Không phải chỉ cúng ông Công ông Táo hay cúng Giao thừa, các gia đình nên thực hiện lễ cúng này để năm mới tài lộc
Năm cũ sắp qua, không phải chỉ cúng ông Công ông Táo hay cúng Giao thừa, một nghi lễ cúng khác mà các gia đình cũng nên thực hiện để năm mới tài lộc.
Ý nghĩa thực hiện lễ tạ đất cuối năm
Theo chuyên gia phong thủy Phùng Gia, các cụ vẫn có quan niệm phần âm có yên ổn thì phần dương mới yên. Trong khi đầu năm, các gia đình thực hiện nghi lễ cúng đất để khai mở năm mới, đến cuối năm sẽ tiến hành lễ tạ đất.
Cúng tạ đất cuối năm còn gọi là lễ tạ thần linh Thổ địa của nơi mình sinh sống. Đây là một nghi lễ quan trọng với mục đích để tri ân các vị thần linh đã bảo vệ, quản lý và gìn giữ mảnh đất mà gia đình sinh sống trong suốt năm qua.
Lễ tạ đất là một trong những lễ cúng cuối năm. Ảnh minh họa
Thông thường, các gia đình tổ chức lễ cúng rất trang trọng với hy vọng trong năm mới các vị thần linh tiếp tục che chở, giúp gia đạo được bình an, thịnh vượng.
Lễ cúng tạ đất cũng là dịp để tưởng nhớ công ơn tổ tiên, những người đã phù hộ, che chở cho gia đình trong năm qua, đồng thời cầu mong tổ tiên tiếp tục dõi theo và bảo vệ gia đình trong năm mới.
Trước đây, lễ tạ đất thường được tiến hành trước lễ đưa ông Táo về Trời, nhưng hiện nay, nghi lễ này không còn bắt buộc, và phần lớn các gia đình thường gộp chung với lễ cúng ông Táo.
Thời gian thực hiện lễ cúng tạ đất cuối năm
Lễ tạ đất cuối năm có thể được thực hiện vào hai thời điểm chính:
Làm chung với lễ tiễn Táo Quân về Trời vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch.
Thực hiện vào một ngày phù hợp theo điều kiện của gia đình, từ sau Rằm tháng Chạp cho đến trước ngày lễ ông Công ông Táo.
Với những gia đình hay ở công ty, cơ sở kinh doanh có ban Thần Tài thì cuối năm lưu ý thêm lễ tạ Thần Tài. Đây là lễ cúng tạ cuối năm với mục đích cảm tạ Thần Tài đã phù trợ tài vận, hưng vượng của chủ nhân trong suốt cả trong năm.
Thời gian phù hợp thực hiện nghi lễ này có thể thực hiện vào ngày 25 hoặc 29 Tháng Chạp, phù hợp cho việc dọn dẹp công ty.
Sau khi Tạ thần cho công ty xong, nên xông trầm nụ để tẩy uế, đưa lại nguồn sinh khí tốt lành cho một năm mới vạn sự hanh thông.
Giờ đẹp lên hương ngày 25 tháng Chạp vào giờ Thìn (7h – 9h) và giờ Mùi (13h – 15h). Ngày 29 tháng Chạp, lên hương vào giờ Thìn (7h – 9h) và giờ Mùi (13h – 15h).
Video đang HOT
Đồ lễ thực hiện cúng tạ đất
Theo chuyên gia phong thủy, lễ tạ thần làm ngay tại ban thờ nhà mình, nghi thức cúng ở gia đình, lễ vật gồm: Hương thơm, hoa tươi 10 bông chia ra hai lọ hai bên; Trầu 3 lá, cau 3 quả, đĩa ngũ quả gồm 5 loại quả, xôi trắng 2 đĩa to bày hai bên.
Lễ mặn gồm: Gà luộc nguyên con bày vào 1 đĩa hoặc 1 cái chân giò lợn luộc, 3 chén đựng rượu, 10 lon bia, 6 lon nước ngọt bày ở hai bên ban thờ; Thuố.c l.á, chè, bánh kẹo… bày vào 1 đĩa to. 1 chén rượu, 1 chén trà khô, 1 chén nước, 1 chén gạo, 1 chén muối, nến cốc…
Phần mã thì tùy từng gia đình, có thể tham khảo bộ Ngũ phương gồm: 5 ông ngựa 5 màu kèm theo 5 bộ mũ áo, cờ lệnh, kiếm, trên lưng mỗi ông ngựa đặt 10 lễ tiề.n vàng.
