Không nhận phong bì, tôi khùng hay tinh vi?
Đã thành thông lệ, mỗi dịp lễ tết, các tập thể lớp của trường tôi đều có hình thức tặng hoa chúc mừng thầy cô giáo. Trong mỗi bó hoa đều có kẹp chiếc bưu thiếp xinh xinh, trong bưu thiếp là 1 phong bì. Số tiền không lớn, có thể chỉ là 100 hay 200 ngàn đồng.
Và thông lệ ấy đã trở thành thói quen cho cả học sinh và giáo viên, khóa này tiếp nối khóa khác. Việc nhận phong bì chúc mừng từ học sinh đã trở thành một việc hết sức bình thường.
Chỉ với riêng tôi, mãi vẫn không quen được sự bình thường ấy. Tôi không thể mỉm cười thanh thản nhận phong bì của học trò, khi biết đằng sau nụ cười của các em là những giọt mồ hôi của người mẹ làm osin xa nhà, của người cha làm phụ hồ mỗi sớm chiều.
Tôi cũng không thể thanh thản nhận phong bì của các em, khi mà biết rằng chỉ cần mình quay lưng bước đi, sẽ có tiếng xì xào, bàn tán của học trò: “Lớp mày đi bao nhiêu?”
Tôi không giàu, cũng không chê tiền, nhưng cái tôi thực sự cần là sự kính trọng yêu quý của học trò, là sự gắn kết thiêng liêng trong sáng với học sinh.
Vì vậy, tôi đã chỉ nhận hoa, mà gửi lại phong bì cho các em. Việc ấy, tình cờ một số giáo viên trong trường biết được, và họ đã xem tôi như một kẻ khùng, hoặc tinh vi, thích thể hiện.
Có lẽ tôi đã khùng thật chăng, khi cứ khăng khăng muốn giữ những giá trị vô hình trong thời buổi tất cả các giá trị đang bị đo đếm bằng vật chất?
Có lẽ tôi tinh vi thật chăng khi cứ một mình ngược dòng với quan niệm của số đông?
Bỗng dưng, tôi thấy mình lạc lõng, cô đơn ngay trong tập thể mà mình vốn gắn bó và yêu quý!
Video đang HOT
Điều đọng lại sau mỗi ngày lễ, với tôi, không chỉ là niềm vui, mà còn là sự trăn trở, liệu mình có phải kẻ lập dị?
Theo Dantri
HN: Rác, phế thải xây dựng đầy đường
Trên nhiều tuyến đường của thủ đô Hà Nội, tình trạng đổ trộm rác thải, vật liệu xây dựng ngày một tăng, đặc biệt tại các khu vực thưa dân cư. Thủ đoạn đổ trộm chất thải này cũng ngày càng tinh vi, táo bạo khiến cơ quan chức năng khó phát hiện.
Tại một loạt các tuyến phố trọng điểm như tuyến cao tốc Đại lộ Thăng Long, Khu đô thị Nam Trung Yên quận Cầu Giấy, khu vực đường vành đai 3, quốc lộ 32, khu vực đường Minh Khai - Tam Trinh... nạn đổ trộm phế thải đang diễn ra cả ngày lẫn đêm. Nhiều lái xe tải thản nhiên đổ phế thải ra hè phố giữa ban ngày khiến cho các con đường này luôn trong tình trạng mịt mù bụi đất. Không chỉ biến các tuyến đường này trở nên bẩn thỉu, nhếch nhách, tình trạng rác thải, vật liệu xây dựng ngổn ngang giữa đường còn gây khó khăn, nguy hiểm cho phương tiện tham gia di chuyển qua những khu vực này
Phế thải xây dựng bị đổ bừa bãi tại mương nước phố Thái Hà, gây ô nhiễm môi trường nặng nề...
Ngã tư Thái Hà - Hoàng Cầu biến thành địa điểm tập kết lý tưởng của phế thải xây dựng...
...gây cản trở giao thông nghiêm trọng tại khu vực thường xuyên có lưu lượng xe qua lại lớn...
...mất rất nhiều công sức cho các cơ quan chức năng trong việc thu dọn, xử lý.
Trên tuyến đường cao tốc Đại lộ Thăng Long, tại nút giao với cầu vượt đi QL 21 đất đá phế thải được đổ ngang nhiên giữa mặt đường
Không chỉ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới đời sống người dân, mà việc đổ trộm phế thải còn gây mất an toàn cho người đi đường.
Bằng những thủ đoạn tinh vi và hết sức mau lẹ, những đống đất đá phế thải ngang nhiên bị đổ trộm ra đường ngày càng nhiều, và rất khó ngăn chặn.
Còn trong khuôn viên Khu đô thị Nam Trung Yên, tình trạng đổ trộm phế thải ra vỉa hè, lòng đường diễn ra hầu hết tại các tuyến đường. Đường càng rộng, càng to, càng vắng... thì càng bị đổ nhiều. Ông Nguyễn Thái Hùng, một người dân ở đây, cho biết: "Nạn đổ trộm phế thải ra đường diễn ra cả ngày lẫn đêm. Nhiều lần người dân phát hiện xe ô tô đổ trộm, chạy ra ngăn cản thì bị một số đối tượng ra dọa nạt".
Trên đoạn đường gần sân vận động Mỹ Đình thuộc xã Mễ Trì - Từ Liêm, những khối đất, đá, gạch vụn cứ lừng lững như chọc vào mắt người đi đường.
Trên cung đường từ phố Trung Kính (quận Cầu Giấy,Hà Nội) dẫn tới Khu đô thị Nam Trung Yên dài chưa tới 1 km, nhưng có tới gần 10 điểm tập kết phế thải xây dựng.
Tại phố Trung Kính - quận Cầu Giấy, cứ có chỗ trống là lại có sự xuất hiện của phế thải vật liệu xây dựng.
Nhiều con đường đẹp, rộng thênh thang như phố Hoàng Cầu (Đống Đa) bỗng trở nên nhỏ hẹp bởi những đống đất đá cao ngất ngưởng rất mất mỹ quan.
Theo 24h
'Không nhận phong bì của HS, tôi khùng hay tinh vi'? Đã thành thông lệ, mỗi dịp lễ tết, các tập thể lớp của trường tôi đều có hình thức tặng hoa chúc mừng thầy cô giáo. Trong mỗi bó hoa đều có kẹp chiếc bưu thiếp xinh xinh, trong bưu thiếp là một phong bì. Số tiền không lớn, có thể chỉ là 100.000 hay 200.000 đồng. Và thông lệ ấy đã trở...