Không ngờ vị thuốc quý chữa rất nhiều bệnh mà người Việt chỉ dùng làm “rau lợn”
Lương y Bùi Hồng Minh – Chủ tịch Hội Đông Y Ba Đình, Hà Nội cho biết bèo cái tía là một vị thuốc quý và một “mỹ phẩm” dành cho chị em phụ nữ.
Nhập bèo cái tía về làm thuốc
Bèo cái được trồng ở khắp các nơi có hồ ao ở nước ta, ở nông thôn cũng như ở thành phố, vì toàn cây được dùng để nuôi lợn. Toàn cây có một chất gây ngứa tan trong nước, chưa xác định được. Tuy nhiên, theo các chuyên gia đông dược thì đây là vị thuốc quý.
Ông Phạm Vũ Khánh – Cục trưởng Cục Y dược Cổ truyền Bộ Y tế cho biết, bèo cái tía Việt Nam có rất nhiều. Đây đây là vị thuốc quý có thể chữa bệnh ngoài da và phục vụ làm đẹp nhưng nếu muốn làm thuốc thì phải trồng ở vùng nước sạch, đảm bảo, giá thành rất cao. Vì thế hiện nay chúng ta hầu như bỏ qua nguồn nguyên liệu trong nước mà nhập khẩu bèo cái tía từ Trung Quốc về.
Lương y Bùi Hồng Minh cho biết bèo cái (hay còn gọi là bèo ván, bèo tai tượng, bào tía, thủy phù liên, đại phiêu…) được Đông y gọi là phủ bình, có vị cay, tính lạnh, đi vào kinh phế và kinh bàng quang có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, chữa dị ứng, phát ban, cho ra mồ hôi để giải cảm.
Cây bèo cái (Ảnh minh họa)
Theo Đông y, bèo cái vị cay, tính lạnh, vào các kinh phế và bàng quang, có tác dụng phát hãn giải biểu (làm ra mồ hôi để giải cảm), thấu chẩn chỉ dương (làm cho ban chẩn mọc ra ngoài và chống ngứa), lợi thủy tiêu thũng.
Chúng ta có thể thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa hạ, lúc cây có hoa. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần.
Công dụng để chữa mẩn ngứa, eczema, tiêu độc, mụn nhọt, ho, hen suyễn, thông kinh, đái buốt, đái dắt…
Chính nhờ dược tính trên nên bèo cái được xem là vị thuốc giúp làm đẹp. Theo bí kíp dân gian, phụ nữ Nhật đã dùng bèo cái tán mịn làm mặt nạ trắng da. Họ xem bèo cái như loại mỹ phẩm làm đẹp quý và rẻ tiền.
Công thức làm đẹp với bèo cái
Lương y Bùi Hồng Minh trao đổi với phóng viên (Ảnh soha.vn)
Video đang HOT
Cách 1: Lấy bèo cái về, bỏ hết phần rễ, lá vàng, rửa sạch, phơi khô trong bóng râm rồi tán mịn nhỏ. Sau đó lấy mật ong hòa với bột bèo cái, dung làm mặt nạ, để qua đêm.
Cách 2: Dùng bột bèo cái trộn với chút giấm (nồng độ vừa phải), đắp hỗn hợp này lên mặt để làm trắng, mịn da.
Cách 3: Lấy bèo cái tươi, bỏ rễ, rửa sạch, ngâm muối rồi giã nát, cho thêm một chút muối và đắp vào chỗ mụn trứng cá, ngày 1 lần và vào trước khi đi ngủ. Cần lấy một lượng vừa phải tùy theo từng vết trứng cá.
Ban đầu đắp sẽ thấy ngứa, sau đó sẽ quen dần. Cách này không chỉ giúp mát da, tiêu độc mà còn trừ ngứa.
Ngoài ra, bèo cái tía còn được sử dụng để chữa các bệnh khác như bệnh hen suyễn, bệnh eczema, viêm xoang và bệnh trĩ.
