‘Không nhận phong bì của HS, tôi khùng hay tinh vi’?
Đã thành thông lệ, mỗi dịp lễ tết, các tập thể lớp của trường tôi đều có hình thức tặng hoa chúc mừng thầy cô giáo. Trong mỗi bó hoa đều có kẹp chiếc bưu thiếp xinh xinh, trong bưu thiếp là một phong bì.
Số tiền không lớn, có thể chỉ là 100.000 hay 200.000 đồng.
Và thông lệ ấy đã trở thành thói quen cho cả học sinh và giáo viên, khóa này tiếp nối khóa khác. Việc nhận phong bì chúc mừng từ học sinh đã trở thành một việc hết sức bình thường.
Chỉ với riêng tôi, mãi vẫn không quen được sự bình thường ấy. Tôi không thể mỉm cười thanh thản nhận phong bì của học trò, khi biết đằng sau nụ cười của các em là những giọt mồ hôi của người mẹ làm osin xa nhà, của người cha làm phụ hồ mỗi sớm chiều.
Tôi cũng không thể thanh thản nhận phong bì của các em, khi mà biết rằng chỉ cần mình quay lưng bước đi, sẽ có tiếng xì xào, bàn tán của học trò: “Lớp mày đi bao nhiêu?”
Tôi không giàu, cũng không chê tiền, nhưng cái tôi thực sự cần là sự kính trọng yêu quý của học trò, là sự gắn kết thiêng liêng trong sáng với học sinh.
Video đang HOT
Vì vậy, tôi đã chỉ nhận hoa, mà gửi lại phong bì cho các em. Việc ấy, tình cờ một số giáo viên trong trường biết được, và họ đã xem tôi như một kẻ khùng, hoặc tinh vi, thích thể hiện.
Có lẽ tôi đã khùng thật chăng, khi cứ khăng khăng muốn giữ những giá trị vô hình trong thời buổi tất cả các giá trị đang bị đo đếm bằng vật chất?
Có lẽ tôi tinh vi thật chăng khi cứ một mình ngược dòng với quan niệm của số đông?
Bỗng dưng, tôi thấy mình lạc lõng, cô đơn ngay trong tập thể mà mình vốn gắn bó và yêu quý!
Điều đọng lại sau mỗi ngày lễ, với tôi, không chỉ là niềm vui, mà còn là sự trăn trở, liệu mình có phải kẻ lập dị?
Theo Vietnamnet
Coi chừng "túi không đáy"
Đó là thông điệp mà dân mạng nhắn nhủ nhau sau khi xem đoạn phim The Real Hustle: The Booster Bag Scam trên YouTube.
Đoạn phim (http://youtu.be/IwcTiuxzqv0) dài hơn 2 phút, do chương trình truyền hình The Real Hustle của Đài BBC (Anh) thực hiện, minh họa lại chiêu thức trộm cắp mới mẻ của bọn đạo chích. Đáng chú ý, mánh khóe này vô cùng tinh vi và khó bị phát hiện.
Tên trộm sử dụng túi không đáy vờ cúi xuống và đặt vào vật muốn lấy cắp
Theo đó, kẻ gian lựa chọn những nơi đông người, các quán bar, cà phê - những nơi khách thường để ba lô, túi xách, vật dụng cá nhân ngay sát ghế ngồi - để ra tay hành động. Thay vì đi cùng đồng bọn, sử dụng những chiêu thức quen thuộc như: cố tình xê dịch vật muốn lấy ra xa khổ chủ, lén lút chiếm đoạt tài sản... thì trong trường hợp này, đạo chích ăn mặc lịch lãm, đóng vai khách hàng của quán. Điểm đặc biệt là, trong tay luôn cầm một túi lớn tương tự túi xách thông thường. Khi thoáng thấy chủ nhân nào không để ý vật dụng của mình, lập tức đến gần, giả vờ cúi xuống, đồng thời đặt túi mang theo lên trên mục tiêu muốn lấy cắp. Sau đó thản nhiên bước đi bình thường như không hề có việc gì xảy ra. Và mặc dù tài sản của mình đã "không cánh mà bay", khổ chủ vẫn khó có thể phát hiện.
