Không ngờ viêm gan có thể lây qua con đường này nhưng rất nhiều người vẫn chủ quan
Viêm gan vi rút không chỉ lây qua đường máu, từ mẹ sang con mà có lây truyền qua tổn thương da, dịch tiết cơ thể…
Năm nay 39 tuổi, anh L.V.N (Vĩnh Phúc) phải đối mặt với sự sống mong manh do căn bệnh viêm gan vi rút gây ra. Người nhà anh N. cho hay, dạo gần đây, sức khỏe anh đi xuống kèm triệu chứng da vàng mắt vàng.
Anh N. đi khám thì bác sĩ kết luận bị xơ gan viêm gan vi rút. Tình trạng bệnh của anh N. ngày càng xấu, có thời điểm rơi vào hôn mê gan các bác sĩ đã phải tích cực điều trị mới có thể cứu sống được anh. Với trường hợp của anh N., phương án điều trị duy nhất để cứu sống bệnh nhân là ghép gan thay thế.
Chị L. T.Kh (36 tuổi) cho hay, sau khi chồng có kết quả bị viêm gan vi rút, bác sĩ có khuyên gia đình chị đi xét nghiệm. May mắn là chị Kh. và hai con không bị nhiễm vi rút viêm gan.
Trường hợp của ông Ng. V.T (64 tuổi) cũng bị thêm gan vi rút mà không hay biết. Khi bệnh tiến triển xơ gan mới vào bệnh viện điều trị đã muộn. Ông T. được chỉ định ghép gan mới có thể sống tiếp được.
Ông T. không hề hay biết bị mắc viêm gan vi rút cho tới khi bệnh tiến triển thành xơ gan.
Theo GS. Đinh Quý Lan, Chủ tịch Hội Gan Mật Việt Nam, người mắc bệnh gan có tỷ lệ tử vong cao, vì người dân còn chủ quan không quan tâm tới sức khỏe của lá gan. Người bị viêm gan vi rút nếu không được phát hiện sớm thì sau 10-15 năm có thể dẫn tới xơ gan. Khi gan bị xơ sẽ có những triệu chứng rõ ràng (mắt vàng, da vàng…), đi khám người bệnh mới bị viêm gan vi rút. Người có vi rút viêm gan nếu thường xuyên uống rượu, bia sẽ càng làm tăng nguy cơ xơ gan, ung thư gan sớm.
Tỷ lệ người bị mắc viêm gan vi rút B và viêm gan vi rút C tại Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực. Trong đó, viêm gan vi rút B chiếm tỷ lệ khá cao 10 -15% dân số, viêm gan vi rút C chiếm 3%.
Viêm gan vi rút có thể lây qua nước bọt, dịch tiết cơ thể
Bác sĩ PGS.TS Đỗ Duy Cường, Trưởng khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Bạch Mai) cho hay, hiện nay, mọi người vẫn chủ quan với viêm gan vi rút. Thậm chí ít người ngờ được nó có thể gây ra suy gan, xơ gan và ung thư gan. Rất nhiều bệnh nhân bị viêm gan vi rút không được điều trị khi tới viện đã bị xơ gan. Có bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan vi rút không chấp hành điều trị khi bệnh tiến triển nặng khi đó ân hận đã muộn.
“Viêm gan virút B có con đường lây chính là từ mẹ sang con và có thể lây qua những tổn thương da, niêm mạc, máu, nước bọt, dịch tiết cơ thể. Bệnh có thể lây qua khi dùng các thủ thuật xăm trổ, dùng chung vật sắc nhọn…”, bác sĩ Cường cho hay.
Video đang HOT
Viêm gan vi rút B hiện nay đã có vắc xin phòng ngừa. Vì vậy, cách phòng bệnh tốt nhất đối với cộng đồng là bản thân mỗi người nên đi tiêm phòng vắc xin đầy đủ.
Người bị nhiễm viêm gan vi rút C không có triệu chứng điển hình cho tới khi phát bệnh. Có tới 90% người nhiễm viêm gan C không biết mình mang vi rút. Viêm gan C vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa. Tuy nhiên, viêm gan C nếu phát hiện và điều trị sớm thì tỷ lệ khỏi bệnh cao trên 95%. Chi phí điều trị cho bệnh nhân viêm gan vi rút C vẫn còn cao và chưa được bảo hiểm y tế chi trả nên người dân chưa tiếp cận được điều trị. Người bị mắc vi rút viêm gan C nếu không điều trị thì nguy cơ chuyển thành mạn tính chiếm 75-85%.
