Không ngừng đổi mới, sáng tạo, kế tục xứng đáng truyền thống các thế hệ người làm báo ảng
Cách đây 70 năm, tại xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ại hội ảng toàn quốc lần thứ II đã quyết định “xuất bản Báo Nhân Dân, cơ quan Trung ương của ảng” thay cho tờ Sự Thật.
Kể từ Báo Thanh Niên, do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập ngày 21-6-1925, Báo Nhân Dân đã kế tục và phát huy truyền thống vẻ vang của các tờ báo ảng là: Tranh ấu, Dân Chúng, Cờ giải phóng, Sự Thật. Cùng với Báo Nhân Dân phát hành ở miền bắc, theo quyết định của Trung ương ảng, tại miền nam và khu 5 cũng xuất bản Báo Nhân Dân miền Nam và Nhân Dân liên khu 5 góp phần đắc lực trên mặt trận báo chí, tư tưởng, đồng hành với cuộc kháng chiến hào hùng của quân và dân ta trên khắp các chiến trường.
Các thế hệ làm Báo Nhân Dân tại Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Báo Nhân Dân ra số đầu (11-3-1951 – 11-3-2021). Ảnh: Nguyên KHOA (Bài phát biểu của đồng chí Thuận Hữu, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư)
70 năm qua, trong mỗi chặng đường vinh quang và đầy gian lao, thử thách, Báo Nhân Dân luôn luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, của các đồng chí Tổng Bí thư và các đồng chí lãnh đạo ảng, Nhà nước; sự nhiệt tình ủng hộ, giúp đỡ tận tình của các tổ chức đảng, các ngành, các cấp, các đoàn thể, địa phương, đơn vị; sự tin cậy, hợp tác của đông đảo bạn đọc, cộng tác viên, đồng nghiệp và sự tin cậy, đùm bọc, giúp đỡ của nhân dân.
ặc biệt, Báo Nhân Dân luôn luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm chỉ đạo. Bác căn dặn những người làm báo ảng: “Cái bút là vũ khí sắc bén, bài báo là tờ hịch cách mạng”. Là vị lãnh đạo tối cao của ảng, Nhà nước, trong cuộc sống, công việc hằng ngày của mình, Bác luôn coi trọng việc xem báo ảng, chỉ đạo báo ảng, trực tiếp viết bài cho báo ảng là trách nhiệm, là mối quan tâm thường trực. Trong 18 năm, kể từ số đầu đến số báo 5526 (ngày 1-9-1969) Bác đã viết 1.205 bài đăng Báo Nhân Dân, với 23 bút danh, trong đó bút danh CB được dùng dưới nhiều bài nhất: 706 bài.
Bằng cách nêu gương đó, Người đã đặt ra, duy trì, cổ vũ một phong cách lãnh đạo sâu sát: từ thực tiễn tới nghiên cứu, thông tin, định hướng; từ thông tin, định hướng trở lại kiểm tra, nghiên cứu, chỉ đạo hoạt động thực tiễn. Bài học đó vẫn nguyên vẹn giá trị, không chỉ trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của ảng, Nhà nước ở tầm vĩ mô mà còn hằng ngày, hằng giờ tác động, chi phối tới công tác báo chí, thông tin, tuyên truyền, tới mỗi nhà báo và cơ quan báo chí, trong đó có Báo Nhân Dân.
Trong ngày kỷ niệm đáng nhớ này, chúng ta thành kính tưởng nhớ, biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, vị lãnh tụ kính yêu và là người thầy của nền báo chí cách mạng Việt Nam; tưởng nhớ tới các đồng chí lãnh đạo ảng, Nhà nước tiền bối luôn sâu sát chỉ đạo mỗi bước phát triển của Báo Nhân Dân; tưởng nhớ các liệt sĩ của Báo Nhân Dân đã đổ máu, hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc, vì sự nghiệp của báo ảng. Chúng ta tưởng nhớ tới các đồng chí lãnh đạo Báo Nhân Dân qua các thời kỳ, những người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho nền báo chí cách mạng, cho sự phát triển và lớn mạnh không ngừng của Báo Nhân Dân; tưởng nhớ bao nhà báo lão thành đi trước, bao lớp cán bộ, phóng viên, biên tập viên, công nhân viên, bằng cái tâm trong sáng, ngòi bút dấn thân, trách nhiệm nghề nghiệp, ở mọi vị trí công tác của mình đã chung sức xây đắp nên thành tựu và truyền thống vẻ vang suốt 70 năm qua của tờ báo ảng.