Bộ Thần linh gồm 1 ông ngựa đỏ, cùng kèm theo mũ, áo hia, cờ kiếm. 1 cây vàng hoa đỏ (1000 vàng), 1 cây vàng ngũ phương. 1 đĩa đựng 50 lễ vàng tiề.n để dâng gia tiên.
Văn khấn cúng lễ tạ đất
Nam mô A di đà Phật
Nam mô A di đà Phật
Nam mô A di đà Phật
Con kính lạy:
Quan đương xứ Thổ địa chính thần
Thổ địa Ngũ phương
Long mạch Tôn thần
Hôm nay là ngày…tháng…năm…nhằm tiết…
Chúng con là… thành tâm sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Chư vị Tôn thần về việc lễ tạ thần linh Thổ địa. Gia đình chúng con nhờ có duyên lành mà đến an cư lạc nghiệp nơi đây.
Đội ơn Thần linh Thổ địa che chở, ban ơn, đất này được phong thủy yên lành, khí sung, mạch vượng, bốn mùa không hạn ách tai bay, tám tiết có điềm lành tiếp ứng. Trong ngoài ấm êm, toàn gia mạnh khỏe.
Nay nhằm ngày lành tháng tốt, gia đình chúng con sắm sửa lễ tạ mong báo đáp ân thâm, tỏ lành tôn kính. Cúi xin Chư vị Tôn Thần lai gián gán tiề.n, nhận hưởng lễ vật, chứng minh tâm đức.
Cung kính nghĩ rằng Thần linh Thổ địa sẽ tùy duyên ứng biến phù hộ cho gia đình chúng con được an cư, đạt được những điều mong ước, cho nhà cao cửa rộng, cho tăng tài tiến lộc, cho nhân vật hưng long. Âm dữ dương đồng, dốc lòng cầu khấn, cúi xin soi tận, ý khẩn tâm thành.
Kính thỉnh Bản gia tiên tổ liệt vị chân linh đồng lai hâm hưởng.
Cẩn cáo !
* Thông tin trong bài mang tính tham khảo.
Tết Giáp Thìn 2024 nên cúng hóa vàng vào ngày nào?
Theo phong tục của người Việt Nam, ngoài lễ cúng Giao thừa và 3 ngày Tết Nguyên đán, thì lễ hóa vàng cũng được các gia đình xem trọng, chuẩn bị kỹ lưỡng.
Một mâm cỗ cúng hoá vàng. Ảnh: nguồn internet
Trước ngày Tết Nguyên đán, các gia đình thường thực hiện nghi thức mời ông bà, tổ tiên về ăn Tết với con cháu, gia đình. Do đó khi Tết kết thúc, cần thực hiện lễ hóa vàng để đưa tiễn ông bà, tổ tiên. Chính vì thế, lễ hóa vàng còn được gọi là lễ đưa tiễn ông bà. Vào ngày ấy, con cháu đốt tiề.n vàng để các cụ chi tiêu ở dưới âm phủ.
Trước đây, lễ hóa vàng thường được thực hiện vào ngày mùng 3 hoặc mùng 7 Tết (khai hạ). Tuy nhiên ngày nay tùy theo vùng miền, địa phương, lễ này có thể diễn ra từ mùng 3 tới mùng 10 tháng Giêng, có những gia đình con cháu đi sớm thì cúng vào mùng 2.
Tết Giáp Thìn 2024 hóa vàng ngày nào chuẩn?
Theo chuyên gia phong thủy, nghi lễ hóa vàng không cố định vào ngày nào cụ thể. Các gia đình có thể hóa vàng từ mùng 3 Tết trở ra, tùy theo thời gian thuận tiện và ngày đẹp trời, hợp mệnh với chủ nhà. Thông thường, các gia đình sẽ chọn ngày mùng 3 âm lịch để thực hiện lễ cúng hóa vàng hết Tết.
Năm 2024, các gia đình có thể làm lễ hóa vàng vào ngày mùng 3, mùng 4, mùng 5 và mùng 7 tháng Giêng.
