Không ngờ mình đã lớn lên trong vòng tay của người đã bức mẹ đẻ mình đến con đường cùng
Vì chuyện đó nên bố mình đã chuyển nhà đến nơi khác và cắt đứt liên lạc với nhà ngoại của mình.
Mình là con một trong gia đình. Từ nhỏ, mình đã rất hạnh phúc khi được sống trong vòng tay của bố mẹ. Chưa bao giờ mình thôi tự hào về người mà mình vẫn luôn xem là mẹ. Vậy mà hôm nay, mình lại phát hiện một sự việc động trời.
Mẹ nuôi mình trong tình yêu thương thật sự. Điều này mình biết và hoàn toàn cảm nhận được. Chưa bao giờ mẹ dùng đòn roi với mình. Ngày học cấp 3, mình hư lắm. Dù thành tích học tập luôn đứng hạng tốt nhưng suốt ngày mình lại giao du với những người bạn chỉ biết chơi bời. Tối nào khi mình về nhà cũng thấy mẹ ngồi đợi ở cửa. Có hôm mẹ còn ngủ gục trên ghế sofa vì đợi mình.
Mình có mối tình đầu năm lớp 11. Cậu ta là một kẻ ham chơi và rất đua đòi. Khi bố biết chuyện, khuyên giải không được nên bố đã đánh mình. Đó là lần đầu tiên bố hung dữ với mình như vậy. Mình cãi lại bố và đòi bỏ đi. Trong cơn tức giận, bố vung tay tát mình và mẹ chính là người đã chạy vào đỡ cho mình cái tát ấy. Nhìn thấy mẹ ngã sóng xoài dưới sàn nhà chỉ vì mình, mình như tỉnh ngộ.
Mình thích làm một chiến sĩ cảnh sát nhưng vì mong muốn của mẹ mà mình đã quyết định học y. (Ảnh minh họa)
Mình thích làm một chiến sĩ cảnh sát nhưng vì mong muốn của mẹ mà mình đã quyết định học y. Năm nay là năm thứ 3 mình đi làm. Mình luôn tâm niệm làm bác sĩ là phải cứu người nên luôn giúp đỡ những người khác. Bệnh nhân và người nhà của họ cũng rất quý mình.
Sáng nay mình đã gặp người nhà một bệnh nhân. Khi đến phòng làm việc của mình và thấy tấm ảnh gia đình của mình trên bàn, bác ấy gọi mình lại và hỏi: “Cháu giống mẹ quá. Có phải cháu là con mẹ Thanh, bố Tuấn không? Cháu đã lớn thế này rồi à? Trước kia bác là hàng xóm nhà cháu đây”. Mình ngờ vực quá, Tuấn đúng là tên bố mình nhưng Thanh thì không phải. Mình nói tên của mẹ ra thì bác ấy khẳng định: “Đó không phải mẹ cháu”.
Video đang HOT
Sợ mình không tin, bác ấy còn kể tên cả ông bà và những người khác trong nhà mình nữa. Rồi bác ấy nói trước kia bố mình đã có gia đình nhưng lại lén lút ngoại tình khi mẹ đẻ của mình mang thai. Mẹ đẻ của mình biết chuyện đã sinh ra trầm cảm. Mình chào đời chưa lâu thì mẹ tự tử và bố mình đã kết hôn với người tình của bố.
Nghe được bí mật động trời ấy, mình đứng không vững. (Ảnh minh họa)
Vì chuyện đó xung quanh ai cũng biết nên bố mình đã chuyển nhà đến nơi khác và cắt đứt liên lạc với nhà ngoại của mình. Còn mình lớn lên trong vòng tay của người đã phá vỡ hạnh phúc của mẹ đẻ. Khi mẹ đẻ của mình mất, mình còn quá bé để nhận thức và biết mọi chuyện. Có thể vì thấy ăn năn nên bố mẹ mình bây giờ đã quyết định không sinh thêm đứa con nào khác.
