Không nhanh chân đặt mua, rất dễ hết cơ hội sở hữu tiêm kích Kfir với giá rẻ
Không quân Israel mới đây đã cho “nghỉ hưu” toàn bộ phi đội tiêm kích F-16A/B Netz với số lượng lên tới 90 chiếc.
Hôm 26/12, khoảng 90 tiêm kích F-16A/B Netz đã chính thức ra khỏi biên chế Không quân Israel (IAF) sau một buổi lễ được tổ chức ở căn cứ Ouvda, miền Nam nước này. Bắt đầu phục vụ từ năm 1980, đến nay số chiến đấu cơ trên đã trải qua 36 năm phục vụ, thực hiện tổng cộng 474.000 phi vụ với 335.000 giờ bay.
Dự báo trong tương lai IAF sẽ được tăng cường lực lượng bằng F-35A Lightning II, tuy nhiên hiện tại họ mới chỉ tiếp nhận 4 chiếc, vì vậy gánh nặng trên đôi vai F-15I Raam và F-16I Sufa là rất lớn.
Một chiếc tiêm kích F-16A Netz của Không quân Israel
Để tạm thời lấp đầy khoảng trống và cũng phù hợp với xu thế hiện nay (Nga, Mỹ đang tích cực phục hồi nhiều tiêm kích MiG-31 cùng F/A-18), không loại trừ khả năng IAF sẽ phải “gọi tái ngũ” một số tiêm kích Kfir trong tình trạng niêm cất bảo quản tại sa mạc Negev và nâng cấp lên chuẩn mới tiên tiến hơn để tiếp tục sử dụng.
Bắt đầu đi vào sản xuất từ cuối thập niên 1970, đã có trên 220 chiếc “Sư tử non” Kfir được xuất xưởng. Tuy nhiên do trình độ khoa học kỹ thuật của Israel thời đó chưa phát triển, dẫn tới việc độ bền khung thân, tính năng kỹ chiến thuật, cũng như giá thành khai thác, bảo dưỡng của tiêm kích Kfir không được tốt.
Chính vì vậy, Không quân Israel đã quyết định ngừng trang bị dòng chiến đấu cơ trên khi tuổi đời của chúng còn rất trẻ để chuyển qua khai thác dòng F-16 Fighting Falcon mua từ Mỹ.
Video đang HOT
Tiêm kích Kfir do Israel sản xuất
Mặc dù ra đời đã lâu nhưng tiềm năng hiện đại hóa của Kfir là rất lớn, nhận thấy điều này, Israel đã tiến hành một số gói nâng cấp sâu nhằm giúp những chú “Sư tử non” thực sự trưởng thành, có sức mạnh không hề thua kém tiêm kích thế hệ 4.
Đáng chú ý nhất hiện nay là biến thể Kfir TC.10 được lắp đặt radar EL/M-2032 cùng thiết bị điện tử hàng không tiên tiến và hệ thống quản lý tác chiến tối tân, chúng triển khai được 2 loại tên lửa không đối không hiện đại Python 5 và Derby, năng lực chiến đấu không hề thua kém F-16 Block 52.
Phiên bản cao cấp nhất Kfir Block 60 thậm chí còn đáng sợ hơn nhờ radar mảng pha quét chủ động (AESA) kết hợp với máy tính được quảng cáo là mạnh hơn loại lắp trên F-16 Block 60 “Desert Falcon”. Đơn giá của tiêm kích Kfir nâng cấp chỉ vào khoảng 20 – 30 triệu USD, thời hạn sử dụng ít nhất 15 năm.
Tiêm kích Kfir TC.10 của Không quân Colombia
Trong vài năm qua, Israel đã tiến hành nâng cấp và bán gần 40 chiếc Kfir cho không quân các quốc gia Colombia, Ecuador và Sri Lanka. Do các tiêm kích “hàng bãi” thường được tận dụng bằng cách hoán đổi phụ tùng cho nên có thể dự đoán số lượng Kfir còn trong tình trạng tốt không thật nhiều.
