương tinh giản biên chế giáo viên còn cứng nhắc
Một số địa phương thực hiện tinh giản biên chế đối với ngành Giáo dục khá cứng nhắc, chưa gắn với quy mô phát triển dân số, dẫn đến thừa thiếu giáo viên.
Đây là vấn đề được Bộ GD-ĐT thẳng thắn chỉ ra tại Hội nghị Tổng kết kế hoạch năm học 2018-2019, triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020 diễn ra sáng nay (6/8).
Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay, một số địa phương chưa quan tâm đúng mức việc quy hoạch lại mạng lưới và xây dựng đề án rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông. Điều này dẫn đến tình trạng triển khai còn lúng túng, không đồng nhất; thiếu đất cho xây dựng trường học đặc biệt là ở các thành phố lớn và thiếu trường, lớp mầm non, nhất là ở các khu công nghiệp, khu chế xuất; chưa bám sát các quy định về điều kiện đảm bảo chất lượng, đặc biệt là gắn với chương trình giáo dục phổ thông mới.
Sự phát triển của một số cơ sở đào tạo chưa gắn kết chặt chẽ với nhu cầu của thị trường lao động.
Toàn cảnh hội nghị.
Sau khi sắp xếp, quy hoạch lại các điểm trường, tại một số địa bàn dân cư phân tán, giao thông bị chia cắt, ảnh hưởng đến việc đi học của học sinh nhưng chưa có giải pháp khắc phục; chưa thuận lợi cho người dân và bảo đảm quyền lợi học tập của học sinh. Sau sáp nhập, các trường gặp khó khăn do việc giải quyết chế độ, chính sách cho cán bộ quản lý; chưa giải quyết dứt điểm được tình trạng đội ngũ nhân viên văn phòng, kế toán... dôi dư.
Bộ GD-ĐT cũng đã phối hợp với Bộ Nội vụ đề xuất Thủ tướng Chính phủ, Bộ Chính trị giao bổ sung biên chế cho 17 tỉnh tăng cơ học về quy mô học sinh và 5 tỉnh Tây Nguyên (bổ sung 20.300 biên chế giáo viên mầm non cho 14 địa phương có tăng dân số cơ học và 05 tỉnh Tây Nguyên). Hà Nội, Quảng Ngãi và một số địa phương đã triển khai hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ và Bộ GD-ĐT về rà soát đội ngũ và vấn đề thừa, thiếu, hợp đồng giáo viên tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông .
Tuy nhiên, hiện nay, tại một số địa phương vẫn còn tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ, nhiều tỉnh còn thiếu giáo viên mầm non, phổ thông theo định biên quy định. một số địa phương thực hiện tinh giản biên chế đối với ngành giáo dục khá cứng nhắc, chưa gắn với quy mô phát triển dân số (hằng năm cắt giảm theo lộ trình để đến năm 2021 giảm 10%), do vậy không có biên chế để tuyển mới, dẫn đến thiếu giáo viên, nhất là giáo viên mầm non.
Số lượng, chất lượng giảng viên có trình độ tiến sĩ còn thấp; năng lực phát triển chương trình đào tạo, giảng dạy theo phương pháp hiện đại và kinh nghiệm thực tiễn của một số giảng viên còn hạn chế.
Về phía địa phương, ông Nguyễn Thanh Bình - Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho hay, tỉnh An Giang đã giao cho Sở Nội vụ xây dựng đề án tinh giản biên chế với các sở ngành trên toàn tỉnh. Trong đó, đặc biệt chú ý đến ngành giáo dục vì đây là ngành đặc thù, có những đặc điểm riêng nên phải chú ý để vừa tinh giản nhưng đảm bảo chất lượng giao dục vẫn được duy trì.
Ông Bình cho rằng, hiện nay ngành sư phạm đang đào tạo thừa giáo viên. Khi chưa giải quyết được vấn đề này thì chưa sắp xếp tinh giản 10% theo lộ trình như hướng dẫn của Bộ GD-ĐT vì nếu không sẽ gây hoang mang cho đội ngũ giáo viên.
Do vậy, ông Bình đề xuất có thể năm đầu giảm 2-3% rồi mới tính đến giảm biên chế tiếp theo.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa cho rằng, hiện nay vấn đề thừa thiếu giáo viên cục bộ đang xảy ra tại một số địa phương. Điều này cho thấy công tác dự báo về nhu cầu nhân lực ngành giáo dục chưa được chuẩn xác. Các ngành, các địa phương cần nhanh chóng có giải pháp tháo gỡ kịp thời.
Về vấn đề xét tuyển đặc biệt với giáo viên hợp đồng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ yêu cầu các địa phương cần nhanh chóng thống kê các trường hợp giáo viên được xét tuyển đặc biệt theo Nghị định 161 của Chính phủ để xem xét.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tưởng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu các địa phương cần rà soát, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên để khắc phục tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ. Bên cạnh đó, cần có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên để sẵn sàng thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.
Các địa phương cũng cần tiến đến đặt hàng với các trường sư phạm để đảm bảo cung ứng vừa đủ số lượng giáo viên; tiếp tục rà soát, tinh gọn đội ngũ phục vụ trong các trường học như kế toán, nhân viên bảo vệ, y tế.../.
Theo VOV
Hệ thống cáp treo xuyên quốc gia đầu tiên trên thế giới Dự án cáp treo nối hai tỉnh Heihe (Trung Quốc) và Blagoveshchensk (Nga) dự kiến động thổ vào năm 2020. Toàn cảnh hệ thống cáp treo nối hai thành phố biên giới của Mỹ và Nga Người dân hai tỉnh Heihe nằm ở cực Đông Bắc (Trung Quốc) và Blagoveshchensk (Nga) cách nhau con sông Amur sắp có thêm hình thức di chuyển...