Để chữa hen suyễn, lương y Minh cho biết chúng ta có thể lấy 100g bèo cái cắt bỏ rễ, lá vàng, rửa sạch, ngâm nước muối loãng (5-10), vớt ra để ráo nước, giã/xay lấy nước, hòa thêm với nước lọc và xirô chanh cho vừa đủ 100ml.
Uống 2 – 3 lần/ngày, 10 ngày sẽ đỡ (mới uống có thể thấy ngứa cổ trong vòng 10 phút, nhưng sau quen dần và hết ngứa).
Để chữa bệnh eczema, tuỳ vào vùng da bị bệnh để có số lượng bèo cái tía. Bèo cái rửa sạch, giã nát, thêm ít muối, đắp cả nước lẫn cái lên chỗ bị eczema.
Kết hợp uống bèo cái khô 30g, kim ngân hoa 20g, bồ công anh 20g, thổ phục linh 15g, ké đầu ngựa (phải sao hết lông) 15g, kinh giới 10g. Uống 1 thang/ngày, liên tục từ 7 – 10 ngày.
Chữa viêm xoang mũi mạn tính: Bèo cái khô 10g, bạch chỉ 5g, hoàng cầm 5g, kim ngân hoa 8g, cam thảo 4g, sắc nước uống 1 thang/ngày thay trà. Uống dài ngày.
Chữa đi tiểu buốt, đái dắt: Bèo cái khô 20g, mã đề 20g, lá cối xay 20g, râu ngô 20g, kim ngân hoa 10g, kim tiền thảo 20g, tỳ giải 10g, đem sắc uống.
Chữa viêm thận cấp tính: Bèo cái khô 60 – 70g, đậu đen (sao lên) 30 – 40g, sắc uống thay trà hàng ngày.
Chữa cảm nóng (cảm phải khí nóng), đầu, mặt sưng, ngứa, mắt đau, khắp mình nổi mẩn ngứa, sưng phù: Bèo cái bỏ rễ, bạc hà, kinh giới, mỗi thứ một nắm tươi (30g) sắc nước uống, xông.
Lương Y Minh cho biết bài thuốc này đã được lược vào danh sách cây thuốc quý ở Việt Nam. Ông Minh cho rằng chúng ta có thể sử dụng nó bằng tự nuôi trồng không cần phải nhập khẩu.
Theo Trí Thức Trẻ/soha
6 tác dụng đắt giá của cây sả với sức khỏe
Không chỉ là gia vị đặc trưng trong bếp, sả còn là vị thuốc quý. Đông y đánh giá cao tác dụng giải độc, hỗ trợ tiêu hóa, hạ huyết áp, giải cảm và nhiều công dụng tuyệt vời khác.
Theo Đông y, cây sả còn có tên gọi khác là hương mao hay cỏ chanh, có mùi thơm đặc trưng, bất kỳ ai khi chạm tay vào cây sả, chỉ ngửi thôi cũng đã muốn "chiếm hữu" ngay cho riêng mình bởi mùi hương ấn tượng khó quên.
Cây sả được ví như một "kho báu" tinh dầu. Lá sả chứa 0,4-0,8% tinh dầu dễ bay hơi, thành phần chính của thân cây sả chứa 75-85% hương thơm mùi chanh tự nhiên và các tinh chất đặc biệt khác.
Cây sả từ xưa đến nay được người đời sử dụng một cách triệt để từ gốc đến ngọn, dùng tươi, phơi khô, ướp lạnh, chế biến thành nhiều dạng thành phẩm khác nhau, đặc biệt sử dụng rộng rãi trong y tế, sản phẩm dược và hương liệu phục vụ đời sống.
Đây là loại gia vị có thể kết hợp với nhiều thực phẩm, làm "dậy" mùi cho món ăn, khử mùi tanh, có thể chế biến thành nhiều bài thuốc chữa bệnh.
Tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của sả
Giảm cân, làm đẹp
Người Thái Lan áp dụng rất hiệu quả vì sả có khả năng cắt giảm calo trong món ăn. Với họ, sả có tác dụng như ớt giúp đốt cháy mỡ thừa, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giúp máu lưu thông tốt hơn.