Dưới đây là giờ đẹp hóa vàng Tết Giáp Thìn 2024 giúp gia chủ mọi sự hanh thông:
- Mùng 3 Tết: giờ Tân Mão (5h - 7h), giờ Giáp Ngọ (11h - 13h), giờ Bính Thân (15h - 17h), giờ Đinh Dậu (17h - 19h).
- Mùng 4 Tết: giờ Mão (5h - 7h), giờ Ngọ (11h - 13h), giờ Thân (15h - 17h), giờ Dậu (17h - 19h).
- Mùng 5 Tết: giờ Mão (5h - 7h), giờ Tỵ (9h - 11h), giờ Thân (15h - 17h), giờ Tuất (19h - 21h).
- Mùng 7 Tết: giờ Dần (3h - 5h), giờ Thìn (7h - 9h), giờ Tỵ (9h - 11h), giờ Thân (15h - 17h), giờ Dậu (17h - 19h), giờ Hợi (21h - 23h).
Lễ hóa vàng cần chuẩn bị những gì?
Thông thường, để tiến hành lễ hóa vàng, các gia đình sẽ chuẩn bị: hương, hoa, nước, quả (ngũ quả); trầu cau; rượu; đèn, nến; lễ ngọt, bánh kẹo; mâm cỗ mặn: xôi, gà, bánh chưng, các món ăn ngày Tết.
Tại một số địa phương ở Việt Nam, các gia đình sẽ chuẩn bị thêm 2 cây mía bởi dân gian quan niệm cây mía để các cụ chống đi cho đỡ mỏi hoặc có thể sử dụng để gánh các đồ cúng về trời.
Tùy vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế của gia đình và phong tục tập quán của từng địa phương, các lễ vật sẽ có sự thay đổi để phù hợp. Điều quan trọng nhất trong lễ cúng hóa vàng chính là sự thành tâm nguyện cầu của gia chủ.
Sau khi bày biện mâm cúng thì chủ nhà sẽ tiến hành thắp hương và khấn bài khấn hóa vàng tiễn tổ tiên. Đợi hương cháy hết hoặc qua một tuần hương thì gia chủ chắp tay vái ba vái xin phép ông bà mang vàng mã đi hóa. Khi hạ lễ thì phải hạ lễ từ bậc thần rồi mới đến tổ tiên.
Lưu ý khi hóa vàng
Phải hóa vàng ở nơi sạch sẽ, thoáng mát, có đồ hóa riêng chứ không lấy tùy tiện.
Khi hóa thì nên hóa của gia thần trước rồi mới đến phần vàng mã của tổ tiên để không nhầm lẫn, đặc biệt, phần vàng mã dành cho người mới mất trong năm thì sẽ hóa cuối cùng.
Lúc hóa xong, phần tiề.n vàng, sớ trạng đã cháy hết thì gia chủ vẩy vào thêm chút rượu vì quan niệm xưa cho rằng phải như thế thì khi đến cõi âm các cụ mới nhận và tiêu được số tiề.n đó.
Nhiều nhà còn cẩn thận mang theo hai cây mía hơ trên phần tiề.n vàng mới hóa xong với ý nghĩa cây mía sẽ như đòn gánh cho các cụ gánh tiề.n, gánh vàng về cõi âm không bị lũ quỷ cướp vàng đi.
Ngày nay, việc đốt vàng mã trong lễ hóa vàng được khuyến cáo hạn chế tối đa để tránh lãng phí và ảnh hưởng đến môi trường sống, giảm nguy cơ gây hỏa hoạn.
Điều quan trọng là bàn thờ cần hương khói đầy đủ trong 3 ngày Tết và các nghi lễ khấn cúng được thực hiện với sự kính cẩn của gia chủ.
Phần mâm cơm cúng hóa vàng thì con cháu tề tựu đông đủ, cùng nhau dùng bữa cơm thân mật.
Đêm Giao thừa, 4 con giáp đoàn tụ gia đình, vận đỏ như son, chơi gì cũng thắng, năm mới tốt lành Vào đêm Giao thừa, 4 con giáp này vui vẻ đoàn tụ gia đình, đồng thời đón nhận nhiều may mắn, tốt lành vào năm mới. 66 lời chúc Tết Giáp Thìn 2024 ngắn gọn, ý nghĩa nhất trong đêm Giao thừa Đêm Giao thừa là thời khắc quan trọng của năm đối với mỗi con giáp. Hầu hết mọi người đều đoàn...