Theo chuyên gia, để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh viêm gan vi rút cần chú ý: quan hệ tình dục an toàn, không dùng chung các vật dụng cá nhân sắc nhọn (dao cạo râu, bấm móng tay, nhíp, cạo mày…), tránh dùng chung các vật dùng sắc nhọn bẩn khi xăm trổ (xăm môi, mắt, xăm thẩm mỹ…), không tiêm và sử dụng sản phẩm máu không an toàn…
Hiện nay, tồn tại 5 loại viêm gan vi rút và con đường lây truyền khác nhau. Viêm gan virus B, C và D lây truyền qua đường máu, quan hệ tình dục, từ mẹ sang con. Viêm gan vi rút A và E lây qua đường phân – miệng do thức ăn, nước uống bị nhiễm nguồn bệnh và thực hành vệ sinh không đầy đủ.
Ngọc Minh
Theo emdep.vn
Những thời điểm tuyệt đối không nên cắt móng tay cho trẻ nếu không muốn con hay ốm còi cọc
Cắt móng tay cho trẻ có nên hay không? tần số cắt thế nào là hợp lý? hãy xem bài viết dưới đây để có những hiểu biết thêm về chăm sóc sức khỏe cho con nhé.
Móng tay, móng chân của trẻ sơ sinh tuy không cứng và nhọn như người lớn nhưng khá sắc bén, nếu bé sờ, móc, cào,... thì dễ làm tổn thương da, mắt, niêm mạc miệng,... đặc biệt, nếu không vệ sinh tay chân cho trẻ đúng cách có thể vi khuẩn sẽ xâm nhập và làm suy giảm sức khỏe của bé. Vì vậy mà việc cắt móng tay, móng chân thường xuyên cho bé là việc cần thiết. Tuy nhiên, nhiều mẹ cũng thắc mắc khi nào nên cắt móng tay cho bé hay cách xử lý như thế nào khi chẳng may mẹ cắt trúng da bé gây chảy máu,... Các mẹ tham khảo bài viết có nên cắt móng tay cho trẻ sơ sinh không, khi nào thì được cắt sau đây để giải đáp thắc mắc này nhé!
Có nên cắt móng tay cho trẻ sơ sinh không?
Việc cắt móng tay cho trẻ sơ sinh là điều cần thiết, tuy nhiên khi cắt móng tay cho trẻ các mẹ cũng lưu ý về tần suất cắt móng tay, thời điểm thích hợp cắt móng tay, hướng cắt móng tay,... để tránh làm tổn thương đến bé yêu. Sau đây là những lưu ý khi cắt móng tay cho bé yêu, các mẹ nên biết:
Tần suất cắt móng tay cho bé
Tuần suất cắt móng tay cho bé tùy thuộc vào độ tuổi của bé, cụ thể như sau:
Đối với trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi, móng tay bé mọc nhanh vì vậy các mẹ nên cắt móng cho bé từ 1-2 lần/tuần. Riêng đối với hai ngón cái, thời gian này có thể giãn cách ra lâu hơn với các ngón còn lại.Đối với trẻ hơn 6 tháng tuổi, các mẹ chỉ cần cắt móng tay cho con từ 1-2 lần/tháng.
Những thời điểm không nên cắt móng tay cho trẻ.
Không cắt móng tay, chân vào buổi tối (sau 6h)
Theo quan niệm dân gian, khi cắt móng tay vào buổi tối thì sẽ gặp phải những điều không may mắn, thậm chí tổn hại đến tuổi thọ. Đặc biệt là với trẻ dưới 12 tuổi, nếu cắt móng tay vào buổi tối sẽ rất dễ khiến đứa trẻ bị đau ốm, bệnh tật liên miên.
Mẹ đừng vội bỏ qua vì ngay cả khoa học cũng đã chứng minh cắt móng buổi tối là có hại cho sức khỏe rồi đấy. Lý do là vì móng nằm gần các dây thần kinh ở đầu ngón tay giúp điều tiết mạch máu và điều hòa thân cơ thể. Vào buổi tối, các dây thần kinh của trẻ đã vô cùng mệt mỏi. Chính vì vậy không nên đụng vào khu vực này. Hơn nữa, các dụng cụ để cắt móng tay thường là những vật dụng sắc nhọn. Vì thế, khi cắt móng tay vào ban đêm, trong không gian tối rất dễ cắt phải thịt, gây ra những thương tích cho trẻ.
Không cắt móng tay con vào mùng 1
Đây là thời điểm không nên cắt móng tay cho con bởi theo quan điểm tâm linh của người xưa thì làm việc này vào mùng 1 đầu tháng sẽ đem lại sự xui xẻo. Bởi tóc hay móng tay, móng chân là bộ phận của con người, không nên cắt bỏ những gì thuộc về cơ thể, đặc biệt là trẻ con. Vì cơ thể trẻ rất nhạy cảm rất dễ bị ốm, vì thế vẫn nên kiêng một chút các mẹ ạ.
