“Không ở đâu xài tiền ngân sách tùy tiện như nước mình!”
“Tuy chưa có điều kiện để nghiên cứu nhiều nước nhưng không thấy ở đâu xài tiền tùy tiện như nước mình. Tôi đi thăm một nước vào cuối tháng 12, người ta không mời được cơm vì ngân sách chưa có…”, đại biểu mổ xẻ về tình hình “đói” vốn ngân sách hiện nay.
Chi tiền không đúng làm nản lòng dân
Chiều 29/10, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự thảo Luật Ngân sách (sửa đổi). Theo đề xuất của nhiều đại biểu, cần có sự thay đổi trong việc sửa Luật ngân sách Nhà nước, nếu không sẽ không thay đổi tình trạng lỏng lẻo trong kỷ cương, kỷ luật ngân sách hiện nay.
Đề cập tới bất cập trong việc chi tiêu ngân sách hiện nay, đại biểu Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn TPHCM lấy ví dụ đi thăm một nước vào cuối tháng 12, bạn không mời được cơm vì ngân sách chưa có nhưng ở Việt Nam thì ăn nhậu vô tội vạ rồi vẫn quyết toán được.
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (đoàn TPHCM) cho hay: Quyết định ngân sách là rất quan trọng nhằm đảm bảo cân đối ngân sách quốc gia. Tuy nhiên, Quốc hội hiện nay “không có quyền” vì tiền đã chi khoản nào vào khoản đó hết rồi, Chính phủ trình ra Quốc hội chỉ mang tính chất thông báo.
“Lãnh đạo đi địa phương, nghe nơi nào kêu khó khăn thì quyết chứ không phải chờ Quốc hội. Như vậy là không căn cơ, làm phân tán nguồn lực, đề nghị phải tính để luật có hiệu quả đảm bảo thẩm quyền của Quốc hội. Sắp tới hội đồng nhân dân cũng phải quyết trên phân cấp đó, cuối năm quyết toán lại chứ khong chỉ quyết những vấn đề đã rồi”, đại biểu Quyết Tâm nhấn mạnh.
Đưa ra dẫn chứng về sự lãng phí trong chi ngân sách, đại biểu Trần Hoàng Ngân (TPHCM) cho hay: Ở một số huyện, xã, người dân vẫn còn đi chân đất nhưng lại dành tiền ngân sách xây trụ sở quá đẹp, dân không dám bước vào, tự nhiên tạo ra rào cản. Đầu tư như vậy không mang tính phát triển mà còn làm nản lòng người dân, phải xem lại khoản chi nào gọi là khoản chi mang tính chất đầu tư phát triển.
Ngân sách không còn nguồn để tăng lương.
Theo đó, đại biểu Trần Du Lịch kiến nghị, chúng ta không làm luật hàng năm nhưng tối thiểu thông qua ngân sách bằng 2 kỳ họp. Kỳ giữa năm là ngồi bàn, mổ xẻ từng địa phương, từng ngành năm tới “cần hỗ trợ gì một cách minh bạch và Quốc hội quyết. Kỳ họp cuối năm thì xem xét và bàn rồi quyết định xem có đúng hay không. Còn như bây giờ, mọi thứ an bài hết rồi, không biết cắt của ai, không biết thêm của ai. Đây là nguồn gốc đẩy chạy chi tiêu ngân sách. Nếu không làm được cái này thì không thay đổi gì hết”, đại biểu Lịch nhấn mạnh.
Video đang HOT
Cũng theo đại biểu Trần Du lịch, quy trình ngân sách địa phương hiện được hiểu là chạy nguồn chi trước, lấy chi xong tính ngược lại. Chính vì vậy, ông nào muốn ngân sách nhiều thì phải chạy phần chi nhiều, rồi ngược lại mới có chỗ này, chỗ kia điều tiết bao nhiêu phần trăm. Do đó, “phải định nghĩa lại ngân sách địa phương gồm 2 phần, chi phần mà anh được thu và phần 2 là phần hỗ trợ địa phương và khẳng định trong phần chi đó chính quyền địa phương được chủ động. Phần hỗ trợ địa phương là Quốc hội phân bổ, cơ quan nào phân bổ ngân sách phải giám sát, không thể nào đưa địa phương xong muốn làm ra sao thì ra”.
