Không phải cứ ‘lồng lộn’ là ấn tượng, nhìn quốc phục đoạt giải Best National Costume tại đấu trường Quốc tế sẽ hiểu tinh tế mới đẳng cấp
Trong các cuộc thi sắc đẹp, phần thi trang phục truyền thống luôn là phần thi cuốn hút và ấn tượng nhất. Những người đẹp luôn để nhiều tâm huyết vào phần thi này vì đó còn là dịp để quảng bá văn hoá, vẻ đẹp Việt Nam ra khắp thế giới.
Phần thi quốc phục tại các cuộc thi nhan sắc, thậm chí chinh chiến tại đấu trường quốc tế được các người đẹp Việt vô cùng chú trọng và đầu tư. Nhiều mẫu trang phục dân tộc ra đời với những ý tưởng độc lạ và đôi khi khó được công chúng chấp nhận vì đi trái với thị hiếu thẩm mĩ của số đông. Thậm chí, có những bộ trang phục còn gây nên tranh cãi không nhỏ trong cộng đồng mạng xã hội như bộ quốc phục Cà phê của Á hậu Hoàng Thuỳ mới đây. Nhìn lại hàng loạt các bộ quốc phục của Việt Nam được những Hoa hậu, Á hậu vinh danh tại các cuộc thi nhan sắc, công chúng chợt nhận ra, không phải cứ cầu kì, chú trọng độc đáo lạ mắt mới tạo được điểm nhấn trong lòng giám khảo và bạn bè quốc tế. Điểm cộng cho quốc phục chính là toát lên sự giản dị nhưng tinh tế, gửi gắm được “chất Việt Nam” qua vẻ đẹp thuần Việt.
Trương Quỳnh Mai là phụ nữ Việt Nam đầu tiên sau năm 1975 tham dự một cuộc thi nhan sắc lớn và uy tín trên thế giới, đó là cuộc thi Hoa hậu quốc tế vào năm 1995. Tại Tokyo, cô bất ngờ lọt vào top 15 người đẹp nhất cùng với giải phụ “Trang phục dân tộc đẹp nhất” trong bộ áo dài gấm trúc xanh của nhà thiết kế Đức Hùng. Giải thưởng cô đạt được một lần nữa vinh danh chiếc áo dài Việt Nam trên trường quốc tế.
Nguyễn Thùy Lâm diện bộ trang phục được lấy cảm hứng từ áo dài của Nam Phương Hoàng hậu với 7.500 viên pha lê cùng 500 viên ngọc trai. Với bộ trang phục này, Thùy Lâm đã xuất sắc đạt top 10 Trang phục truyền thống Miss Universe 2008 và top 15 Miss Universe 2008.
Dù không được thứ hạng cao, nhưng với phần thi trang phục dân tộc, trang phục áo dài dân tộc của Cao Thuỳ Linh được đánh giá cao và nhận được nhiều phiếu bầu chọn nhất
Trang phục dân tộc của Nguyễn Thị Loan được làm vỏn vẹn chỉ trong vòng 5 ngày nhưng vẫn mang đủ hồn cốt của dân tộc và đủ sức tỏa sáng tại Miss Grand International 2016. Có lẽ cũng nhờ vậy mà cô đạt top 10 Trang phục truyền thống và top 20 Miss Grand International 2016.
Tà áo dài đỏ rực, lấy ý tưởng từ hoa văn pháp làm cung đình Huế, các hoa văn được thêu bằng chỉ vàng, trên nền chất liệu gấm, đã mang Nguyễn Trần Huyền My đến top 10 Trang phục truyền thống Miss Grand International 2017.
Phương Nga mang hình ảnh áo dài Việt Nam lên sân khấu Miss Grand International 2018. Cô ghi điểm bởi thần thái quyền lực cùng những bước catwalk tự tin cùng với thiết kế được đính kết tỉ mỉ, thể hiện phong thái quyền lực của người mặc.