Nghe được bí mật động trời ấy, mình đứng không vững. Vội vàng lấy điện thoại để gọi cho bố thì bố mình thở dài và hỏi: “Ai nói cho con biết chuyện này? Con về nhà đi, bố mẹ sẽ giải thích”. Nghe bố nói vậy, mình biết đúng là bác hàng xóm trước kia đã không nói dối.
Mình đã lớn lên trong sự chăm sóc, đùm bọc của mẹ. Anh em họ hàng chưa ai nhắc đến chuyện quá khứ ấy. Họ đều đã biến mình thành một kẻ ngốc như vậy. Người phụ nữ mình luôn tôn thờ là người đã bức mẹ mình đến con đường cùng, thật trớ trêu. Làm sao mình có thể đối mặt với chuyện này và gọi bà là mẹ nữa đây?
Theo Tinmoi24
Sống chung với...mẹ vợ khi vợ ở cữ: Nỗi khổ của chàng rể phải nhịn như "nhịn cơm sống"
Sau khi sinh con, vợ tôi về nhà ngoại ở cữ để mẹ đẻ thuận tiện chăm sóc. Không thể xa vợ con nên tôi đã đến "ở cữ" cùng vợ, nào ngờ...
Một trong những chủ đề được bàn tán sôi nổi trên bàn nhậu của cánh mày râu chúng tôi là chuyện chăm "vợ đẻ". Đây là khoảng thời gian mọi thứ trong nhà bị đảo lộn hoàn toàn. Chị em đa phần đều thích về nhà mẹ đẻ ở cữ để tiện bề chăm sóc, nghỉ ngơi.
Vợ tôi may mắn được nhà chồng cho về nhà đẻ ở cữ ngay sau sinh, nên vợ tôi vui lắm. Vì nhà vắng người nên vợ rủ tôi qua nhà ngoại "ở cữ" cùng. Bởi không thể xa vợ con nên tôi đã vui vẻ đồng ý lời đề nghị này của vợ.
Tôi không ngờ quyết định này đã đẩy tôi vào tình cảnh trớ trêu. Những ngày đầu tiên, khi vợ chồng tôi qua ở cùng, mẹ vợ tôi chiều hết mực. Vợ chồng tôi muốn ăn gì, bà cũng nấu. Bà luôn chủ động hỏi tôi "con thích ăn gì, ăn như thế nào để mẹ nấu?".
Mẹ vợ phải chăm sóc cả con gái và cháu ngoại thời kỳ ở cữ mệt mỏi nên dễ nảy sinh cáu gắt, xích mích. Ảnh minh họa.
Tôi cũng lấy làm cảm kích lắm. Có lần, bà mua tới hai con chim bồ câu. Một con hầm cho vợ tôi, một con bà hầm cho tôi. Tôi buồn cười quá, bảo vợ: "Vợ đẻ chứ anh có...đẻ đâu mà bà hầm chim bồ câu cho anh ăn?". Miệng nói vậy nhưng tôi vẫn ăn hết con chim hầm. Và điều đó khiến mẹ vợ tôi vui lắm.
Có của ngon vật lạ mẹ vợ tôi đều để phần cho tôi. Nhiều bữa tôi ái ngại vì sự chăm sóc của mẹ vợ dành cho tôi. Còn mẹ vợ tôi thì giải thích bà coi tôi như con đẻ, không bao giờ bà phân biệt con rể, con dâu hay con đẻ. Với bà, con nào cũng là con cháu trong nhà cả.
Tôi rất yên tâm, biết ơn vì sự chăm sóc, quan tâm của bà dành cho vợ con tôi. Tuy nhiên, sự chăm sóc, quan tâm thái quá nhiều khi cũng rất phiền phức. Mẹ vợ tôi thường nấu rất nhiều đồ ăn. Món nào món nấy đều nấu nhiều và hay nấu...nhừ tử. Cảm giác như bà đang cho cả nhà ăn đồ hầm vậy.