Cần siết chặt kỷ cương ngân sách
Theo đề xuất của nhiều đại biểu Quốc hội, Luật ngân sách Nhà nước cần thiết và nên mạnh dạn có sự thay đổi để tăng kỷ cương, kỷ luật ngân sách, bởi nếu cứ làm như hiện nay thì không biết bao giờ mới thay đổi.
Đánh giá về dự thảo luật, đại biểu Phạm Huy Hùng (Hà Nội) cho rằng, dự thảo chưa bao quát, giải quyết tối đa bất cập của luật hiện hành, quản lý thu – chi vẫn theo tư duy cũ. Cứ lập kế hoạch xong rồi lại duyệt, rồi cứ thế chi. Thậm chí, thu không tới nhưng chi thì cứ chi như trong báo cáo ngân sách. Do đó, ông Hùng kiến nghị, luật phải làm sao hạn chế tối đa việc chi chuyển nguồn, chi ngoài ngân sách. Đặc biệt, vấn đề nợ đọng thuế, thất thu, gian lận thuế, hạch toán, thực hiện đúng cơ chế quản lý tài chính của các doanh nghiệp các cấp.
Đại biểu Nguyễn Phước Lộc nhấn mạnh: Tạm ứng trước ngân sách quá nguy hiểm. Dứt khoát phải có chế tài trong tạm ứng trước ngân sách Nhà nước, tránh tạo kẽ hở tạo kẽ hở cho cơ chế xin cho kèm theo là tiêu cực.
Còn theo đại biểu – Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải, tiền ngân sách là tiền góp của dân, sử dụng phải tiết kiệm, hiệu quả, nhưng thực tế chưa được như vậy. Thậm chí có nhiều mặt lo ngại, sử dụng đồng vốn ngân sách hiệu quả không cao.
Do đó, ông Hải kiến nghị, “một là quá trình vận hành luật ngân sách mới phải có cơ chế ràng buộc tiết kiệm cao nhất; sử dụng đồng vốn có hiệu quả cao. Tiếp đến là phải bồi dưỡng nguồn thu để chi”.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chỉ ra thực trạng: Hiện nay có sự trùng lắp về hình thức trong phê duyệt dự toán ngân sách, chi ngân sách trung ương phải gắn với nhiệm vụ quốc gia chứ khôno chi những nhiệm vụ tầm địa phương.
“Luật cũng phải thiết lập lại kỷ cương, kỷ luật trong thu, chi ngân sách, những nguyên tắc cần thiết. Các khoản thu, chi ngân sách phải dự toán, luật định, khoản ứng trước có phải dự toán đâu. Chính phủ hay ứng trước kế hoạch năm sau, không có kế hoạch năm sau, khiến năm sau, Quốc hội buộc phải cho làm… Nên luật phải có nguyên tắc, để quản lý cho chắc hơn”, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Nguyễn Hiền
Theo Dantri
Chậm như... metro
Theo UBND TP.HCM, đến hết năm 2013 hệ thống xe buýt chỉ mới đáp ứng trên 6% nhu cầu đi lại của người dân trong khi việc phát triển đường sắt đô thị (metro), monorail, BRT... tiến độ rất chậm.
Ảnh phối cảnh metro TP.HCM
Nhanh nhất phải tới năm 2018
Tại buổi làm việc với ông Akihito Tanaka, Chủ tịch JICA (Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản) mới đây, Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân cho biết đã giao nhiệm vụ cho Ban quản lý đường sắt đô thị (BQLĐSĐT) TP (chủ đầu tư) phối hợp chặt chẽ với tổng thầu thi công để phấn đấu đầu năm 2018 hoàn thành, đưa vào sử dụng tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Đây là dự án (DA) có vốn đầu tư lớn nhất trong các DA do Nhật Bản tài trợ.
Tuy nhiên, đến tháng 2.2014, DA còn 18 hộ chưa giải tỏa xong. Bên cạnh đó, việc triển khai metro số 1 đang gặp vướng mắc tại gói thầu 1b. Theo đó, gói thầu này chỉ có một ứng thầu và giá dự thầu cao hơn nhiều so với giá thầu được duyệt. Vì vậy, UBND TP đã chỉ đạo chủ đầu tư đàm phán với ứng thầu giảm chi phí đồng thời đề nghị JICA cho phép hủy thầu, tổ chức đấu thầu lại vì nhà thầu không chịu giảm giá. Thế nhưng, JICA không đồng ý vì cho rằng nếu đấu thầu lại sẽ mất thêm thời gian và không chắc chọn được nhà thầu Nhật khác.
