Không phải chờ tới mùa lũ, An Giang vẫn có bông điên điển quanh năm
Xưa, mỗi năm cây điên điển chỉ gắn bó với người dân vào mùa lũ. Nay, điên điển trở thành cây sinh kế của nhiều gia đình, thu hoạch quanh năm, muốn ăn mùa nào cũng có. Thật khó tin khi cây điên điển trở thành cây trồng chính của hàng trăm hộ ở các xã Hòa Lạc, Phú Bình, Phú Thành, huyện Phú Tân (An Giang)
Chỉ tính tại ấp Hòa Bình 2 (xã Hòa Lạc), hiện nay đã có hơn 50 hộ trồng điên điển.
Không phải hoa điên điển mà là bông điên điển, đến cách gọi cũng rất Nam Bộ, thân thương như thế! Bông điên điển có vị nhẫn, bùi, ngọt, ăn giòn nên hòa quyện với món nào cũng ngon. Từng chùm bông tươi rói được tuốt nhẹ, nâng niu, trộn ghém ăn sống hay nhúng lẩu, nấu canh chua, đổ bánh xèo, ăn kèm bún… đều hấp dẫn. Người miền Tây khéo ở chỗ, thực phẩm nào nhiều, ăn không hết thì nghĩ đến việc làm khô, đem muối để ăn lâu dài. Bông điên điển trông mong manh vậy mà cũng muối chua được, biến hóa thành món ăn mới, ngon đáo để. Khi những món dự trữ ăn không hết, người ta lại nghĩ đến việc bán để đổi lấy tiền chợ.
Vậy là, bông điên điển muối chua được làm cầu kỳ hơn, thêm rau muống, củ cải, đóng hộp lịch sự bán cho khách vãng lai. Chỉ những người xa quê, xa vùng sông nước mới nhớ bông điên điển, chứ sống ngay tại đây, loại hoa thân thuộc này quen đến nỗi mọi người suýt quên đi nét đặc trưng của nó, vốn được mệnh danh là “mai vàng của mùa lũ”. Ngày xưa, đến mùa nước nổi, cây điên điển cũng cựa mình vươn cao, khi nước tràn đồng cũng là lúc điên điển trổ bông, oằn cành khoe sắc vàng rực rỡ. Từ bông điên điển gợi nhớ đến từng tháng xuất hiện những loại cá ngon, rau sạch ngoài đồng, ai nấy lại háo hức chờ đợi để thưởng thức vô số đặc sản thiên nhiên ban tặng.
Xưa, mỗi năm cây điên điển chỉ gắn bó với người dân vào mùa lũ. Nay, điên điển trở thành cây sinh kế của nhiều gia đình, thu hoạch quanh năm, muốn ăn mùa nào cũng có. Thật khó tin khi cây điên điển trở thành cây trồng chính của hàng trăm hộ ở các xã Hòa Lạc, Phú Bình, Phú Thành (Phú Tân).
Chỉ tính tại ấp Hòa Bình 2 (xã Hòa Lạc), hiện nay đã có hơn 50 hộ trồng điên điển. Những hàng điên điển đều tăm tắp, cây vươn cao quá đầu người, vàng rực bông to, bông nhỏ nổi bật giữa đồng ruộng xanh tươi là lựa chọn của người dân nhiều năm nay. Không phụ mong mỏi của người nông dân, điên điển vươn mình phát triển giúp đời sống ổn định. Trồng điên điển thì dễ mà thu hoạch cực công.
Gia đình anh Võ Văn Quang tận dụng hết 6 thành viên hái điên điển mỗi ngày từ 23 giờ đến sáng để giao cho bạn hàng. Với 4 công đất, anh trồng điên điển xen kẽ thời điểm, hái tàn đám này thì đám khác vừa mọc cao, trổ bông liên tục. Ban đêm hái điên điển, ban ngày anh Quang đi đặt lợp kiếm cá đồng, trong nhà nuôi thêm vài con bò làm vốn dài hạn để nuôi 4 đứa con đang tuổi ăn học. Ban ngày, nhìn những mái nhà thưa thớt lọt thỏm giữa đồng hiu quạnh thế thôi, đêm đến, đâu đâu cũng sáng đèn, nhà nhà ra hái điên điển xôm tụ hẳn.