Nếu sắp tới Không quân Israel thực sự định tái trang bị tiêm kích Kfir thì nguồn hàng để bán ra ngoài còn ít nữa.
Bởi vậy, một quốc gia nào đó đang cần một tiêm kích hạng nhẹ để đóng vai trò “chữa cháy”, tạm thời lấp khoảng trống chiến thuật, mà lại từng để ý đến Kfir thì phải “quyết” thật nhanh, nếu không thì cơ hội sở hữu Kfir với giá rẻ chắc chắn sẽ không còn.
(Theo Soha News)
Bán radar cho quốc gia phi đồng minh, Mỹ vô tình giúp Trung Quốc buôn vũ khí
Theo Khaleej Times, để đáp trả lại thỏa thuận cung cấp radar giữa Mỹ và Qatar, Iran có thể sẽ mua tên lửa chống radar của Trung Quốc.
Trạm radar cảnh báo sớm tầm xa AN/FPS-132 tại căn cứ không quân Fylingdales ở North Yorkshire, Anh.
Hôm 10/12, khi tham dự hội nghị an ninh khu vực tổ chức tại Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế ở Manama, Bahrain, Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter thông báo Mỹ đã thông qua thỏa thuận cung cấp cho Qatar loại radar cảnh báo sớm tầm xa do tập đoàn Raytheon chế tạo.
Washington cho biết, quyết định này là nhằm giúp Qatar "đối phó với mối đe dọa tên lửa đạn đạo trong khu vực".
"Chúng tôi đã đạt được thỏa thuận cho phép Qatar mua radar cảnh báo sớm với tầm hoạt động 5.000km để tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa" - ông Carter nói.
Giới quan sát bên ngoài suy đoán, "mối đe dọa" ở đây chính là tên lửa của Iran.
Radar AN/FPS-132 mà Mỹ bán cho Qatar là loại radar phòng thủ tên lửa rất mạnh.
Mặc dù giá trị hợp đồng ước tính lên tới 1,1 tỷ USD (bao gồm thiết bị đi kèm, huấn luyện, phụ tùng) nhưng đổi lại Qatar lại có được mẫu radar nguyên bản, thay vì phiên bản thu nhỏ mà một số nước mua, vì vậy tính năng của nó càng mạnh.
Radar này có khả năng theo dõi nhiều mục tiêu và tính đoán điểm va chạm của đầu đạn.
Theo tờ Khaleej Times của UAE, trước đây, Mỹ mới chỉ cung cấp radar AN/FPS-132 cho các quốc gia đồng minh, nhưng lần này Washington đã phá lệ để bán cho một quốc gia phi đồng minh, có mối quan hệ hữu nghị.
Điều này cho thấy Qatar cũng sẽ trở thành thành viên quan trọng trong kế hoạch phòng thủ tên lửa đạn đạo toàn cầu của Mỹ. Đây cũng là hệ thống radar mà Mỹ triển khai tại nước ngoài.
Để đáp trả lại động thái này của Mỹ và Qatar, theo Khaleej Times, Iran có thể đề nghị mua tên lửa chống radar của Trung Quốc.
Nếu Tehran lựa chọn phương án này thì đây sẽ là một điều rất có lợi với Bắc Kinh, bởi họ có thể nhân cơ hội đó mở rộng hơn nữa thị trường vũ khí tại quốc gia Trung Đông.
(Theo Soha News)
An ninh, ổn định ở Biển Đông phụ thuộc vào động thái của Trung Quốc Việc Trung Quốc xây dựng các căn cứ quân sự tại vùng tranh chấp được cho là sẽ có tác động đến quản lý tranh chấp, đến an ninh và ổn định ở Biển Đông. An ninh, ổn định ở Biển Đông phụ thuộc vào động thái của Trung Quốc Trong phần cuộc trao đổi giữa biên tập viên VOV với Thiếu tướng,...