Trong khi tôi lại thích ăn đồ nấu chín tới, đồ luộc. Hai khẩu vị ăn uống xung đột, thành ra tôi không thấy ngon miệng khi ăn cơm nhà vợ. Muốn ăn đúng theo ý mình, tôi chỉ có nước "lăn vào bếp". Nhưng nghĩ con rể ra nhà vợ mà phải vào bếp cũng không hay cho lắm, nên tôi đành chấp nhận, góp ý mẹ vợ chẳng thay đổi nên đành "nhịn" mẹ vợ như "nhịn cơm sống". Tưởng chỉ có "sống chung với mẹ chồng" hóa ra cũng có cả nỗi khổ "sống chung với mẹ vợ".
Đàn ông ai cũng thích nhậu nhẹt, đặc biệt là nhậu bàn chuyện làm ăn. Đôi khi mải nhậu, báo cắt cơm ở nhà là mẹ vợ tôi lại tỏ ra không vui chút nào. Mặc dù tôi đã giải thích với bà nhiều lần rằng tôi đi nhậu là để "tạo mối quan hệ" chứ không phải là "nát rượu, bù khú" như bà nghĩ nhưng bà vẫn không chịu hiểu cho tôi.
Tôi tưởng chỉ có mình tôi mới "khổ" vậy, ai ngờ ngồi nhậu giãi bày tâm sự cánh đàn ông với nhau mới thấy nhiều anh cũng khổ sở không kém. Tôi có anh bạn đến nhà vợ "ở cữ" cùng vợ y như tôi. Anh bảo nhiều hôm anh gần như phát khùng vì mẹ vợ quan tâm quá.
"Mẹ vợ ơi, con rể muốn nói...". Ảnh minh họa.
Bà lo cho con rể từ cơm ăn nước uống, cái khăn lau tay. Và không hiểu sao mẹ vợ của anh bạn tôi lại tỏ ra khó chịu khi thấy anh thể hiện tình cảm với con gái bà? Cảm giác như bà mẹ vợ đang "ghen" vậy. Để vừa lòng đôi bên, một mặt anh phải làm "công tác tư tưởng" với vợ, một mặt phải nát óc nghĩ cách làm vừa lòng mẹ vợ như chở bà đi mua đồ, đi lễ... Có lần, anh còn ngượng chín mặt vì mẹ vợ dựa đầu vào vai con rể sau bữa cơm tối.
Một anh bạn khác của tôi thì lâm vào tình cảnh dở khóc dở cười. Chẳng là mẹ vợ của anh đã thu xếp việc đồng áng, bỏ nhà cửa ở quê lên thành phố chăm sóc con gái "ở cữ". Bà cứ lên được vài bữa lại đột ngột về quê để...đi cấy, hoặc về cho đỡ nhớ nhà cửa, ruộng vườn. Thằng cu con đang quen hơi bà, bà lại đi mất làm hai mẹ con khóc dở mếu dở dỗ nhau.
Anh bạn tôi ngỏ ý gửi bà tiền để bà thuê người khác cấy nhưng bà không nghe, nhất quyết về quê cấy mấy sào ruộng lại lên. Anh muốn gửi bà chút tiền để bà có tiền phòng thân, tiền tàu xe nhưng bà không chịu cầm.
Sợ bà ngại lấy tiền của con rể, anh bạn tôi đã đưa tiền cho vợ, nhờ vợ biếu bà tiền, co như là tiền của con gái mà bà vẫn không cầm đồng nào. Trong cuộc nhậu, có lúc anh bạn tôi trầm ngâm đúc kết: "Vợ đẻ, không có mẹ vợ thì không biết xoay xở thế nào nhưng nhiều lúc cũng không biết phải chiều thế nào cho bà vừa lòng".
Theo Emdep
Cô em họ từng được vợ cưu mang và lời nhắn khuya: "Đêm nay anh ấy không về đâu, chị đừng chờ nữa!" Loan thực sự phải "câm nín" với những lời lẽ quá mức hoang đường của Thùy - em họ và cũng là "kẻ thứ ba" xen vào hôn nhân của vợ chồng cô... Một cô em họ xa của Loan li dị chồng, nhưng không được nhà mẹ đẻ đón nhận lại. Họ chê trách cô nàng làm mất mặt họ, bảo cô...