Trong khi đó, theo chỉ đạo của Thành ủy TP.HCM, để chào mừng 40 năm ngày thống nhất đất nước, việc triển khai DA xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và DA nâng cấp đường Nguyễn Huệ, Q.1 phải hoàn thành trước tháng 4.2015. Vì địa điểm xây dựng 2 DA có đoạn giao nhau giữa đường Nguyễn Huệ và ga metro ngầm Nhà hát TP thuộc gói thầu 1b. Để hoàn thành kế hoạch trên phải thực hiện ngay phần xây dựng ga Nhà hát TP và hoàn trả mặt bằng trước ngày 31.12.2014 nhằm đảm bảo tiến độ thực hiện cải tạo, nâng cấp đường Nguyễn Huệ. Vì vậy, UBND TP kiến nghị Thủ tướng chấp thuận không hủy thầu và chọn liên danh Shimizu - Maeda là nhà thầu.
Trao đổi với Thanh Niên, ông Lê Khắc Huỳnh, Phó giám đốc BQLĐSĐT cho biết tuyến metro số 1 có tổng vốn đầu tư lên đến hơn 47.325 tỉ đồng, là "xương sống" giúp giải tỏa ách tắc giao thông cửa ngõ phía đông TP. Thế nhưng, nhanh nhất cũng phải đến năm 2018 mới hoàn tất.
Tuyến metro số 2 Bến Thành - Tham Lương, tổng vốn đầu tư 26.116 tỉ đồng cũng phải sau năm 2019 mới vận hành. Đến nay, tiến độ metro số 2 đã chậm 4 tháng. Nếu việc điều chỉnh thiết kế, ranh giải phóng mặt bằng thuận lợi thì sớm nhất năm 2019 metro số 2 mới vận hành - chậm 1 năm so với kế hoạch (trước đây TP dự kiến thi công năm 2014-2017).
Metro số 2 dài 11,3 km qua các quận 1, 3, 10, 12 Tân Bình, Tân Phú. Trong đó, đi ngầm 9,3 km, chuyển tiếp 0,2 km, đi trên cao 0,8 km, đoạn kết nối vào khu depot 1 km. Độ sâu 18 m, chiều rộng ảnh hưởng trên mặt đất 26 m đã bao gồm 3 m hành lang an toàn. Toàn tuyến có 10 ga ngầm, một ga trên cao. Các tuyến metro còn lại đến nay TP vẫn chưa xác định được thời điểm khởi công và hoàn thành do vẫn trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
Monorail, BRT... đang nghiên cứu
Sở GTVT TP.HCM cũng đang nghiên cứu triển khai tuyến xe buýt nhanh (BRT) số 1, vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB). Tuyến BRT số 1 xuất phát từ Bến xe miền Tây chạy dọc đại lộ Võ Văn Kiệt qua hầm Thủ Thiêm, đại lộ Mai Chí Thọ và kết nối với ga của tuyến metro số 1 ở Cát Lái, Q.2. BRT là loại hình vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) khối lượng trung bình, có từ 2 đến 3 toa xe nên khả năng chuyên chở cao, tương đương 70% sức chở của metro. BRT chạy trên đường dành riêng trên các tuyến đường hiện hữu. Chi phí đầu tư 1 - 1,2 triệu USD/km.
Với sự tài trợ của WB, tuyến BRT số 1 dự kiến được khởi công năm 2015 với vốn đầu tư 156 triệu USD, hoàn thành cuối năm 2018. Khả năng vận chuyển 200 chỗ/chuyến, tốc độ 40 km/giờ (gấp đôi xe buýt do có làn đường riêng). Theo thiết kế, tuyến BRT số 1 sẽ giao cắt với các tuyến metro số 1, số 2, 3A, số 5. Tuyến BRT số 1 dài 29 km, gồm các hạng mục: 1 depot ở Thủ Thiêm, 4 nhà ga, 2 trạm trung chuyển, 31 trạm dừng dọc tuyến và 30 xe buýt sử dụng khí nén thiên nhiên.
