Không phải AFF Cup, đây là World Cup
Việt Nam nằm cùng bảng G – vòng loại World Cup 2022 cùng với 3 đại diện Đông Nam Á là: Thái Lan, Malaysia, Indonesia và 1 đại diện Tây Á là UAE. Bảng đấu mà cơ hội đều mở cho tất cả.
Khi lá thăm đưa ĐT Việt Nam nằm ở bảng đấu được xem là AFF Cup mở rộng khi có đến 4 đại diện Đông Nam Á và 1 đại diện Tây Á. Nhiều người nhận định, đó sẽ là cơ hội lớn để Việt Nam lọt vào vòng loại cuối cùng. Chúng ta đang là đương kim vô địch Đông Nam Á nên có người ví von, đây là cơ hội để HLV Park Hang-seo bảo vệ ngôi vương vừa giành được tại AFF Cup 2018. Vấn đề của Việt Nam chỉ còn là câu chuyện làm sao có kết quả tốt trước UAE.
ĐT Việt Nam có cơ hội giành vé đi tiếp
Nhưng thực tế, đây là bảng đấu không hề dễ dàng như những nhận định trước đó. Bởi các đội bóng Đông Nam Á góp mặt tại bảng G, ngoài Indonesia thì tất cả đều đã lên ngôi vô địch Đông Nam Á. Trong số này, Thái Lan đã có 5 chức vô địch, Việt Nam (2 lần) và Malaysia (1 lần).
Riêng với đối thủ Indonesia, chúng ta đã không thắng họ trong gần 20 năm ở giải đấu này. Do đó mà cơ hội sẽ chia đều cho tất cả các địa diện đến từ Đông Nam Á khi các đội bóng cùng khu vực này đều đã quá hiểu nhau.
Như Phó Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn chia sẻ thì: “Ở bảng đấu này, ngoài đội á quân châu Á rất mạnh là UAE, có thể nhận thấy các đội còn lại đều hiểu rất rõ nhau và cơ hội mở ra cho tất cả. Chính vì vậy, sự tập trung giải quyết từng trận đấu là hết sức quan trọng và quyết định suất lọt tiếp vào vòng 12 đội đồng nghĩa với suất dự trực tiếp VCK Asian Cup 2023 tại Trung Quốc”.
Thực tế, chúng ta cần xác định đây là sân chơi tầm World Cup, chính vì vậy mà tất cả các đội cũng sẽ tiếp cận với một tâm thế khác so với giải đấu khu vực.
Video đang HOT
Đơn cử là Thái Lan, họ đã bổ nhiệm một huấn luyện viên từng dự World Cup là ông Akira Nishino từng dẫn dắt đội tuyển Nhật Bản lọt đến vòng 1/8 World Cup 2018. Đây là một bản hợp đồng đầy tham vọng của người Thái. Thực tế, kế hoạch chính phục mục tiêu World Cup với những HLV đẳng cấp của Thái Lan đã có từ lâu.
Trước đó, HLV Milovan Rajevac đã được bổ nhiệm thay thế Kiatisak. Ông từng dẫn dắt ĐT Ghana vào đến tứ kết World Cup 2010 tại Nam Phi và cũng nhận được nhiều kỳ vọng của Liên đoàn Bóng đá Thái Lan.
Bởi sau thất bại ở Vòng loại cuối cùng World Cup 2018 khu vực châu Á – nơi Thái Lan đã tiến rất gần sân chơi thế giới, họ đã nhận ra rằng, HLV Kiatisak dù là công thần nhưng chỉ mang đẳng cấp khu vực, bóng đá xứ Chùa vàng cần đến những người tầm cỡ thế giới.
Ngay cả giải đấu AFF Cup 2018, Thái Lan cũng không triệu tập những ngôi sao hàng đầu đang thi đấu ở nước ngoài là: Chanathip Songkrasin, Teerasil Dangda, Kawin Thamsatchanan và Theerathon Bunmathan.
Những cái tên này chỉ xuất hiện tại sân chơi châu lục sau đó là Asian Cup 2019. Điều đó cho thấy một tầm nhìn mang tính chiến lược của Thái Lan. Họ chọn lọc sân chơi để có sự đầu tư và chuẩn bị một cách tập trung. Với Thái Lan thì câu chuyện làm bóng đá không chỉ còn là hướng đến danh hiệu AFF Cup hay SEA Games.
Tương tự, cả Indonesia và Malaysia cũng đã thay đổi tư duy ngụp lặn trong “ao làng” từ lâu. Đặc biệt, với Malaysia, họ đang đẩy mạnh tốc độ nhập tịch cho các cầu thủ để chuẩn bị lực lượng thi đấu tại vòng loại World Cup 2022 và vòng loại Asian Cup 2023.
Liên đoàn Bóng đá Malaysia thậm chí có cả một kế hoạch cho việc nhập tịch cầu thủ là những người sinh ra ở nước ngoài nhưng có gốc Malaysia, hoặc đã chơi bóng ở Malaysia từ bốn năm trở lên.
Tờ New Straits Times thống kê thì, Malaysia đã cấp quốc tịch cho 15 cầu thủ. Tại AFF Cup 2018, Mohamadou Sumareh – cầu thủ gốc Gambia là người đầu tiên khoác áo đội tuyển Malaysia mà không có gốc gác gì liên quan đến quốc gia nào. Điều này cho thấy, bóng đá Malaysia đã có cả lộ trình để vươn ra tầm châu lục.
