“Không nhất thiết long trọng, có thể tiếp xúc cử tri ngay tại… chợ”
Trao đổi với phóng viên ANTĐ bên lề hội nghị tổng kết sáng 26-12, bà Bùi Thị An, Viện trưởng Viện Tài nguyên, môi trường và phát triển cộng đồng, ĐBQH TP Hà Nội khóa 13 cho rằng, ĐBQH không nhất thiết phải tiếp xúc cử tri trong không khí long trọng mà có thể tiếp xúc ngay tại… chợ.
- PV: Việc tiếp xúc cử tri của các ĐBQH lâu nay luôn được tổ chức theo kế hoạch, tại các địa điểm được Thành phố hoặc chính quyền địa phương bố trí. Theo bà, việc đổi mới nội dung này của Nghị quyết 525 có khả thi?
- Bà Bùi Thị An: Tôi nghĩ việc đổi mới hoạt động tiếp xúc cử tri từ hình thức đến nội dung mà Nghị nguyết 525 chỉ ra là hết sức cần thiết để giúp cho công tác này thực sự gần dân hơn, thiết thực hơn. Chẳng hạn từ trước đến nay, các ĐBQH chúng tôi muốn tổ chức tiếp xúc cử tri cũng rất khó, phải thông qua rất nhiều cấp, đến khi thu xếp được thì chưa chắc các cử tri được mời đến đã đủ thành phần, đại diện cho đầy đủ các tầng lớp nhân dân. Cũng vì thế các ý kiến, nguyện vọng của cử tri được tổng hợp nhiều khi chưa phản ánh hết thực tế tại địa phương đó, nhất là tại các vùng địa bàn “ nóng”, đang diễn ra nhiều vấn đề nhạy cảm, bức xúc dân sinh, chẳng hạn về đất đai, môi trường…
Video đang HOT
Tôi cho rằng, việc tiếp xúc cử tri không nhất thiết cứ phải tổ chức các hội nghị long trọng, cờ hoa, mà điều quan trọng là hiệu quả, là những vấn đề mà các ĐBQH sẽ tiếp thu được khi giao tiếp với nhân dân. Các ĐBQH có thể nói chuyện với cử tri ngay trong các cuộc họp, ngay tại cơ quan, thậm chí ở trên tàu, ngoài chợ… miễn là ĐBQH có thể lắng nghe được những ý kiến thật nhất, chính đáng nhất của dân, trên cơ sở tôn trọng ý kiến của dân. Điều này là hoàn toàn khả thi nếu các ĐBQH có ý thức, trách nhiệm và kỹ năng cao khi tiếp xúc cử tri để có thể tổng hợp được các ý kiến rành mạch nhất.
- Với quy định này, vai trò của ĐBQH sẽ được đề cao hơn. Bà có nghĩ điều đó sẽ tạo ra áp lực lớn hơn, nặng nề hơn cho các ĐBQH?
- Đã là một ĐBQH được nhân dân bầu ra, chúng tôi không quan tâm đến sức ép đè nặng hơn mà chấp nhận sức ép, sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ nhân dân giao phó. Tất nhiên với khối lượng công việc như vậy, các ĐBQH sẽ phải dành thời gian thỏa đáng hơn mới hoàn thành được vai trò của mình, không chỉ phản ánh nguyện vọng, ý kiến của nhân dân tới các cấp có thẩm quyền mà phải phối hợp rất chặt chẽ với các cơ quan chức năng, đồng thời giám sát việc thực hiện của cơ quan chức năng với các kiến nghị của cử tri.
- PV: Cảm ơn bà!
Theo ANTD
Làm rõ 3 nhóm vấn đề cử tri quan tâm
Trao đổi với cử tri sau Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII, Đại tá Nguyễn Đức Chung, ĐBQH TP Hà Nội, Giám đốc CATP Hà Nội đã làm rõ nhiều vấn đề nóng hổi đang được dư luận nhân dân quan tâm.