Video đang HOT
Bộ trang phục chọn tông màu chủ đạo là đỏ, lấy cảm hứng từ Chùa Cầu và đêm Hội An huyền diệu. Hội An (Quảng Nam) là quê hương của Kiều Loan và cũng là một trong những danh thắng giàu giá trị văn hoá, lịch sử của Việt Nam. Bộ trang phục được đính kết bằng pha lê tạo hiệu ứng bắt sáng, cùng các chi tiết như mấn và cầu vai được xi mạ ánh vàng. Điều đặc biệt hơn là hơn 2.000 bóng đèn led được đính vào thân áo, nhằm tái dựng hình ảnh Hội An về đêm sống động, lung linh, huyền ảo.
Tại cuộc thi Miss Supranational 2016, Dương Nguyễn Khả Trang đã xuất sắc đoạt giải trang phục dân tộc đẹp nhất. Theo nhà thiết kế, trang phục được kết hợp giữa sự mạnh mẽ của cha Lạc Long Quân và mềm mại, thanh thoát của mẹ Âu Cơ. Hình ảnh trên phần tay được lấy ý tưởng từ hoa sen, là quốc hoa của Việt Nam, bên cạnh đó là những vòng xoáy uốn lượn tượng trưng cho biểu tượng tiên, rồng. Đặc biệt, bộ áo có chiều cao hơn 3 m, đuôi áo dài hơn 3,5 m, nặng 45 kg, ‘khủng’ nhất từ trước đến nay ở hạng mục trang phục dân tộc, nên Khả Trang phải chứng tỏ bản lĩnh và có sức khỏe tốt mới có thể trình diễn trên sân khấu.
2 năm sau, Nguyễn Minh Tú tiếp tục đoạt giải trang phục dân tộc đẹp nhất tại cuộc thi Miss Supranational 2018. Ngoài ra, cô còn nhận thêm giải Hoa hậu Siêu quốc gia châu Á, Hoa hậu được yêu thích nhất, và vào top 10 chung cuộc.
Nhà thiết kế đã khéo léo kết hợp hình ảnh nữ thần cùng thiết kế của áo dài Việt, mấn đội đầu kết hợp cùng hình ảnh mũ nữ thần quen thuộc trong thần thoại Hy Lạp, đặc biệt là sự kết hợp với chiếc áo choàng của các vị nữ tướng Việt Nam đã tạo nên một bộ Quốc phục nhìn vừa quen vừa lạ, dù có chút pha trộn giữa hình ảnh phương tây nhưng vẫn mang nét đẹp đặc trưng của quốc phục Việt Nam.
Một lần nữa trang phục dân tộc Việt Nam được vinh danh tại cuộc thi Miss International khi Tường San trình diễn trang phục dân tộc có tên “Rồng chầu mặt trời”. Thiết kế lấy cảm hứng từ hình ảnh rồng chầu hướng về mặt trời trong kiến trúc người Việt, thể hiện khát vọng hướng về ánh sáng và những điều cao quý. Chiếc áo dài thêu hoa văn với sắc vàng mang đậm dấu ấn trang phục cung đình Huế. Trong cuộc thi, Nguyễn Tường Sang vào đến top 8 Miss International 2019.
Hà Đỗ
Theo ngoisao.vn
Ngọc Châu mang quốc phục hoành tráng tới Miss Supranational
Nhà thiết kế (NTK) Lê Long Dũng đã chính thức hé lộ bộ quốc phục mang tên Lạc vũ mà anh thực hiện cho Ngọc Châu tại đấu trường Hoa hậu Siêu quốc gia năm nay.
Ngay khi những hình ảnh trên được công bố, đông đảo các fan sắc đẹp đã bày tỏ cảm xúc vỡ oà, thích thú bởi lẽ, độ kỳ công, hoành tráng lẫn bắt mắt của Lạc vũ đều vượt hẳn so với bản vẽ được đăng tải cách đây 10 ngày.