Gắn bó máu thịt, đồng hành cùng dân tộc trong cuộc cách mạng giành độc lập tự do, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN dưới sự lãnh đạo của ảng, không ngừng học hỏi, tu dưỡng, vươn lên là truyền thống xuyên suốt, là trang sử vẻ vang của Báo Nhân Dân trong chiều dài 70 năm qua.
Video đang HOT
Cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp, cuộc kháng chiến 21 năm chống đế quốc Mỹ. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên miền bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trên cả hai đầu biên giới sau năm 1975. Ba mươi lăm năm ổi mới đưa đất nước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HH và hội nhập… 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung và phát triển)… ó là những dấu mốc trên chặng đường phát triển của đất nước. ó cũng là những gạch nối ghi dấu bao thăng trầm, bao trải nghiệm để báo chí cách mạng nói chung, Báo Nhân Dân nói riêng tiếp cận thực tiễn cách mạng, làm sáng tỏ bản lĩnh và nghị lực Việt Nam.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại ại hội lần thứ XIII của ảng đã đánh giá những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử qua hơn 35 năm đổi mới, chỉ ra những đặc điểm thời đại và yêu cầu, nhiệm vụ phát triển đất nước. Hơn 35 năm ấy, Báo Nhân Dân đã kiên trì bảo vệ đường lối ổi mới của ảng, giữ vững định hướng chính trị, thực hiện nghiêm túc tôn chỉ, mục đích của báo ảng. Thông tin kịp thời, chính xác đường lối, chủ trương của ảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với các tầng lớp nhân dân. Bám sát tình hình đất nước và quốc tế, những vấn đề nóng bỏng trong đời sống xã hội, Báo Nhân Dân đã có nhiều loạt bài điều tra, phóng sự, nhiều bài chuyên luận, cổ vũ những nhân tố mới, điển hình tiên tiến; đồng thời phê phán những quan điểm, nhận thức lệch lạc, những biểu hiện tiêu cực, trì trệ. Qua đó, cùng với báo chí cả nước, Báo Nhân Dân đã góp phần giới thiệu, nhân rộng các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, kiến nghị bổ sung, hoàn thiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của ảng và Nhà nước.
Nhìn lại một chặng đường dài, thành tựu đạt được là vô cùng to lớn, thể hiện trên nhiều mặt. Song bên cạnh đó, tập thể những người làm Báo Nhân Dân luôn nhận thức sâu sắc những hạn chế, khuyết điểm. Trong cuộc cạnh tranh thông tin quyết liệt, thông tin trên Báo Nhân Dân nhiều lúc còn chậm, nguồn thông tin chưa đa dạng, phong phú. Tính chiến đấu, dẫn dắt dư luận có lúc chưa đồng đều ở các lĩnh vực kinh tế – chính trị, an ninh – quốc phòng, văn hóa – xã hội… để đáp ứng kỳ vọng của cán bộ, đảng viên, bạn đọc, nhất là bạn đọc trẻ. Mặc dù đã có sự đổi mới mạnh mẽ về hình thức và nội dung, các ấn phẩm vẫn còn những bài viết khô khan, viết dài, công thức, không lôi cuốn bạn đọc, nặng về lễ tân. ổi mới về hình thức các ấn phẩm theo hướng hiện đại, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và đòi hỏi của bạn đọc. Công tác cán bộ còn nhiều bất cập cần phải quyết liệt khắc phục. Là vấn đề như nhiều cơ quan báo chí phải đối mặt, vấn đề đạo đức người làm báo đang ngày càng nóng bỏng, buộc chúng ta không được coi thường, buông lỏng.