Túi không đáy tự động "nhấc" lấy vật và đạo chích ung dung bước đi mà không bị phát hiện
- Ảnh: chụp từ YouTube
Các phóng viên Đài BBC quay cận cảnh hình ảnh túi xách và lý giải, điểm mấu chốt là túi xách đã được cắt đi phần đáy và hoàn toàn rỗng. Hành động vờ đặt túi xách xuống là để túi tự động "nhấc lên" vật muốn lấy cắp. Đạo chích sử dụng túi tăng cường Booster Bag, vốn là một trong những "đồ nghề" được trộm ưa thích sử dụng, có hình dáng như những chiếc túi xách hay ba lô thông thường, nhưng bên trong được lót bằng một lớp vật liệu đặc biệt, thường là các lá nhôm, có nhiều lớp để ngăn chặn các hệ thống chống trộm lắp đặt tại siêu thị, cửa hàng tạp hóa, thư viện...
Sau khi xem đoạn phim, kỹ sư Trương Hoàng Tuyển, Công ty cổ phần công nghệ tự động hóa Việt - Smart, đặt giả thiết có thể trong "túi không đáy" này có một cấu tạo đặc biệt, gắn những bộ phận được hoạt động giống như một robot, khi chạm phải vật nào đó sẽ nhanh chóng "nắm lấy" và "giữ chặt".
Cũng theo kỹ sư Tuyển, vì đáy túi được mở rộng, bao trùm vật bị lấy cắp như vậy, nên chiêu thức này khiến khổ chủ khó nghi ngờ và phát hiện mình bị mất tài sản, và dù phát hiện ngay sau đó cũng khó có thể tìm ra thủ phạm.
Đoạn phim hiện thu hút hơn 1 triệu lượt truy cập và bình luận (tính đến ngày 6.10) của dân mạng khắp thế giới. Chính vì minh họa mánh khóe vô cùng tinh vi và khó phát hiện này nên tại Việt Nam, đoạn phim cũng đã được chia sẻ rất nhiều trên các diễn đàn, mạng xã hội kèm theo lời cảnh báo: "Coi chừng túi không đáy", "Cẩn trọng với túi không đáy"...
"Hiện hành vi này chưa xuất hiện ở Việt Nam, nhưng biết đâu sẽ "gia nhập" vào nước mình trong thời gian sắp tới. Cùng chia sẻ để mọi người biết và cảnh giác", một bình luận trên diễn đàn truongton.net.
Bình luận
* "Cảm ơn những người thực hiện đoạn phim này rất nhiều! Không ngờ bọn trộm ngày càng tinh vi như vậy! Tôi sẽ phải cẩn thận hơn". (patriciaenola/YouTube)
* "Đoạn phim đem lại lời cảnh báo, nhưng cũng có thể từ đây, nhiều kẻ đạo chích sẽ bắt chước, tìm mua túi không đáy này. Theo tôi, cần nghiêm cấm hành vi sản xuất loại túi này thì mới có thể ngăn chặn trộm cắp". (sesssi3/drillingclub.proboards.com)
* "Ôi, dân trộm cắp luôn luôn đổi mới để chôm đồ người khác, vì thế chúng ta phải cẩn thận hơn, cảnh giác hơn mới có thể thích nghi với bọn họ". (yalinidream/mopo.ca)
* "Một kinh nghiệm bổ ích cho dân du lịch Việt Nam khi sang các nước khác". (Hoàng Tuấn/YouTube)
Theo TNO
Lòng trắc ẩn vô tình thành... tội ác! Tôi thương bà cụ và có phần đồng cảm với chàng trai. Bởi nếu là chàng trai kia, với những tất bật trong công việc hằng ngày, tôi cũng sẽ quên như vậy. Vì đơn giản, tôi không ngờ bà lão lại ngồi chờ và giờ đây tình thương đã vô tình là tội ác... Bà cụ bán rau bên lề đường nhưng...