Chia sẻ về Lạc vũ, NTK Lê Long Dũng cho biết, ý tưởng của bộ trang phục lần này được lấy cảm hứng từ bức chạm vũ nữ Trà Kiệu cùng hình ảnh chim Lạc.
Anh nói thêm: "Với Lạc vũ, mọi người nhìn vào sẽ thấy ngay hình ảnh vũ nữ Trà Kiệu. Lý do đầu tiên để Dũng quyết định đưa chi tiết này vào là bởi nó thuộc nền văn hoá cổ Chăm Pa, đồng thời là một trong những tác phẩm điêu khắc nổi bật nhất của Việt Nam được nhiều nước trên thế giới biết tới, yêu mến. Bên cạnh đó là hình ảnh chim Lạc với đầy đủ phần cánh và đuôi, vừa tái hiện nét truyền thống của văn hoá Việt vừa cho thấy những ước mơ, khát khao lớn - mà cụ thể ở đây là bay lên, vươn lên đưa Việt Nam toả sáng, thăng hoa trên đấu trường nhan sắc quốc tế.
Về ý nghĩa tên gọi Lạc vũ, Lạc ở đây được hiểu là chim Lạc hay rộng hơn là nền văn hoá Âu Lạc. Còn từ vũ được lấy trong vũ nữ, vũ điệu hoặc cũng có thể là lông vũ. Với bộ quốc phục này, Dũng không muốn đưa vào đó cái gì quá cao xa, trừu tượng. Bởi Dũng tin khán giả quốc tế họ cũng muốn biết bộ đồ mình đang xem là gì, muốn nói đến cái gì".
Xoay quanh quyết định thực hiện National Costume có phần táo bạo, NTK Lê Long Dũng bộc bạch rằng, nếu xét về áo tứ thân thì đó là một phần của lao động bình dân ngày xưa. Còn áo dài, đấy là trang phục thuộc về chốn thị thành. Ngoài ra, Việt Nam chúng ta cũng có áo Nhật Bình hay những lễ phục cung đình với đầy đủ tính chất lễ nghi khác nhau. Bản thân anh không muốn đi theo lối mòn với ý tưởng cũ, nhất là khi mình đã một lần giành chiến thắng ở cuộc thi này vào năm 2016.
Bên cạnh đó, bộ quốc phục Lạc vũ cũng hoàn toàn sát với tiêu chí đề ra của BTC Miss Supranational đấy là thể hiện được nét khoẻ khoắn, năng động lẫn mạnh mẽ.
Theo Lê Long Dũng, Lạc vũ là National Costume... sexy nhất mà anh thực hiện từ trước đến nay, tuy nhiên yếu tố sexy ở đây không thô, không phô, không chủ trương khoe hình thể quá đà mà tất cả đã được xử lý nhằm không để lộ phần da thịt song vẫn phù hợp với tiêu chí, hình ảnh của một con chim Lạc, một vũ nữ Apsara. Anh khẳng định bản thân luôn tâm huyết với National Costume và không muốn gây sốc một cách... rẻ tiền.
Ngoài ra, Lạc vũ cũng là bộ quốc phục được NTK Lê Long Dũng thực hiện trong quãng thời gian ngắn nhất - chỉ 2 ngày lên bản vẽ và chốt ý tưởng, cùng 15 ngày thực hiện.
Mặc dù thời gian có phần gấp rút, anh lẫn ê-kíp vẫn cố gắng làm hết tâm huyết, không kể đêm ngày. Tuy ngắn hạn nhưng anh không chấp nhận chuyện làm ra những sản phẩm mà thiếu đi tính chuyên nghiệp cũng như sự trách nhiệm của mình đối với chúng. Và với Lạc vũ, đây là đứa con tinh thần được kết tinh từ hơn 20 bộ quốc phục anh thực hiện trong 10 năm qua.