Cảnh sát giao thông hướng dẫn, giáo dục trẻ em ý thức công dân
Nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng
Liên quan tới công tác phòng, chống tham nhũng, Đại tá Nguyễn Đức Chung khẳng định, đây là mối quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và toàn dân. Vừa qua, trên diễn đàn Quốc hội, nội dung các phiên thảo luận và chất vấn, trả lời chất vấn công khai đã thể hiện rất rõ điều này. Quan điểm chung đã nhận định phòng, chống tham nhũng là vấn đề có tính chất sống còn. Nhiệm vụ hàng đầu là làm trong sạch, lành mạnh đội ngũ cán bộ và bộ máy Nhà nước. Tuy nhiên, những năm qua, thành tựu đạt được chưa tương xứng với mong muốn của cử tri. Vì thế, Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống tham nhũng để củng cố, kiện toàn hơn nữa bộ máy cơ quan phòng chống tham nhũng, để làm sao trong thời gian tới nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác này.
Về xử phạt xe không chính chủ
Với một vấn đề "nóng" là xử phạt đối với người đi xe không chính chủ, Đại tá Nguyễn Đức Chung đi thẳng vào việc triển khai thực hiện Nghị định 71/CP của Chính phủ, trên tinh thần thẳng thắn, không né tránh. Để người dân nắm được thông tin rõ ràng nhất, Giám đốc CATP Hà Nội cho biết, Nghị định 71/CP có hiệu lực từ ngày 10-11-2012. Ông nêu rõ quan điểm: "Về mặt luật pháp, khi một Nghị định của Chính phủ ra đời và có hiệu lực pháp luật thì mọi công dân và người thi hành công vụ phải chấp hành". Ghi nhận những ý kiến phản hồi từ dư luận, Đại tá Nguyễn Đức Chung cho biết, CATP Hà Nội đã kiểm tra kỹ lưỡng lại. Theo đó, trong 5 năm qua, trước khi thực hiện Nghị định 71/CP, CATP Hà Nội đã phạt hơn 662 trường hợp chưa sang tên đổi chủ. Tuy nhiên, lực lượng chức năng mới phạt người sử dụng ô tô là chính. Đại tá Nguyễn Đức Chung cũng cho biết, tại cuộc họp Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia mới đây, ông đã nêu lên một thực tế là CSGT, không riêng gì của Hà Nội, gặp rất nhiều khó khăn khi xử lý xe chưa sang tên, đổi chủ...
Trở lại câu hỏi có thực hiện quy định tại Nghị định 71/CP hay không, Giám đốc CATP Hà Nội thẳng thắn, về nguyên tắc, là người thực thi công vụ, CATP Hà Nội phải thực hiện. Tuy nhiên, Đại tá Nguyễn Đức Chung cũng phân tích rõ nhiều vấn đề bất cập đang hiện hữu để người dân cùng chia sẻ. Giám đốc CATP nêu rõ: "Với trách nhiệm của mình, trước ngày 10-11-2012, CATP Hà Nội đã trả lời trên các phương tiện thông tin đại chúng về vấn đề này để phổ biến quan điểm của CATP Hà Nội là thực hiện nghiêm túc Nghị định 71/CP của Chính phủ. Tuy nhiên, trong thời gian này, chúng tôi tăng cường khâu hướng dẫn, giải thích cho người dân nắm rõ được chính sách, dành thời gian thực hiện việc sang tên đổi chủ đối với phương tiện của mình. Tuy vậy, qua điều tra khảo sát lại thì thấy còn nhiều vấn đề. Chẳng hạn, việc tính lệ phí trước bạ còn cứng nhắc. Có người mua xe 3-4 năm nhưng đi rất ít, có người mua 6 tháng lại sử dụng rất nhiều song đều được áp mức lệ phí trước bạ như nhau. Ngoài ra, thủ tục đăng ký còn khá phiền hà, tốn kém khiến người dân không muốn sang tên...".
Chia sẻ với người dân, Giám đốc CATP Hà Nội cho biết, với trách nhiệm của ngành công an, CATP Hà Nội đang tập hợp tất cả những bất cập này để trong thời gian tới sẽ có kiến nghị, đề xuất tới cấp có thẩm quyền. Ông nói: "Tới một lúc nào đó, cũng phải sửa đổi quy định này cho phù hợp thực tế...".