Đối với 2 DA xây dựng tuyến monorail (tàu chạy trên 1 ray), UBND TP đã kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP (hợp tác công tư) từ nhiều năm trước nhưng đến nay vẫn chưa tìm được nhà đầu tư. Đoàn tàu monorail có sức chuyên chở khoảng 90 - 125 hành khách, tốc độ từ 80 - 90 km/giờ. Tuyến monorail số 2 dài 13,75 km từ đại lộ Đông Tây (Q.2) vượt sông Sài Gòn băng qua đường Huỳnh Tấn Phát (Q.7). Tuyến số 3 dự kiến dài 6,65 km, điểm bắt đầu tại ngã 6 Gò Vấp theo đường Quang Trung đến Công viên phần mềm Quang Trung. Từ tháng 3.2011, Tập đoàn phát triển Ý - Thái (ITD) đã đề nghị đăng ký đầu tư và nghiên cứu DA khả thi theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao). Thế nhưng, theo ông Lê Khắc Huỳnh, đến nay các phương án tài chính do ITD đề xuất vẫn không phù hợp các quy định của Việt Nam. Do đó, BQL đã đề nghị ITD chấm dứt bản ghi nhớ.
Chậm chạp và đội vốn Phương tiện vận tải hành khách công cộng chính đang được Hà Nội hướng tới là metro và BRT. Theo quy hoạch, đến năm 2020 Hà Nội sẽ có 5 tuyến metro (đến năm 2030 là 8 tuyến). Nhưng đến thời điểm này, chỉ mới 2 tuyến Nhổn - ga Hà Nội và Cát Linh - Hà Đông chính thức được triển khai và tiến độ triển khai cũng rất chậm chạp. Tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội dài 12,5 km được khởi công từ tháng 9.2010, nhưng gần như tất cả các gói thầu đều chậm so với dự kiến. Tới thời điểm này, các gói thầu chính của dự án (trừ nhà ga trung tâm, và một số ga trên cao đang được rục rịch xây dựng) vẫn án binh bất động. Dự kiến hoàn thành năm 2016 nhưng mốc này tiếp tục được lùi tới tháng 9.2017 và đang có nguy cơ lùi tiếp đến tháng 11.2018 (theo tính toán của phía tư vấn) do vướng mắc giải phóng mặt bằng (GPMB) chậm được tháo gỡ. Việc phải gia hạn với tư vấn do kéo dài thêm thời gian thực hiện hợp đồng khiến Hà Nội có thể phải bỏ 3 triệu euro tiền bồi hoàn cho tư vấn Systra (Pháp). Tuyến Cát Linh - Hà Đông thi công từ tháng 4.2010, dự kiến chạy thử từ tháng 9.2015 và khai thác từ tháng 12.2015 nhưng các hạng mục GPMB đã bị chậm từ 3 - 8 tháng, cập rập trong cả khâu đào tạo, chuẩn bị nhân lực quản lý, vận hành. Dự án này đến nay đã chậm 2 năm so với dự kiến và đội vốn 339 triệu USD. Theo quy hoạch GTVT Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, Hà Nội sẽ có 8 tuyến BRT. Hiện tại, chỉ mới một tuyến BRT Kim Mã - Bến xe Yên Nghĩa đang được xây dựng thí điểm, dự kiến quý 1/2015 tuyến xe buýt nhanh này mới đi vào hoạt động. Như vậy, ít nhất đến năm 2015, Hà Nội mới chỉ có 1 tuyến đường sắt đô thị và 1 tuyến xe buýt nhanh đi vào hoạt động. Mai Hà
Các tuyến metro còn trong giai đoạn chuẩn bị
Thi công cổng lên xuống số 4 - ga Nhà hát Thành phố (trên đường Lê Lợi, Q.1) - Ảnh: D.Đ.Minh
Các tuyến metro còn lại trong giai đoạn chuẩn bị: Tuyến số 5 cầu Sài Gòn - BX Cần Giuộc mới. Tuyến số 2, giai đoạn 2: Bến Thành - Thủ Thiêm và Tham Lương - BX Tây Ninh - khu tây bắc Củ Chi. Tuyến số 3a: Bến Thành - Tân Kiên. Tuyến số 3b: ngã 6 Cộng Hòa - Hiệp Bình Phước. Metro số 4: Thạnh Xuân - đô thị cảng Hiệp Phước. Tuyến số 6: Bà Quẹo - vòng xoay Phú Lâm.
Theo TNO
Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông: Đội vốn 339 triệu USD ! Chậm giải phóng mặt bằng, tổng thầu EPC Trung Quốc thiếu kinh nghiệm... là lý do khiến dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông chậm 2 năm so với dự kiến và đội vốn 339 triệu USD. Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đội vốn gần gấp đôi do chậm tiến độ - Ảnh:...