Không cắt khi con đang khóc Trong quá trình cắt móng tay cho bé, con thường sẽ cựa quậy và khóc thé lên. Nếu mẹ vẫn tiếp tục thì rất có thể sẽ cắt vào tay con gây chảy máu hoặc mẹ cố bấm khiến móng tay rơi vào mặt của con. Trong trường hợp này, mẹ nên ngừng lại và dỗ dành trẻ chứ đừng cố cắt cho xong mẹ nhé!
Lưu ý khi cắt móng tay, móng chân cho bé
- Thời gian lý tưởng nhất để cắt móng cho bé là khi con đã ngủ say. Hoặc khi bé vừa tắm xong vì khi này móng bé sẽ mềm và dễ cắt hơn.
- Các mẹ nên chọn nơi cắt móng tay, móng chân cho con có đầy đủ ánh sáng, nếu phòng tối thì mẹ nên bật đèn sáng để tránh cắt nhầm vào thịt con.
- Các mẹ không nên cắt móng tay, móng chân cho bé quá ngắn, sát chân móng vì sẽ làm lộ phần thịt dưới móng, làm bé đau đớn và khó chịu.
- Trong quá trình cắt, mẹ nên kéo hai chân của bé dựa vào ngực mẹ để hạn chế con quẫy đạp, vừa cắt vừa cười và nói chuyện để con tập trung nhìn mẹ.
- Nếu bạn cắt móng tay cho bé trong khi trẻ đang thức, hãy tạo sự thoải mái cho con bằng cách hát cho bé nghe, kể chuyện, thủ thỉ với bé. Bé yêu của bạn sẽ rất ngoan ngoãn nằm yên để mẹ cắt móng tay cho.
- Không ít trường hợp cha mẹ bé dùng miệng để cắn móng tay con. Cách này ít có sự cố nhất vì lưỡi mẹ nhạy cảm sẽ giúp giảm đau tối đa cho trẻ.
- Tần suất cắt móng tay tùy thuộc vào độ tuổi bé. Đối với trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi, móng tay bé mọc nhanh, các mẹ nên cắt móng cho bé từ 1-2 lần/tuần.
- Đối với trẻ hơn 6 tháng tuổi, các mẹ chỉ cần cắt móng tay cho con từ 1-2 lần/tháng.
Cách xử lý khi lỡ cắt móng tay trúng da bé
Nếu mẹ vô tình làm bé bị chảy máu khi cắt móng tay và bé la khóc thì mẹ cũng đừng hoảng hốt, các mẹ bình tĩnh và xử lý trường hợp này như sau: Mẹ dùng những dụng cụ y tế tại nhà để vô trùng và cầm máu cho trẻ. Rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng gạc vô trùng đắp lên vết thương đến khi máu ngừng chảy, sau đó bôi một chút kem mỡ kháng sinh.
Các mẹ lưu ý:
Không băng bó vào vết thương nhỏ này vì nó sẽ mang lại cho trẻ sự khó chịu không cần thiết và thậm chí trong những lúc bạn không để ý, có thể trẻ sẽ mút vào vết băng.Đặc biệt, các mẹ không nên đút ngón tay bị chảy máu của trẻ vào miệng để cầm máu, đây là sai lầm mà nhiều mẹ hay làm mà không biết điều này có thể khiến bé bị nhiễm trùng.Hộp cứu thương của bạn phải có các sản phẩm dùng để vô trùng hay cầm máu cho bé, và các sản phẩm này đều phải được khuyến cáo là không độc hại và có thể dùng được cho trẻ em.
Nhiều trẻ khi mới sinh ra móng tay, móng chân đã rất dài, việc này khiến các bậc phụ huynh lo lắng rằng bé có thể cào xước mặt, vì vậy việc cắt móng tay, móng chân cho bé là điều cần thiết. Bài viết giúp các mẹ giải đáp thắc mắc có nên cắt móng tay cho trẻ sơ sinh không cũng như những lưu ý mẹ nên biết trong quá trình cắt móng tay cho bé và cách xử lý khi lỡ cắt trúng da bé.
Theo www.phunutoday.vn
Chăm sóc cho người nằm liệt giường, 4 điều ai cũng cần nhớ Hãy làm theo những lời khuyên dưới đây để chăm sóc cho người thân nằm liệt giường tốt nhất bạn nhé. 1. Loét vì nằm liệt giường Căn bệnh này xảy ra là do người bệnh nằm liệt giường trong một thời gian dài mà không thể di chuyển, người bị ép vào giường dần dần làm tổn thương da. Để tránh mắc...