Nhiều giải pháp phòng ngừa tội phạm từ mâu thuẫn gia đình
Trả lời câu hỏi của cử tri về vấn đề bạo lực gia đình, Đại tá Nguyễn Đức Chung cho biết, hiện nay, tình hình tội phạm liên quan tới bạo lực gia đình đang diễn biến phức tạp. Tính từ ngày 6-11-2011 cho tới 15-11-2012, toàn thành phố xảy ra 106 vụ giết người thì trong đó có 67 vụ có liên quan tới mâu thuẫn trong gia đình. Có những vụ phạm tội đau lòng, gây phẫn nộ lớn trong dư luận như con giết bố mẹ, chồng giết vợ, bố dượng hiếp con, anh em chia lìa... Có thể nói, một trong những diễn biến tội phạm nóng hiện nay là tội phạm liên quan tới bạo lực trong gia đình.
Phân tích sâu hơn về nguyên nhân khiến tội phạm trong gia đình phát triển, Đại tá Nguyễn Đức Chung cho rằng, gốc rễ ở đây là do đạo đức xã hội đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Do quyền lợi cá nhân, quyền lợi kinh tế nên người ta quên hết lễ giáo, tình cảm gia đình. Bên cạnh đó, trong một thời gian dài, việc giáo dục truyền thống trong dòng họ, dòng tộc gia đình bị bỏ quên. Ông nói: "Con em chúng ta lớn lên trong môi trường cơ chế thị trường, thiếu sự quan tâm của gia đình, không được giáo dục, hướng dẫn, rèn luyện đầy đủ, dẫn đến học đòi, hư hỏng...".
Đại tá Nguyễn Đức Chung cho biết, CATP Hà Nội đã đề ra nhiều giải pháp khác nhau để phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực này. Hiện nay, CATP Hà Nội đang phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ TP để thực hiện các giải pháp liên quan tới phòng ngừa các mâu thuẫn trong gia đình. Từ tháng 5-2012, CATP Hà Nội đã triển khai kế hoạch phòng ngừa tới các quận, huyện để rà soát mâu thuẫn trong các gia đình, dòng tộc, trên cơ sở đó đẩy mạnh hoạt động của các đoàn thể và tổ hòa giải ở cơ sở vào từng gia đình nhằm nắm bắt tình hình và tiến hành hòa giải có hiệu quả hơn. Chủ trương chung là khuyến khích các dòng họ, dòng tộc xây dựng hương ước, quy ước để trên cơ sở đó đề cao tính tự giác, đề cao danh dự của dòng họ, dòng tộc mình. Từ đó, có thể bảo ban, giúp đỡ nhau xử lý sớm các mâu thuẫn trong gia đình ngay từ lúc mới phát sinh.
Đồng thời, CATP Hà Nội cũng đẩy mạnh chương trình phối hợp giữa ngành công an - nhà trường - gia đình để giáo dục con em, phòng ngừa các loại tệ nạn như cờ bạc, ma túy, nghiện Internet... Chương trình này bước đầu đã đem lại những hiệu quả nhất định.
Rèn ý thức công dân từ nhỏ
Sáng qua 3-12, Phòng CSGT-CATP Hà Nội đã tổ chức tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ cho gần 1.000 học sinh của trường Tiểu học Tràng An, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Thông qua hình thức đố vui, những hình ảnh trực quan sinh động, đại diện Đội Khám nghiệm, tuyên truyền Phòng CSGT tập trung vào việc hướng dẫn học sinh cách nhận biết ký hiệu cũng như tác dụng của một số biển, đèn báo báo hiệu dừng lại khi có đèn đỏ hay đi bộ sang đường cần phải chú ý quan sát, chấp hành theo đèn báo hiệu. Ngoài ra, CSGT cũng phổ biến quy định bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên mô tô, xe máy cho các em học sinh nhắc nhở phụ huynh cần đội mũ bảo hiểm, bảo vệ an toàn cho con em mình khi đưa, đón các cháu đến trường.
Theo ANTD
Đề cao trách nhiệm người đứng đầu Ngày 29-11, đồng chí Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy - Trưởng Đoàn ĐBQH TP Hà Nội cùng các ĐBQH thuộc đơn vị bầu cử số 2 đã tiếp xúc với cử tri quận Hai Bà Trưng và Đống Đa để báo cáo kết quả kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIII. Đánh giá cao Nghị...