Các dưỡng chất trong sả còn giúp cải thiện làn da. Tinh dầu trong sả giúp điều hòa hệ thần kinh ổn định, cải thiện các chức năng hệ thần kinh.
Sả còn là nguyên liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp mỹ phẩm vì nó có rất nhiều lợi ích cho da. Tinh dầu sả cải thiện chất lượng da như giảm mụn trứng cá và mụn nhọt. Nó cũng có tác dụng làm săn chắc các cơ, mô trong cơ thể.
Tinh dầu sả chứa 2 hoạt chất bao gồm citral và geraniol. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, citral là hoạt chất có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư trong cơ thể. Nhờ đó các tế bào nang nuôi tóc sẽ được bảo vệ khỏi nguy cơ bị tổn thương dẫn đến bệnh rụng tóc.
Chống khuẩn
Trong sả có chứa các thành phần như methylisoeugenol và một số chất khác có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và ngăn chặn sự phát triển của chúng.
Do đó, sử dụng sả trong việc ngăn chặn sự nhiễm trùng ở vết thương, ruột kết, niệu đạo, bàng quang, dạ dày, thành ruột, tuyến tiền liệt và thận rất hiệu quả.
Ngăn ngừa ung thư
Theo kết quả của một số nghiên cứu thì hợp chất citral có trong sả giúp tiêu diệt các tế bào ung thư và không làm tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh khác. Các chuyên gia khuyến cáo nên cho sả vào thức ăn hoặc giã sả vắt làm nước uống thay trà.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khác cho thấy sả có chứa beta-carotene - chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể giúp ngăn ngừa ung thư.
Hỗ trợ tiêu hóa
Dùng trà từ sả hoặc tinh dầu sả sẽ hạn chế bệnh đau dạ dày, ợ khí chua, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy, nó cũng giúp làm giảm các vấn đề về đầy hơi vì nó có khả năng làm dịu các cơ dạ dày.
Trị rối loạn kinh nguyệt
Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng khi hành kinh có thể lấy vài giọt tinh dầu sả trộn với một ít bột tiêu đen thành một hỗn hợp lỏng rồi uống, cũng có thể ép sả tươi lấy dịch hoặc sắc lấy nước rồi uống sẽ thấy bớt đau bụng khi hành kinh và điều hòa kinh nguyệt.
Giảm đau
Tinh chất sả có thể làm giảm các cơn đau nhức như đau răng, đau cơ, đau khớp hay đau ở các bộ phận khác như đau lưng, đau nhức dây thần kinh, đau đầu.
Lấy tinh dầu sả trộn với gấp đôi lượng dầu dừa rồi bôi vào các chỗ đau hoặc sưng sẽ thấy giảm đau rất hiệu quả. Trong trường hợp đau cấp tính thì có thể uống thêm nước sắc của sả tươi.
Giải cảm, trị nhức đầu
Lá sả cùng với một số loại lá như kinh giới, tía tô, trắc bách diệp, bạc hà, chanh, ngải cứu, lá tre, lá ổi (mỗi nồi dùng 5 loại lá) ... đun sôi, dùng để xông giải cảm rất hiệu nghiệm.
Chuẩn bị đầy đủ các vị gồm lá sả, lá tía tô, lá kinh giới, lá ngải cứu, thêm 3-4 củ tỏi, nấu nước xông.
Hoặc lá sả, lá tre, lá bưởi, (hoặc lá chanh), lá tía tô, lá ổi, nấu nước xông, trước khi xông nên múc sẵn một bát để riêng, xông xong uống rồi đắp chăn nằm nghỉ sẽ đỡ bệnh.
Ngọc Lan
Theo www.phunutoday.vn
Khám sức khỏe lái tàu, yêu cầu khám luôn... sinh dục Dự thảo lần 1 của thông tư về sức khỏe của nhiều nhóm nhân viên đường sắt do Bộ Y tế chủ trì xây dựng, dự kiến được đưa ra họp lấy ý kiến vào đầu tuần tới, đang khiến nhiều người quan tâm vì có nhiều yêu cầu tương đối lạ. Ảnh minh họa Theo đó, quy định này hướng dẫn khám...