Phía trước chúng ta là những dấu mốc bản lề, bước ngoặt: ó là 100 năm thành lập ảng, 100 năm thành lập nước Việt Nam DCCH, nay là nước CHXHCN Việt Nam. Trên chặng đường kiên định, bền bỉ, sáng tạo làm sáng tỏ con đường đi lên của dân tộc, làm sáng tỏ năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của ảng hòa quyện với sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, Báo Nhân Dân đã và sẽ tiếp tục có vị trí xứng đáng của mình. Thực tiễn đổi mới rộng lớn và phong phú trong giai đoạn hội nhập mới với nhiều thách thức và cơ hội đan xen vừa là môi trường tác nghiệp để Báo Nhân Dân đồng hành, vừa là lửa thử vàng để soi rọi, kiểm nghiệm, nhìn lại mình cả thành tựu và hạn chế, thẳng thắn định vị mình trong dòng chảy của báo chí cách mạng và báo chí thế giới, khẳng định năng lực, phẩm chất, tầm vóc và truyền thống của đội ngũ người làm báo ảng.
Càng tắm mình vào thực tiễn để trau dồi lý tưởng cách mạng, bản lĩnh chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp, bản lĩnh văn hóa, những người làm Báo Nhân Dân càng thấy rõ trách nhiệm nặng nề của mình trước Tổ quốc, trước nhân dân, trước ảng, trước bạn đọc; càng đòi hỏi người làm báo ảng luôn phải vượt lên chính mình, vượt qua khó khăn, thử thách để nỗ lực vươn lên, hoàn thành nhiệm vụ.
Sau 70 năm xây dựng và trưởng thành, hiện nay Báo Nhân Dân trở thành một cơ quan báo chí đa phương tiện gồm các ấn phẩm: Báo Nhân Dân hằng ngày, Nhân Dân cuối tuần, Nhân Dân hằng tháng và báo Thời Nay. Báo Nhân Dân điện tử gồm: Nhân Dân điện tử tiếng Việt, Nhân Dân điện tử tiếng Anh, Nhân Dân điện tử tiếng Trung Quốc, Nhân Dân điện tử tiếng Pháp, Nhân Dân điện tử tiếng Nga, Nhân Dân điện tử tiếng Tây Ban Nha.
Tháng 9-2015, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, sau một thời gian gấp rút chuẩn bị, kênh Truyền hình Nhân Dân đã chính thức phát sóng toàn quốc. Trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp, lắng nghe ý kiến phê bình, góp ý của các đồng chí lãnh đạo, của đông đảo người xem, Truyền hình Nhân Dân sẽ tiếp tục đổi mới để thật sự là kênh truyền hình chính luận, thời sự, kịp thời, trung thực, tin cậy, đặc sắc với thế mạnh là thông tin, bình luận chính trị – xã hội.
Vinh dự được Ban Bí thư giao nhiệm vụ sản xuất các bộ phim tài liệu, tháng 5-2020 Báo Nhân Dân đã quyết định thành lập Hãng phim tài liệu và điện ảnh Nhân Dân. Bước đầu Hãng đã sản xuất được nhiều bộ phim dài tập, được dư luận đánh giá cao, trong đó có bộ phim 90 tập “Việt Nam – Thời đại Hồ Chí Minh, biên niên sử truyền hình”, giành giải ặc biệt Giải báo chí toàn quốc về xây dựng ảng – mang tên Búa Liềm Vàng.
Trên nền tảng Nhân Dân điện tử với nhiều thứ tiếng, Báo Nhân Dân về cơ bản đã có đủ phương tiện phục vụ nhiệm vụ thông tin đối ngoại ở những địa bàn quan trọng. Báo Nhân Dân cũng đã phủ kín mạng lưới phóng viên thường trú trong 63 tỉnh, thành phố cả nước. Thời gian qua, Báo Nhân Dân đã mở thêm các cơ quan thường trú nước ngoài tại Lào, Cam-pu-chia, LB Nga, cùng với các cơ quan thường trú tại Trung Quốc, Pháp, Thái-lan theo lộ trình đã được Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo, góp phần nối dài tầm ảnh hưởng của báo ảng tới các địa bàn trọng yếu.
Nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới của Báo Nhân Dân là tiếp tục nâng cao chất lượng các ẩn phẩm và Truyền hình Nhân Dân, nhất là chất lượng chính trị; tăng cường đào tạo đội ngũ những người làm báo vừa có bản lĩnh chính trị, vừa giỏi nghề, vừa có đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội, nắm bắt và ứng dụng kịp thời xu hướng làm báo hiện đại của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Tự hào với bề dày lịch sử vẻ vang của Báo Nhân Dân, chúng tôi nhận thức sâu sắc rằng, trong mỗi bước đi lên, tập thể những người làm Báo Nhân Dân luôn luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo Báo Nhân Dân ngay từ số ra đầu tiên; sự quan tâm theo dõi, cổ vũ nhiệt tình của các đồng chí lãnh đạo ảng, Nhà nước, các cấp, các ngành, các địa phương, đặc biệt là của đội ngũ cộng tác viên thân thiết và đông đảo bạn đọc cả nước. 70 năm qua, Báo Nhân Dân đã được ảng và Nhà nước trao tặng những phần thưởng cao quý: Huân chương Sao Vàng; Huân chương Hồ Chí Minh (hai lần), Huân chương ộc lập hạng nhất, Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, Anh hùng LLVT nhân dân. Vinh dự lớn lao đó thôi thúc các thế hệ những người làm báo ảng tiếp tục vươn lên, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp của ảng, của dân tộc, vì nhân dân phục vụ, cống hiến, không ngừng rèn luyện, không ngừng đổi mới, sáng tạo, kế tục xứng đáng truyền thống các thế hệ
đi trước.
Nhân ngày truyền thống vẻ vang, tập thể những người làm Báo Nhân Dân trân trọng bày tỏ lòng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo ảng, Nhà nước qua các thời kỳ, cảm ơn đồng chí, đồng nghiệp, đồng bào cả nước; cảm ơn các cộng tác viên, bạn đọc đã luôn luôn đồng hành giúp đỡ chúng tôi. Báo Nhân Dân nguyện tiếp tục phấn đấu hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ chính trị, xứng đáng là ngọn cờ chính trị – tư tưởng của ảng trên mặt trận báo chí nước nhà.
ổi mới trên quê hương cách mạng Cao Bằng
Pác Bó, Cao Bằng, những địa danh lịch sử thiêng liêng, nơi Bác Hồ đặt bước chân đầu tiên khi trở về sau bao năm xa Tổ quốc.
Những năm qua, thực hiện những lời căn dặn của Người, phát huy truyền thống quê hương cội nguồn cách mạng, ảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Cao Bằng đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, vươn lên đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh.
Lễ động thổ dự án Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao tỉnh Cao Bằng.
Pác Bó mãi nhớ ơn Người
Ngày này cách đây 80 năm (28-1-1941 - 28-1-2021), nhân dân các dân tộc bản Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng và đồng bào các dân tộc tỉnh Cao Bằng tự hào, vinh dự thay mặt nhân dân cả nước đón lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Ngày nay, cuộc sống người dân bản Pác Bó nói riêng và xã Trường Hà có nhiều đổi mới. Bí thư ảng ủy xã Trường Hà Nông Văn Tuân chia sẻ, trong xã giờ có nhiều gia đình tiêu biểu, giỏi làm kinh tế. Thí dụ như, hộ àm Thị Thảo, ở bản Hoàng, nuôi cá tầm, thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm; hộ Hoàng Văn Tính, Nông