Video đang HOT
Anh Nguyễn Văn Dũng thuê 2 công đất trồng điên điển xen vụ, một mùa kiếm được 12-13 triệu đồng. Anh cho biết, trồng điên điển rất ít vốn, quanh năm chỉ cần bón phân, ngắt đọt cho cây đẻ cành. Đúng mùa này điên điển năng suất đạt rất cao, một đêm hái được tầm 20kg. Cứ như vậy, “đêm sống cùng điên điển, ngày đi làm đồng xa”, hàng chục gia đình dựa vào cây điên điển mà no đủ.
Sâu trong những con kênh thuộc xã Thạnh Mỹ Tây (Châu Phú), đồng ruộng bây giờ đã được bao đê sản xuất lúa, chẳng còn chỗ cho cây điên điển tự mọc sinh sôi. Thay vào đó, người dân tự trồng điên điển để mùa nước nổi về vẫn có bông hái ăn. Bà Nguyễn Thị Lan từ thời trẻ đã đi hái điên điển cho đến giờ vẫn chọn trồng điên điển làm nguồn sống. Bà Lan kể, hơn chục năm trước, điên điển tự nhiên vẫn còn nhiều; đến mùa, mạnh ai nấy chèo xuồng ra đồng hái bông về bán. Lựa cây nào trổ bông dài, trái lớn thì chừa lại để lấy hạt phơi khô, làm giống gieo quanh nhà. Cây điên điển trông mảnh khảnh, yếu ớt mà nhánh nào cũng trổ từng chùm bông nặng trĩu.
Tuy gọi là trồng nhưng bà Lan cũng như các hộ khác đều gieo ở cặp bờ kênh, bờ đê, chủ yếu tận dụng chỗ ngập nước để điên điển phát triển tự nhiên. Bông điên điển trổ nhanh đến nỗi, nếu hôm trước hái không kịp, hôm sau hoa đã tàn, kết thành trái nên việc hái bông rất cực công, tranh thủ từ buổi tối hoặc khuya, lúc những cánh bông chưa nở thì đem ra chợ bán mới được giá. Bù lại, loại cây dân dã này đã trao tặng cho con người nguồn sống lý tưởng, nuôi biết bao đứa trẻ miền quê lớn lên, hương vị của loại bông quê nhà vì thế đậm đà cả vị ngọt lòng và tình yêu thương.
Theo Mỹ Hạnh (Báo An Giang)
Mùa lũ ở ĐBSCL (bài 3): Hoa màu "xé rào" chìm trong nước lũ
Năm nay, nước lũ dâng cao bất ngờ, mang về nhiều cá tôm và sản vật cho nhà nông, nhưng mặt khác cũng đã khiến cho nhiều diện tích hoa màu và lúa ở ĐBSCL bị thiệt hại nặng. Những diện tích này phần lớn do nhà nông "xé rào", nằm ngoài vùng đê bao khép kín, không có chủ trương sản xuất vụ 3.
Thiệt vì nằm ngoài vùng đê bao
Theo ghi nhận của phóng viên NTNN, hiện nay, nhiều diện tích hoa màu ở ấp Phú Lợi và Phú Thành (xã Phú Hữu, huyện An Phú, tỉnh An Giang) bị ngập trong nước. Theo đó, bên cạnh ruộng hoa màu còn non đang chết dần, những loại hoa màu gần đến ngày thu hoạch vẫn được người dân "đi mót từng cây" với hy vọng "được bao nhiêu đỡ bấy nhiêu".
