Không ngừng vun đắp, củng cố tình hữu nghị Việt Nam – Lào
Sáng 25-4, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Bounnhang Volachith cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Lào đã đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Đại Quang.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào
tại Lễ đón trọng thể tại Phủ Chủ tịch
Sau lễ đón long trọng tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiến hành hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Bounnhang Volachith. Tổng Bí thư nhiệt liệt chào mừng đồng chí Bounnhang Volachith dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Đảng và Nhà nước Lào thăm hữu nghị chính thức Việt Nam; khẳng định chuyến thăm lần này là dấu mốc quan trọng, diễn ra ngay sau thành công rất tốt đẹp của Đại hội mỗi Đảng và cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa VIII của Lào.
Tổng Bí thư nhấn mạnh việc đồng chí Bounnhang Volachith chọn Việt Nam là nước đầu tiên đi thăm ngay sau khi được bầu làm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào, thể hiện sự coi trọng đặc biệt của Đảng, Nhà nước Lào và cá nhân đồng chí Bounnhang Volachith đối với việc giữ gìn và không ngừng vun đắp, củng cố tình hữu nghị vĩ đại, quan hệ đoàn kết đặc biệt, gắn bó, thủy chung, trong sáng, hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào.
Trong bầu không khí thắm tình hữu nghị và tin cậy lẫn nhau, hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng, ý nghĩa chiến lược của mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt giữa Việt Nam và Lào. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Bounnhang Volachith khẳng định, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, hai Đảng và nhân dân hai nước cũng sẽ làm hết sức mình để gìn giữ và vun đắp mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.
Hai bên khẳng định phối hợp chặt chẽ trong các vấn đề quốc tế và khu vực, các hoạt động tại diễn đàn đa phương, tích cực góp phần xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh; phối hợp với nhau và với các nước, các tổ chức trong việc quản lý và sử dụng bền vững, có hiệu quả nguồn nước sông Mê Kông; phối hợp thực hiện có hiệu quả các dự án hợp tác tại Khu tam giác phát triển Lào – Việt Nam – Campuchia; Việt Nam tích cực ủng hộ, chia sẻ kinh nghiệm để Lào hoàn thành trọng trách Chủ tịch ASEAN 2016.
Video đang HOT
Về vấn đề Biển Đông, hai bên bày tỏ quan ngại về tình hình căng thẳng ở Biển Đông hiện nay và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn ở Biển Đông; nhất trí thúc đẩy giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế; cùng các bên thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) nhằm giữ gìn hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Cũng trong ngày hôm qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã hội kiến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Bounnhang Volachith.
Theo_An ninh thủ đô
Những yếu nhân được cảnh vệ bảo vệ?
Theo quy định tại Dự thảo Luật Cảnh vệ đang được Bộ Công an lấy ý kiến nhân dân, những "yếu nhân" được cảnh vệ bảo vệ gồm người giữ chức vụ, chức danh cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Những "yếu nhân" được cảnh vệ
Bao gồm: Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội; Thủ tướng Chính phủ; Nguyên Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Chủ tịch Quốc hội, nguyên Thủ tướng Chính phủ; Uỷ viên Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Bên cạnh đó, có khách quốc tế đến thăm và làm việc tại Việt Nam, bao gồm: Người đứng đầu Nhà nước, cơ quan lập pháp, Chính phủ; Cấp phó của người đứng đầu Nhà nước, cơ quan lập pháp, Chính phủ; Khách mời của Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.
Lực lượng cảnh vệ còn phải thực thi nhiệm vụ tại các khu vực trọng yếu bao gồm: Khu vực làm việc của Trung ương Đảng; Khu vực làm việc của Chủ tịch nước; Khu vực làm việc của Quốc hội; Khu vực làm việc của Chính phủ; Cụm di tích lịch sử văn hóa Ba Đình. Giới hạn các khu vực trọng yếu quy định tại khoản này do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
Ngoài việc bảo vệ những yếu nhân, lực lượng cảnh vệ phải thực thi nhiệm vụ tại các khu vực trọng yếu. Ảnh minh họa.
Đối với các sự kiện đặc biệt quan trọng, gồm: Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng; Hội nghị của Ban chấp hành Trung ương Đảng; Kỳ họp của Quốc hội; Phiên họp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ; Hội nghị trong nước, quốc tế; các lễ hội do Trung ương Đảng, Nhà nước tổ chức; Đại hội đại biểu toàn quốc do các tổ chức chính trị xã hội ở Trung ương tổ chức; Diễu binh, duyệt binh cấp quốc gia; diễn tập tác chiến, chiến lược, tác chiến phòng thủ quốc gia.