Thanh Bằng, bản Pác Bó, trồng cây ăn quả, làm dịch vụ, thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo còn 14,37% (117 hộ) và 87 hộ cận nghèo. Cuối năm 2020, từ nguồn tài trợ của Bộ Công an và Thủ đô Hà Nội, trong xã có 60 hộ được hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở. Khi hoàn thành xây dựng, trong xã sẽ không còn nhà tạm, nhà dột nát. Trước đây, xã Trường Hà (cũ) đã đạt chuẩn nông thôn mới, năm 2020, sáp nhập xã Nà Sác và xã Trường Hà, hiện tại, xã đạt 13 trong số 19 tiêu chí. Cấp ủy, chính quyền, người dân đã nỗ lực, tích cực đóng góp, hoàn thành thêm các tiêu chí chưa đạt. Phát huy truyền thống quê hương cội nguồn cách mạng, người dân trong xã tích cực, tự nguyện hiến đất, góp ngày công xây dựng kết cấu hạ tầng, đường giao thông nông thôn. Dù không có nhiều đất, các gia đình ông Lý Văn Soòng, ở bản Hoong; ông ào Văn Quý, xóm Cốc Sâu vẫn tự nguyện hiến hàng trăm mét vuông đất làm đường giao thông nông thôn, giúp người dân đi lại, vận chuyển hàng hóa thuận tiện.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, huyện Hà Quảng tập trung vận động, tuyên truyền người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thay đổi tập quán canh tác, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi, nâng cao thu nhập. Nhiệm kỳ 2015 - 2020, Chương trình nâng cao chất lượng cây trồng, vật nuôi mũi nhọn, phát triển nông nghiệp hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới của Huyện ủy Hà Quảng đạt nhiều kết quả tích cực. Một số cây trồng, vật nuôi có thế mạnh của địa phương được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Bí thư Huyện ủy Hà Quảng, Nguyễn Lâm Thị Tú Anh chia sẻ một số thành tựu phát triển nông nghiệp như: diện tích cây gừng hàng hóa hơn 90 ha, thu nhập hơn 250 triệu đồng/ha; hơn 600 ha lạc, giá trị thu nhập hơn 33 triệu đồng/ha/vụ; hơn 930 ha ngô giống mới, giá trị thu nhập 28 triệu đồng/ha/vụ; tổng đàn trâu, bò đạt hơn 29 nghìn con, đàn lợn hơn 41 nghìn con, giá trị thu nhập từ chăn nuôi nhiệm kỳ qua đạt hơn 228 tỷ đồng. Nhiều hộ dân đã đầu tư chuồng trại, chuyển đổi một số diện tích sản xuất cây trồng kém hiệu quả sang trồng cỏ voi để chăn nuôi trâu, bò, nâng cao thu nhập. Giao thông nông thôn, mương thủy lợi, điện sinh hoạt... được quan tâm đầu tư, xây dựng tạo diện mạo mới, động lực cho nông thôn khởi sắc. ến nay, huyện có bốn xã đạt chuẩn nông thôn mới; hơn 99% số hộ sử dụng điện lưới quốc gia; 100% xã có đường ô-tô đến trung tâm và được thảm nhựa, hơn 70% đường liên xóm được bê-tông, nhựa hóa; 100% trường học được đầu tư xây dựng kiên cố, toàn huyện có 22 trường đạt chuẩn quốc gia.
"Thời gian tới, huyện Hà Quảng tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống, khơi dậy niềm tự hào và ý chí, khát vọng đổi mới, vươn lên trên quê hương cội nguồn cách mạng; khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại, tự bằng lòng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động trong cán bộ, đảng viên và nhân dân phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm quốc phòng - an ninh", Bí thư Huyện ủy Hà Quảng Nguyễn Lâm Thị Tú Anh cho biết.