Diện tích mè của anh Nguyễn Văn Lĩnh (ấp Phú Thành, xã Phú Hữu, huyện An Phú, tỉnh An Giang) bị thiệt hại do nước dâng cao. Ảnh: H.X
Trước những thiệt hại xảy ra đối với hoa màu, lúa ngoài vùng quy hoạch, Sở NNPTNT các tỉnh, thành ĐBSCL cho rằng, đây là bài học đắt giá rút ra từ việc sản xuất không tuân thủ lịch thời vụ; không theo khuyến cáo của ngành chức năng và làm theo tập quán cũ.
Anh Nguyễn Văn Lĩnh ở ấp Phú Thành cho biết, anh trồng khoảng 5.000m2 cây mè và số diện tích này đã bị ngập nước, thiệt hại nặng nề. "Toàn bộ bị ngập hết khi trái vẫn còn xanh, tôi phải thuê người phụ cắt, đem về phơi khoảng 1 tuần lễ, coi có bán được ký hạt nào không, được đồng nào hay đồng ấy. Nhiều diện tích mè của hộ khác ở đây cũng gặp tình trạng tương tự hoặc thiệt hại nặng hơn" - anh Lĩnh nói.
Còn anh Trần Văn Thuận, ngụ cùng ấp Phú Thành thì cho hay, vụ màu này anh thuê 7.000m2 để trồng bắp, còn gần 1 tháng nữa thu hoạch thì nước tràn vào ruộng gây thiệt hại 100%. "Bắp đã cho trái non nhưng tôi cũng đành bỏ vì bị ngập nước. Giờ tôi chỉ còn biết làm thuê, giăng lưới, giăng câu kiếm sống qua ngày và trả nợ" - anh Thuận buồn rầu nói.
Ông Dương Văn Tỷ (xã Phú Hữu) đang hết sức rầu rĩ vì "hơn 1,9ha trồng bắp và 8.000m2 mè, chi phí đầu tư của tôi gần 30 triệu đồng, giờ coi như mất trắng. Nguyên nhân vì nước lên nhanh quá, có ngày lên thêm trên 1 tấc nên không trở tay kịp".
Cũng theo ông Tỷ, những năm trước đây, cuối tháng 7 âm lịch, nước lũ mới lên, còn năm nay thì chưa đến cuối tháng 6 đã lên. Vì vậy, cả cánh đồng này có khoảng 100ha bị ngập. Ông Tỷ và nhiều hộ dân khác hy vọng, cơ quan chức năng có sự giúp đỡ, hỗ trợ.
Ông Phạm Thành Tâm - Phó Trưởng phòng NNPTNT huyện An Phú thông tin, khu vực hoa màu bị ngập mà phóng viên đề cập nằm ngoài vùng quy hoạch, không có đê bao khép kín. "Những diện tích ngoài quy hoạch, chúng tôi không thống kê cụ thể diện tích thiệt hại. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ báo cáo về Sở NNPTNT tỉnh để xem xét hỗ trợ" - ông Tâm nói.
Theo Phòng NNPTNT huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp), những ngày cuối tháng 7 vừa qua, nước lũ lên nhanh đã gây ngập úng cho hàng chục ha rau màu của nông dân ở ấp Long Tả, xã Long Khánh A. "Khu vực hoa màu bị ngập đó đã được ngành nông nghiệp khuyến cáo không nên trồng trọt nhưng người dân vẫn làm"- ông Trần Thành Nhi - Trưởng phòng NNPTNT huyện Hồng Ngự cho biết.
Thua lỗ mùa lúa
Cũng như các loại hoa màu trên, gần 70ha lúa thu đông (khoảng 95% diện tích bị ngập sâu, có khả năng sẽ mất trắng) của gần 60 hộ dân ở ấp Vĩnh An, xã Vĩnh Hội Đông (huyện An Phú, tỉnh An Giang) canh tác ngoài đê bao bị thiệt hại do nước lũ lên nhanh.
