Không phải ai cũng biết sự ra đời của món đồ chơi nổi tiếng thế giới lại liên quan đến một vị tổng thống Mỹ
Ai cũng biết đến “món đồ chơi thần thánh” nổi tiếng khắp thế giới này nhưng mấy ai biết được câu chuyện nguồn gốc của nó.
Tuổi thơ của mỗi chúng ta đều gắn liền với những con gấu bông xinh xắn, dễ thương. Chúng ta coi nó như một người bạn để tâm sự, thỏ thẻ và “tha” gấu bông đi khắp nơi để khoe với mọi người. Cho đến tận ngày nay, gấu bông vẫn là món đồ chơi không thể thiếu của các bé và thậm chí là các bạn nữ đã lớn vẫn “say đắm” những chú gấu bông to đùng vô cùng đáng yêu.
Những con gấu bông xinh xắn, đáng yêu thế này dường như có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới.
Thế nhưng, bạn đã bao giờ hỏi những con gấu bông dễ thương đó đến với thế giới như thế nào chưa?
Hẳn là nhiều người vẫn chưa nghe đến câu chuyện có thật về sự ra đời của gấu bông liên quan đến một vị tổng thống Mỹ.
Gấu Teddy thời kỳ đầu.
Bạn có biết Theodore Roosevelt (1858 – 1919), tổng thống thứ 26 của nước Mỹ, được dân chúng gọi thân mật là Teddy?
Mùa thu năm 1902, ông Roosevelt đến Mississippi để săn gấu đen ở ven thị trấn Smedes. Sau ngày đầu tiên, cả đoàn không săn được con gấu nào. Đến ngày thứ hai, một tùy tùng của ông tên là Holt Collier đã dồn được một con gấu con đến một gốc cây. Roosevlt được mời đến để bắn con gấu. Tuy nhiên, khi nhìn thấy con vật đáng thương ấy, Roosevlt đã từ chối bắn nó.
Vài ngày sau, cảnh tượng đó được tái hiện trong bức tranh đăng trên tờ Washington Post và bộ phim hoạt hình “Drawing a Line in Mississippi” trên kênh Washington Star.
Video đang HOT
Bức tranh về câu chuyện đi săn của Tổng thống Roosevelt.
Một ông chủ cửa hàng đồ chơi ở Brooklyn có tên là Morris Mitchom sau khi xem xong bộ phim hoạt hình đã nảy ra ý định làm ra một loại đồ chơi mới lấy cảm hứng từ câu chuyện đi săn của tổng thống. Ông nhờ vợ mình giúp làm ra một con gấu nhồi bông để trưng bày trước cửa gian hàng cùng với bức tranh về Tổng thống Roosevelt.
Mitchom viết thư cho hỏi liệu ông có thể sử dụng tên của tổng thống để quảng cáo chú gấu bông này không. Tổng thống Roosevelt đã gửi thư trả lời: “Tôi không nghĩ rằng tên tuổi mình lại có giá trị nhiều trong công việc kinh doanh mặt hàng gấu bông của ông, nhưng tôi vui lòng để ông sử dụng”.
Trải qua hàng chục năm, gấu Teddy vẫn là bạn thân thiết của nhiều em nhỏ.
Từ đó, một loại đồ chơi mới được ra đời với tên gọi Teddy’s bear (gấu của Teddy) và được gọi giản dị trong tiếng Việt là gấu bông. Chú gấu bông đầu tiên cao khoảng 0,76m và có bộ lông màu mật ong. Thời kỳ đầu, gấu bông có mõm rộng, mũi to và đôi mắt tròn nhỏ để giống với gấu thật.
Càng về sau gấu bông càng trở nên đáng yêu hơn với các đặc điểm giống với em bé sơ sinh như mắt to, trán rộng, mũi nhỏ, thân hình mũm mĩm… Từ bộ lông ban đầu có màu mật ong, gấu bông thời nay có đủ các màu từ trắng, nâu, đen, hồng… với các kích cỡ, hình dáng khác nhau.
Kể từ khi ra đời, chú gấu Teddy nhanh chóng tạo ra cơn sốt trên toàn nước Mỹ và không lâu sau đó trở thành quà tặng được yêu thích cho cả người lớn và trẻ em ở khắp nơi trên thế giới.
Theo Hân Hân / Trí Thức Trẻ
Bí ẩn màu sắc trên tấm hộ chiếu
Ở Liên minh châu Âu (EU), các nước thành viên thường sử dụng hộ chiếu màu đỏ, chỉ khác nhau ở sắc độ.
Hộ chiếu của các quốc gia có màu sắc khác nhau. Ảnh: Alamy.
Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) là cơ quan có thẩm quyền quy định kích thước, số trang của hộ chiếu. Nhưng các quốc gia và lãnh thổ được chọn màu sắc trang bìa, cũng như cách thiết kế và hình ảnh in ấn bên trong. Vì vậy, có rất nhiều câu chuyện đằng sau sự ra đời của những hộ chiếu mà không phải ai cũng biết.