Theo bật mí từ NTK Lê Long Dũng, National Costume Lạc vũ có tổng chiều dài hơn 5 m tính từ đỉnh lông ở phần chóp nón cho đến gót chân. Trong đó, riêng chiều dài nón là 1,2 m và phần đuôi rơi vào khoảng 2,8 m. Bộ quốc phục được ghép từ hơn 10.000 mảnh mới thành.
Điểm đặc biệt nữa ở phần đuôi là anh không cắt mousse, mỗi cái vẩy phải từ 3 mảnh kết thành. Mỗi mảnh đều được kết hột, đính đá thủ công bằng tay và bên trong cũng được bộc rồi khâu lại kỹ càng nhằm tránh bị tưa. Với đội ngũ gần 20 người, tất cả được đính kết vô cùng tỉ mỉ, không dán keo hay dùng bất kỳ kỹ thuật nào khác nên có thể yên tâm về độ chắc chắn.
Tuy không kém phần công phu, hoành tráng nhưng anh cảm nhận bộ trang phục sẽ giúp người mặc dễ di chuyển, không quá nặng, không té, không rối và có thể dễ dàng phô diễn vũ đạo.
Ở phần cuối đoạn trạng thái mới nhất trên trang cá nhân, NTK Lê Long Dũng cũng gửi lời cảm ơn đến Hoa hậu Hải Dương - Giám đốc quốc gia của Miss Supranational tại Việt Nam vì đã tin tưởng để anh có lần tái ngộ đầy ý nghĩa này với cuộc thi.
Về phía Ngọc Châu, cô cho hay, ban đầu khi nhìn thấy bản vẽ mình đã rất thích. Tuy nhiên, đến lúc đi thử trang phục, cô vẫn phải thốt lên vì quá bất ngờ trước độ hoành tráng, bắt mắt từ Lạc vũ. Người đẹp hứa sẽ cố gắng tập luyện thêm nhằm có phần trình diễn tốt nhất, làm sao thể hiện trọn vẹn tinh thần của bộ trang phục; qua đó như lời cảm ơn chân thành bản thân gửi đến NTK Lê Long Dũng cùng ê-kíp của anh vì đã vất vả suốt nửa tháng trời.
Ngọc Châu tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Châu. Cô sinh năm 1994, sở hữu gương mặt khả ái, chiều cao 1,74 m cùng số đo chuẩn 80-60-90 cm. Bên cạnh các show thời trang trong nước, cô từng trình diễn ở Seoul Fashion Week 2017.
Cô sinh ra và lớn lên tại Tây Ninh, trong gia đình có ba chị em. Bố mất từ khi người đẹp còn nhỏ, mẹ cô làm rẫy nuôi các con. Ngọc Châu tốt nghiệp ĐH Tôn Đức Thắng, TP.HCM. Ngôi quán quân Vietnam's Next Top Model 2016 là bước đệm giúp cô bước vào làng giải trí và có được những thành công như hiện tại.
Hoa hậu Siêu quốc gia 2019 (Miss Supranational) diễn ra từ 19/11 - 6/12 tại Ba Lan. Sau 9 năm tổ chức, đây được đánh giá là một trong 6 cuộc thi nhan sắc lớn nhất thế giới. Năm 2018, đại diện đến từ Puerto Rico - Valeria Vazquez Latorre là người đăng quang. Trong khi đó, Minh Tú của Việt Nam lọt top 10 và đoạt ngôi vị Hoa hậu Siêu quốc gia châu Á.
Ngọc Linh
Theo vnmedia.vn
Ba lần áo dài thắng giải 'Trang phục dân tộc đẹp nhất' Trương Quỳnh Mai, Nguyễn Tường San tại Miss International 1995 và 2019; Cao Thùy Linh tại Miss Grand International 2014 đều thắng giải Trang phục dân tộc đẹp nhất với tà áo dài. Trương Quỳnh Mai là người đẹp Việt Nam đầu tiên dự thi Hoa hậu Quốc tế vào năm 1995 tại Nhật Bản. Tại cuộc thi, cô vào top 15 chung...