Với Việt Nam, chúng ta đang trong giai đoạn thành công dưới thời HLV Park Hang-seo. Bóng đá Việt Nam đã có nhiều thành tích ở châu lục và khu vực, U23 Việt Nam đã giành ngôi Á quân U23 châu Á 2018 và hạng tư ASIAD 18, ĐT Việt Nam giành chức vô địch AFF Cup 2018 và vào tứ kết Asian Cup 2019.
Đặc biệt, thầy trò HLV Park Hang-seo đã có chiến thắng tuyệt đối trước Malaysia ở cả vòng bảng và chung kết để đăng quang AFF Cup 2018. Chúng ta cũng thắng Thái Lan ở cả cấp độ U23 và ĐTQG tại vòng loại U23 châu Á 2020 và King’s Cup. Thế nhưng, đó đều là những thành tích không thể mang ra để so sánh với giải đấu sắp tới.
Như HLV Kiatisak nhận định: “Đối với trận gặp Việt Nam, tôi không nghĩ về King’s Cup mà cho rằng sân chơi World Cup nghiêm túc và tập trung hơn mới phản ánh hết thực tế sức mạnh của hai đội”.
Thực tế, cuộc đối đầu của hai đội tại Kings Cup 2019, Thái Lan cũng không có đội hình mạnh nhất. Và chính HLV Park Hang-seo cũng cần xác định rõ, đây là sân chơi World Cup chứ chẳng phải AFF Cup thu nhỏ. Nơi mà các đội sẽ chiến đấu với mục tiêu vươn tầm thế giới.
Theo Hưng Hà (Công an nhân dân)
Đội tuyển Việt Nam và câu chuyện "4 thằng ốm đánh 1 thằng mập"
Kết quả bốc thăm vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á đã đem lại nhiều cảm xúc trái ngược dành cho các cổ động viên bóng đá Đông Nam Á.
Ngày hôm qua (17/07), lễ bốc thăm chia bảng vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á đã diễn ra. 40 đội tuyển sẽ được chia vào 8 bảng, thi đấu theo thể thức lượt đi - lượt về để chọn ra 12 đại diện bước vào vòng loại thứ 3, bao gồm 8 đội đầu bảng và 4 đội nhì bảng có thành tích tốt nhất. Kết quả, đội tuyển Việt Nam đã rơi vào bảng G, nơi có sự xuất hiện của UAE, Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Nhiều người hâm mộ đã cảm thấy rất bất ngờ bởi có tới 4 đại diện của khu vực Đông Nam Á cùng góp mặt trong 1 bảng đấu.
Kết quả bốc thăm vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á.
Theo kết quả này, UAE chính là đội tuyển có nhiều cơ hội giữ ngôi đầu bảng. Đại diện đến từ Tây Á đang đứng thứ 67 trên bảng xếp hạng FIFA và vừa lọt vào đến bán kết Asian Cup 2019. Trong khi đó, 4 đội tuyển của khu vực Đông Nam Á đều có trình độ tương đối cân bằng. Sau những chiến tích ở đấu trường khu vực và châu lục, Việt Nam đang được đánh giá rất cao. Thái Lan luôn được xem là đối thủ lớn nhất của "những chiến binh sao vàng". Thất bại tại King's Cup vừa qua sẽ càng khiến cho "bầy voi chiến" có thêm quyết tâm đánh bại thầy trò ông Park Hang-seo, nhất là khi họ vừa bổ nhiệm Akira Nishino làm HLV trưởng. Malaysia chính là đương kim á quân AFF Cup. Indonesia dù bị đánh giá thấp nhất nhưng cũng không thể xem thường.
Tính chất căng thẳng của vòng loại World Cup và việc các đại diện của khu vực Đông Nam Á đã quá hiểu nhau sẽ khiến cho bảng G trở nên rất khó lường. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng họ sẽ...giúp nhau để cùng làm rạng danh nền bóng đá tại nơi luôn được xem là "vùng trũng". UAE chắc chắn sẽ không thể chủ quan bởi Việt Nam vẫn luôn thi đấu rất hay trước các đại diện đến từ khu vực Tây Á, trong khi bóng đá Thái Lan cách đây 4 năm cũng đã lọt vào đến vòng loại cuối cùng. Mục tiêu của các đội tuyển tại Đông Nam Á bây giờ không còn là vị trí nhì bảng có thành tích tốt nhất nữa, mà là ngôi đầu bảng để chắc chắn giành quyền đi tiếp. Trong trường hợp 1 đội tuyển nào đó đã chắc chắn bị loại, rất có thể họ sẽ tìm cách giúp những đại diện khác trong khu vực được hưởng lợi.
Liệu Việt Nam và Thái Lan có cùng dắt tay nhau đi tiếp?
1 người mập phải đối đầu với 4 người ốm thì kiểu gì cũng thất bại. Người UAE có lẽ đang cảm thấy rất lo lắng vì sự đoàn kết và khát vọng của các đội tuyển ở khu vực Đông Nam Á mặc dù họ đang được đánh giá mạnh hơn. Thời cơ của Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Indonesia đã đến, hãy chờ xem họ có thể giúp nền bóng đá nơi "vùng trũng" được rạng danh hay không.
Theo TTVN
Tái ngộ người Thái, ĐT Việt Nam trước cơ hội trả lại 'món nợ' trót vay 4 năm trước Lá thăm may rủi đã đưa ĐT Việt Nam nằm chung bảng cùng ĐT Thái Lan, đối thủ từng "hạ nhục" thầy trò HLV Toshiya Miura trên chính sân Mỹ Đình ở VL World Cup 2018. Đây là cơ hội không thể tuyệt vời hơn để ĐT Việt Nam trả lại món nợ đã trót vay 4 năm về trước Người ta vẫn...