Căn cứ vào yêu cầu chính trị, an ninh trong từng giai đoạn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh hoặc bổ sung đối tượng cảnh vệ và biện pháp cảnh vệ đối với các đối tượng quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.
Lực lượng Cảnh vệ lấy từ đâu?
Theo quy định tại Dự thảo Luật Cảnh vệ, lực lượng Cảnh vệ bao gồm: Lực lượng Cảnh vệ Công an nhân dân; Lực lượng Cảnh vệ Quân đội nhân dân. Tổ chức của lực lượng Cảnh vệ do Chính phủ quy định.
Dự thảo Luật Cảnh vệ cũng quy định rõ điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn người vào lực lượng Cảnh vệ gồm: Công dân Việt Nam có đủ điều kiện về phẩm chất chính trị, đạo đức, học vấn, sức khoẻ và trong độ tuổi quy định, nếu tự nguyện thì có thể được tuyển chọn để đào tạo phục vụ lâu dài trong lực lượng Cảnh vệ.
Quy định tiêu chuẩn tuyển chọn người vào lực lượng Cảnh vệ Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Theo dự thảo Luật Cảnh vệ, lực lượng Cảnh vệ Công an nhân dân có các nhiệm vụ sau đây: Chủ động thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình liên quan đến việc bảo đảm an ninh, an toàn đối với đối tượng cảnh vệ; Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các đối tượng cảnh vệ trong mọi tình huống; Hướng dẫn các lực lượng liên quan thực hiện công tác cảnh vệ; Tham mưu, đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, tổ chức thực hiện pháp luật về cảnh vệ; tổ chức lực lượng phối hợp, hiệp đồng triển khai phương án, kế hoạch bảo vệ; Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác cảnh vệ; Thực hiện hợp tác quốc tế về công tác cảnh vệ.
Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh vệ Quân đội nhân dân là bảo đảm tuyệt đối an toàn trong mọi tình huống cho các đối tượng cảnh vệ trong Quân đội; Tham mưu, đề xuất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về công tác cảnh vệ trong quân đội; chủ trì phối hợp, hiệp đồng với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai phương án, kế hoạch bảo vệ đối tượng cảnh vệ khi đến thăm, làm việc trong khu vực do quân đội quản lý; Phối hợp với lực lượng Cảnh vệ thuộc Bộ Công an và các lực lượng liên quan để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ do quân đội bảo vệ.
Lực lượng Cảnh vệ có trách nhiệm tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ; Giữ bí mật về công tác cảnh vệ; thực hiện các biện pháp cảnh vệ theo quy định của Luật này và các văn bản pháp luật khác có liên quan; Thường xuyên học tập nâng cao trình độ nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện thể lực để hoàn thành nhiệm vụ; Chịu trách nhiệm trước pháp luật và thủ trưởng cấp trên về những quyết định của mình khi thực hiện công tác cảnh vệ.
Các hành vi bị nghiêm cấm
Theo dự thảo Luật Cảnh vệ, các hành vi bị nghiêm cấm gồm: Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, chất phóng xạ, sinh hóa và các chất nguy hiểm khác đe dọa, xâm hại đến sự an toàn của đối tượng cảnh vệ; Chống lại, cản trở hoạt động của lực lượng Cảnh vệ khi thực hiện nhiệm vụ; Tụ tập đông người trái pháp luật gây mất an ninh, trật tự tại khu vực, mục tiêu cảnh vệ; Làm lộ thông tin bí mật liên quan đến đối tượng cảnh vệ, công tác cảnh vệ; Làm giả, mua bán, sử dụng trái phép các loại giấy tờ, tài liệu liên quan đến công tác cảnh vệ; Lợi dụng việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Cảnh vệ để làm trái công vụ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; Các hành vi khác ảnh hưởng đến uy tín, danh dự và sự an toàn của đối tượng cảnh vệ và sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ cảnh vệ khi thực hiện nhiệm vụ.
Trúc Dân
Theo_VnMedia
Phó Thủ tướng tiếp Đại sứ Lào và Đại sứ Singapore Chiều ngày (07/3), tại trụ sở Bộ Ngoại giao, đồng chí Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao đã tiếp Đại sứ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongsavanh Phomvihane đến chào xã giao nhân dịp bắt đầu nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm...