Không phải cứ sạch là tốt, 3 bộ phận này mẹ bầu kì cọ mạnh có thể gây mất con
Rốn là bộ phận mẹ bầu cực kỳ nên tránh chạm vào trong thời gian mang thai vì dễ gây sinh non.
Tắm rửa khi mang bầu tưởng chừng như việc rất đơn giản, sẽ không cần phải chú ý gì nhưng thực ra có rất nhiều điều cần lưu ý để bà bầu tránh gặp rắc rối và không gây hại đến em bé trong bụng. Đặc biệt trong lúc tắm, mẹ hãy cẩn thận khi vệ sinh những bộ phận này, tránh kì cọ quá mạnh.
Đầu ti
Ngực là một trong những bộ phận thay đổi nhiều và cực kỳ nhạy cảm trong thời gian mang thai. Vì vậy mẹ bầu cần rất nhẹ nhàng, cẩn thận khi vệ sinh vùng ngực. Đặc biệt, mẹ nên tránh xoa nắn vào phần đầu ti vì điều đó có thể kích thích co thắt tử cung, gây dọa sảy hoặc sinh non.
Khi tắm mẹ nên tránh kích thích mạnh đến đầu ti.
Để vệ sinh đầu ngực khi mang thai đúng cách, người mẹ cần thường xuyên tắm rửa, vệ sinh bầu ngực, mỗi ngày nên dùng nước ấm, khăn mềm để rửa sạch núm vú, loại bỏ những chất khô tiết ra và tích quanh núm vú. Hạn chế dùng xà phòng để vệ sinh vùng ngực vì dễ làm khô, nứt núm vú.
Rốn
Đối với người thường, rốn đã là một bộ phận nhạy cảm. Khi mang thai thì chúng càng có sự kết nối đến em bé hơn. Bác sĩ sản khoa khuyên phụ nữ mang thai không nên chạm vào rốn, để không kích thích bụng và gây co bóp tử cung, dễ gây sảy thai.
Vì rốn khá kín nên khi bụi bẩn lọt vào sẽ khó làm sạch, lâu dài sẽ tạo ra mùi khó chịu. Tuy nhiên rốn là cơ quan nội tạng gần nhất với thế giới bên ngoài. Phương pháp vệ sinh không đúng cách có thể gây kích ứng cho các cơ quan nội tạng trong khoang bụng và gây khó chịu cho hệ tiêu hóa.
Video đang HOT
Mẹ bầu nên vệ sinh rốn nhẹ nhàng bằng tăm bông.
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu có thể vệ sinh rốn nhẹ nhàng bằng bông ngoáy tai. Mẹ hãy nhúng bông ngoáy tai vào nước sạch hoặc nước muối nhạt, sau đó nhẹ nhàng lau phần rốn và xung quanh để vệ sinh rốn.
Vùng kín
Âm đạo là bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống sinh lý của người phụ nữ vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống sinh sản của mẹ. Bộ phận này cũng vô cùng quan trọng trong suốt thai kỳ, viêm nhiễm âm đạo có thể dẫn đến nhiễm trùng thai, sảy thai, sinh non.
Chính vì vậy việc chăm sóc “vùng kín” khỏe mạnh cũng là cách gián tiếp giúp thai kỳ phát triển tốt nhất. Khi mang thai, tiết dịch âm đạo thường xuất hiện nhiều hơn, vì vậy mẹ càng phải chăm sóc cẩn thận hơn nữa.
Chà mạnh hay thụt rửa âm đạo là hành động cấm khi mang bầu.
Vệ sinh vùng kín cho bà bầu sạch sẽ và thận trọng là cách tốt nhất giảm nguy cơ viêm nhiễm. Mẹ bầu lưu ý:
- Không thụt rửa vào âm dạo gây mất cân bằng pH.
- Sử dụng nguồn nước sạch sẽ, lau sạch nhẹ nhàng bằng khăn bông mềm tránh vùng kín bị ẩm ướt
- Sử dụng dung dịch vệ sinh vùng kín chuyên dụng để vệ sinh vùng kín hàng ngày.
Đang mang bầu lần 2, "công chúa" xứ Đài động thai vì một hành động đơn giản
An Dĩ Hiên đã rất lo lắng khi tử cung bị co thắt đột ngột, có dấu hiệu động thai.
An Dĩ Hiên sinh năm 1980, là thiên kim tiểu thư giàu có với biệt danh "An công chúa". Cô được khán giả Việt Nam biết đến qua các bộ phim như Ỷ Thiên Đồ Long ký, Tuyết sơn phi hổ, Tây du ký (2011), Độc cô thiên hạ.
Cô kết hôn với đại gia sòng bạc Trần Vinh Luyện vào tháng 6/2017 tại Hawaii. Đến tháng 7/2019, cô sinh con trai đầu lòng là bé Tiểu Lục Lục. Ngày 5/6 vừa qua, sao nữ xứ Đài hạnh phúc chia sẻ tin vui mang thai con thứ 2 sau khi sinh con đầu lòng chưa đầy một năm.
An Dĩ Hiên đang mang bầu lần 2 sau khi sinh bé đầu lòng chưa đầy 1 năm.
Đông đảo người hâm mộ cảm thấy mừng thay cho "công chúa" xứ Đài vì trước đó do sức khỏe hơi yếu nên cô gặp khá nhiều khó khăn khi mang bầu, thậm chí từng bị thai ngoài tử cung. Vậy nhưng có vẻ lần mang thai thứ 2 này cũng không hoàn toàn suôn sẻ với mỹ nhân này khi mới đây cô đã chia sẻ câu chuyện không may khiến mình bị động thai phải vào viện.