Ông Võ Văn Thuông - người dân ấp Vĩnh An cho hay, vụ lúa này, gia đình ông gieo sạ 1,6ha, nhưng chỉ thu hoạch được 16 bao, tương đương 32 giạ. Nguyên nhân là do diện tích này đã bị ngập nước nhiều ngày nay nên phải thu hoạch sớm.
Cũng như ông Thuông, ông Nguyễn Văn Ba - ngụ cùng ấp Vĩnh An nói, thông thường lúa phải đến gần 90 ngày mới thu hoạch, đằng này chỉ mới 70 ngày thì người dân nơi đây đã buộc phải thu hoạch sớm vì nước ngập. "Với 0,6ha, các năm trước tôi thu hoạch hơn 4 tấn, mùa vụ này chỉ thu hoạch được hơn chục bao lúa với hạt còn xanh. Lúa này tôi chỉ bán với giá 3.000 đồng/kg cho người dân nuôi vịt chứ thương lái không mua" - ông Ba chua chát.
Ông Ba cho biết thêm: "Để ngăn lũ tràn vào, nhiều hộ dân chúng tôi đã hùn gần 35 triệu đồng để xây dựng bờ bao tạm nhưng nước lên quá cao và mạnh dẫn đến vỡ đê, nước tràn ngập cả cánh đồng".
Theo UBND xã Vĩnh Hội Đông, thông thường diện tích đất ngoài đê bao chỉ làm 2 vụ lúa là đông xuân và hè thu. Tuy nhiên, người dân nơi đây đã "tranh thủ" làm thêm vụ thu đông vì nghĩ nước lũ về muộn như những năm trước đó. Tuy nhiên, năm nay do lũ bất ngờ (sớm hơn gần 1 tháng) nên bà con "trở tay không kịp". "Hiện chính quyền địa phương cũng đang nỗ lực giúp bà con bảo vệ đê tạm, để tranh thủ thu hoạch khi nước lũ quá lớn"- ông Nguyễn Văn Tùng - Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hội Đông nói.
Theo phóng viên tìm hiểu, thời gian qua, hàng trăm ha lúa hè thu ở tỉnh Long An đã bị nước lũ nhấn chìm, gây ảnh hưởng chất lượng và về năng suất. Khu vực bị thiệt hại nhiều nhất là huyện Tân Hưng với trên 94ha bị mất trắng, trên 240ha bị giảm năng suất từ 70-80%. Tại huyện Tân Hưng cũng có hàng chục ha có khả năng mất trắng do nước lũ lên nhanh.
Tỉnh Kiên Giang cũng có nhiều diện tích lúa bị ngập úng. Riêng tại Mỹ Thái, huyện Hòn Đất đã có hơn 2.000/7.000ha lúa bị ngập. Theo ông Nguyễn Thanh Bình - Chủ tịch UBND xã Mỹ Thái, nguyên nhân chính dẫn đến ngập úng trên là do không có đê bao khép kín.
Trước tình hình trên, ông Đỗ Minh Nhựt - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Kiên Giang đã đề nghị UBND các huyện có khả năng bị ảnh hưởng bởi lũ, không có đê bao khép kín chủ động ứng phó, tránh thiệt hại xảy ra tiếp tục.
Theo Danviet
Mùa lũ ở ĐBSCL (bài 2): Kiếm 800.000 đ/ngày nhờ sản vật "trời cho" Cá linh, cá đồng, lươn, chuột, rùa, rắn, bông điên điển, bông súng... là những sản vật đặc trưng của vùng lũ ĐBSCL. Năm nay, nhờ mùa lũ đến sớm và mực nước cao hơn các năm trước nên những sản vật "trời phú" đã giúp cư dân vùng lũ tăng thêm thu nhập. Bội thu cá linh, cua... Cá linh là loại...