Theo Arton Group, tập đoàn quản lý cơ sở dữ liệu Passport Index, hộ chiếu trên thế giới thường có 4 màu sắc chính gồm đỏ, xanh lá cây, xanh dương và đen.
"Tuy nhiên, độ đậm nhạt khác nhau khiến màu bìa hộ chiếu có hàng trăm biến thể về màu sắc", Hrant Boghossian - Phó chủ tịch Arton Group - cho biết.
Ở Liên minh châu Âu (EU), các nước thành viên thường sử dụng hộ chiếu màu đỏ, chỉ khác nhau ở sắc độ. Trong khi đó, những đất nước thuộc khối Caricom (Cộng đồng các nước khu vực Caribe) lại chọn màu xanh dương.
Điều này được lý giải có nguồn gốc sâu xa từ vị trí địa lý, lịch sử từng khu vực, hoặc thậm chí lý do kinh tế - chính trị. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ từng quyết định đổi bìa hộ chiếu cấp sang màu đỏ tía, khi nỗ lực xin gia nhập vào Liên minh châu Âu.
Các nước thuộc EU thường sử dụng hộ chiếu tông đỏ. Ảnh: Rebloggy.
Ở nhiều khu vực khác trên thế giới, màu sắc trên hộ chiếu còn phụ thuộc lớn vào tín ngưỡng. "Các nước Hồi giáo như Morocco, Pakistan và Saudi Arabia thường chọn hộ chiếu màu xanh lá cây, vì tầm quan trọng của màu này trong tôn giáo", Boghossian nói.
Ông giải thích: "Họ tin rằng màu xanh lá cây được nhà tiên tri Muhammad yêu thích, có ý nghĩa tượng trưng cho thiên nhiên và sự sống".
Ngoài ra, một số quốc gia như Singapore, Thụy Sĩ... chọn màu sắc trên hộ chiếu trùng với màu cờ. Điều này nhằm thể hiện bản sắc độc đáo, không thể nhầm lẫn của những đất nước này với phần còn lại của thế giới.
Các quốc gia cũng có thể dễ dàng thay đổi màu sắc trang bìa passport mà không gặp nhiều trở ngại. Trước khi sử dụng màu xanh đen, hộ chiếu của cư dân Mỹ đã từng mang các màu như đỏ, xanh lá cây...
Cùng với Mỹ, các quốc gia như Đức, Italy, Pháp, Phần Lan... là nhóm nước có hộ chiếu giá trị nhất thế giới. Công dân của những quốc gia này có thể đi đến hơn 150 nước và vùng lãnh thổ trên toàn cầu mà hoàn toàn không, hoặc rất ít bị giới hạn về visa (thị thực).
Mỹ là một trong các nước sở hữu hộ chiếu có giá trị nhất thế giới. Ảnh: BGR.
Các quốc gia có hộ chiếu giá trị cao thường đi kèm với độ bảo mật lớn vì lý do an ninh. Chúng thường được thiết kế với những hình ảnh ẩn rất tinh vi, chỉ xuất hiện dưới ánh đèn cực tím và rất khó làm giả.
Theo Hrant Boghossian, việc sản xuất phôi in passport là một quy trình được kiểm soát nghiêm ngặt, chỉ có một số ít công ty trên toàn thế giới được cấp phép. Chính vì vậy, bìa của những quyển hộ chiếu thường có những biến thể màu sắc khác nhau, nhưng cũng chỉ nằm trong một giới hạn nhất định.
Mới đây, công ty chuyên thiết kế passport Neue Design Studio đã để lộ mẫu hộ chiếu mới của Na Uy, với 3 màu sắc khác nhau gồm trắng, xanh ngọc và đỏ tươi. Ở phần ruột, các địa danh và phong cảnh nổi tiếng nhất Na Uy đều sẽ được chọn để in, bao gồm cả hình ảnh về hiện tượng bắc cực quang ở phía Bắc nước này.
Hình ảnh bắc cực quang xuất hiện trong hộ chiếu của Na Uy. Ảnh: G aute Bruvik.
Năm 2012, Phần Lan đã cho ra mắt thiết kế hộ chiếu mới, tạo hiệu ứng một chú nai sừng tấm đang di chuyển khi người sở hữu lật nhanh qua các trang.
Ở Vương quốc Anh, một số người được cho là đang sở hữu phiên bản hộ chiếu đặc biệt, có tên gọi Queen's Messenger. Theo lời đồn, những quyển hộ chiếu nói trên chứa thông tin quan trọng cần truyền tải đến lãnh sự và sứ quán Anh trên toàn thế giới.
Theo Zing
Lý giải nào cho "hồi quang phản chiếu" - hiện tượng người sắp chết bỗng bừng sức sống mãnh liệt? Hồi quang phản chiếu là tên thường gọi hiện tượng người ốm nặng đột ngột hồi tỉnh, khỏe lại trước khi qua đời. Vì sao có hiện tượng ấy, và để làm gì? Ngọn nến khi chỉ còn là một khối sáp rất nhỏ, trước khi tắt hẳn thường bùng cháy mạnh nhất, tạo nên ngọn lửa cao nhất, sáng nhất. Điều này...