Cụ thể, nữ diễn viên " Ỷ thiên đồ long ký" cho biết khoảng nửa tháng trước, người thân mua về cho cô hai phần đồ ăn kèm trà sữa nóng. Khi cô chuẩn bị lấy đồ ăn ra khỏi túi, cốc đồ uống nóng gần 100 độ C cũng bị lôi theo và đổ lên người.
Camera trong nhà ghi lại cảnh An Dĩ Hiên bị bỏng khi lấy đồ ăn ra khỏi túi.
Vì bản thân đang mang thai gặp khó khăn trong di chuyển, cộng với việc mặt sàn trơn trượt, An Dĩ Hiên không dám nhảy ra khỏi ghế. Nước nóng cứ như vậy mà nhanh chóng lan ra các khu vực quanh tay chân và bụng khiến cô bị bỏng nặng, đến nay vẫn còn để lại sẹo.
"Lúc đó vì quá hoảng sợ, tôi đã bị co rút tử cung, dẫn đến động thai. May mắn con trai Lục Lục không ở gần đó, nếu không, chẳng biết được chuyện tồi tệ nào sẽ xảy ra. Tôi sau đó được gia đình đưa tới bệnh viện cấp cứu kịp lúc, đứa con trong bụng không phải chịu quá nhiều thương tổn, vẫn an toàn khỏe mạnh", cô cho hay.
Nữ diễn viên đã rất hoảng sợ, dẫn đến tử cung bị gò nhưng may mắn em bé vẫn ổn định.
Cuối bài viết của mình, người đẹp xứ Đài nhắc nhở mọi người cẩn thận khi lấy hoặc mở những đồ uống nóng. Đồng thời, cô cũng lên tiếng chất vấn và kêu gọi các nhà hàng thức ăn nhanh cần chú ý hơn trong việc đóng gói thực phẩm nóng nhằm đảm bảo an toàn cho khách hàng.
Vụ việc An Dĩ Hiên bị bỏng vì lỗi đóng gói, gián tiếp gây nguy hiểm cho thai nhi 3 tháng tuổi hiện đứng đầu danh sách chủ đề được tìm kiếm nhiều nhất mạng xã hội Weibo. Sau đó, đơn vị thức ăn nhanh có liên quan đã lên tiếng xin lỗi nữ diễn viên và cho biết sẽ đưa ra biện pháp để phòng tránh tai nạn tương tự xảy ra.
Những yếu tố có thể dẫn đến động thai ở bà bầu
Động thai là một dấu hiệu điển hình của tình trạng dọa sảy, đe dọa đến tính mạng của thai nhi bên trong bụng mẹ với sự xuất hiện của một ít máu có màu đỏ hoặc màu đen, lẫn dịch nhầy kèm theo tình trạng mỏi vai, đau bụng, bụng dưới trương lên. Động thai thường xảy ra ở tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai. Khi bị động thai, thai nhi vẫn còn sống. Cổ tử cung lúc này vẫn đóng kín hoặc mở nhưng thai nhi vẫn chưa bị sổ ra ngoài mà nằm trong buồng tử cung.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến động thai như: Trứng đã thụ tinh bị teo lại; thai trùm; bệnh về máu; bệnh về tử cung (viêm nhiễm cổ tử cung, u tử cung, ung thư cổ tử cung, tử cung co rút khác thường); thể chất, khí huyết của thai phụ bị suy nhược; làm việc quá sức, chế độ nghỉ ngơi không hợp lý, ăn uống thiếu dưỡng chất, sử dụng rượu bia, thuốc lá và đồ uống có cồn.
Ngoài ra còn có thể do sự bất thường về nhiễm sắc thể và mẹ mắc một số bệnh như: sốt cao, suy tim, bệnh thận mạn tính, mất cân bằng nội tiết. Thêm vào đó, thai nhi phát triển không khỏe cũng là nguyên nhân của hiện tượng này.
Bên cạnh đó, có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến hiện tượng động thai. Chúng bao gồm: người mẹ mang thai khi nhiều tuổi, mẹ mắc một số bệnh cao huyết áp, tiểu đường, bệnh lây qua đường tình dục... Đặc biệt, khi chịu tác động mạnh từ bên ngoài như ngã xe, va vấp vào đồ vật cứng cũng gây nên hiện tượng đồng thai.
Nếu có dấu hiệu động thai, thai phụ cần đi khám và dùng thuốc theo chỉ dẫn (có thể dùng các thuốc giảm co bóp tử cung, nếu có dấu hiệu nhiễm khuẩn thì dùng kháng sinh).
Thai phụ phải kiêng lao động, giao hợp, ăn uống thức ăn mềm, dễ tiêu, tránh táo bón. Tuy nhiên, việc này cũng không hoàn toàn đảm bảo cho thai phụ tránh được sảy thai.
Nếu thai phụ đã dùng thuốc và nghỉ ngơi nhưng máu ra vẫn tăng hoặc đau bụng tăng thì phải đi bệnh viện siêu âm để xác định thai còn sống hay không, từ đó bác sĩ có quyết định tiếp tục điều trị giữ thai hay bỏ thai.
Làm gì để thụ tinh ống nghiệm thành công? Vợ chồng tôi chuẩn bị thụ tinh trong ống nghiệm. Xin hỏi chúng tôi phải làm gì, đặc biệt là sau chuyển phôi cần phải giữ gìn ra sao? (Trần Linh, Hải Dương). Trả lời: Chào chị! Quá trình thực hiện thụ tinh ống nghiệm là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn như: hoàn thành hồ sơ, kích thích buồng trứng,...