Cao Bằng khát vọng vươn lên
Tháng 2-1961, trong dịp trở lại thăm Cao Bằng, nói chuyện với cán bộ và nhân dân các dân tộc Cao Bằng, Bác Hồ đã căn dặn: Bác mong tỉnh Cao Bằng sớm trở thành một trong những tỉnh gương mẫu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc như trước đây Cao Bằng là một trong những tỉnh đi đầu trong công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
Thực hiện lời căn dặn và mong muốn của Người, những năm qua, ảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Cao Bằng nỗ lực đổi mới, sáng tạo, quyết tâm vươn lên. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm sau cao hơn năm trước. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội bảo đảm, đời sống vật chất, tinh thần người dân không ngừng nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm khá nhanh. ồng chí Lại Xuân Môn, Ủy viên T.Ư ảng, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng chia sẻ, nhiệm kỳ qua, Cao Bằng thực hiện thành công một số đột phá quan trọng, kết quả đó giúp địa phương tạo được đột phá, vươn lên, tạo tiền đề, nền móng vững chắc cho bước chuyển mình, phát triển bền vững trong nhiệm kỳ 2020-2025. Tỉnh ủy Cao Bằng đã ban hành ề án số 19-A/TU ngày 13-8-2019 về "ổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống trên quê hương cách mạng Cao Bằng giai đoạn 2019-2025". Thực hiện nội dung ề án, các cấp, ngành đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục niềm tự hào, truyền thống quê hương cội nguồn cách mạng cho cán bộ, đảng viên, nhân dân, thay đổi tư tưởng trông chờ, ỷ lại, khơi dậy tinh thần nỗ lực, quyết liệt đổi mới, vươn lên. Cao Bằng tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là cán bộ chủ chốt. Tỉnh đề ra yêu cầu cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu gương mẫu, quyết liệt, nhận việc khó, tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội. Cao Bằng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh. Nhiệm kỳ 2015-2020, tăng trưởng kinh tế bình quân hơn 7%/năm. Mỗi năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo hơn 4%. Thu nhập bình quân đầu người đến nay đạt hơn 37 triệu đồng/người/năm. Năm 2020, ảnh hưởng của dịch Covid-19 gây nhiều bất lợi cho phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, nhưng với nhiều nỗ lực vượt khó, tăng trưởng kinh tế của Cao Bằng đạt 4,76%. Thu ngân sách hơn 2.000 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu được giao 11%... ể đạt được những kết quả tích cực đó, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng Lại Xuân Môn cho biết, ảng bộ, chính quyền Cao Bằng đã nhận diện đúng điểm "nghẽn" cản trở phát triển, từ đó, tập trung, ưu tiên nguồn lực con người, nguồn lực ngân sách đầu tư "gỡ" điểm "nghẽn", tạo thuận lợi khai thác tiềm năng, thế mạnh phát triển địa phương.
Cao Bằng đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển, hoàn thiện hạ tầng cơ sở, đường giao thông kết nối các điểm du lịch, các khu kinh tế cửa khẩu, tạo thuận lợi, động lực phát triển du lịch, dịch vụ, thương mại biên giới. ịa phương tăng cường cải cách hành chính, tạo thuận lợi thu hút, giữ chân các nhà đầu tư, hiện thực hóa quan điểm "Cao Bằng muốn phát triển phải dựa vào doanh nghiệp". Tỉnh đã thu hút được một số dự án lớn, như dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao do Tập đoàn TH True Milk đầu tư với tổng số vốn hơn 2.500 tỷ đồng; dự án nông nghiệp thông minh do Công ty High-Tech Farm Hàn Quốc đầu tư với số vốn hơn 25 triệu USD. ược sự quan tâm, giúp đỡ của Chính phủ và các bộ, ngành T.Ư, dự án đường cao tốc ồng ăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư. Cuối năm 2020, tỉnh Cao Bằng đã tổ chức lễ động thổ tuyến đường bộ cao tốc này. Nghị quyết ại hội ảng bộ tỉnh Cao Bằng nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra mục tiêu đến năm 2024, hoàn thành giai đoạn 1 dự án đường cao tốc ồng ăng - Trà Lĩnh. Khi hoàn thành, tuyến đường này sẽ mở ra cơ hội phát triển mới cho Cao Bằng.
Thực hiện lời căn dặn và mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phát huy mạnh mẽ nội lực, truyền thống quê hương cội nguồn cách mạng, Cao Bằng đã và đang đổi mới, khai thác thế mạnh, tiềm năng, vươn lên, xây dựng quê hương cách mạng, mảnh đất "phên giậu" của Tổ quốc giàu đẹp, văn minh, khá về kinh tế, mạnh về chính trị, vững về quốc phòng - an ninh.
"Vì sự thật lịch sử, vì tình yêu Tổ quốc" Tập sách "Vì sự thật lịch sử, vì tình yêu Tổ quốc" do Báo Nhân Dân phối hợp Nhà xuất bản Lao động - Xã hội xuất bản, ra mắt bạn đọc nhân dịp kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, 16 năm thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác đối với người...