Không ngờ lá chuối lại có thể ‘trị’ nhanh một căn bệnh răng miệng rất hay gặp
Bạn thức dậy với một vết đau tủy răng mỗi ngày, hay răng bạn quá nhạy cảm với đồ ăn nóng hoặc lạnh? Bạn bị sưng nướu hay bạn thấy đau buốt kinh khủng hoặc áp lực mỗi khi cắn hoặc nhai thức ăn? Nếu câu trả lời là “có” với hầu hết các câu hỏi trên thì khả năng lớn là bạn đang bị đau tủy răng.
Tủy răng là một khoảng trống ở giữa răng, chứa các mạch máu để giúp răng khỏe mạnh. Khi những mạch máu đó bị nhiễm khuẩn, nó sẽ đe dọa tới men răng, hay còn gọi là chứng ngà răng, gây nên đau đớn và khó chịu.
Để loại bỏ sự nhiễm khuẩn tủy răng, khi bị sâu răng, bạn cần phải được chăm sóc và điều trị thích hợp để tránh những vấn đề nghiêm trọng khác xảy ra với răng.
Trong nhiều trường hợp khẩn cấp, một ca phẫu thuật tủy răng là cần thiết để loại bỏ hoàn toàn các cơn đau. Một số trường hợp khác, một vết đau tủy răng có thể được kiểm soát và giảm đau ngay tại nhà với những nguyên liệu có sẵn. Dưới đây là những phương pháp đơn giản bạn có thể thực hiện tại nhà để giảm các cơn đau.
Lấy một ít lá chuối rồi nghiền nát lấy nước, chấm vào các khu vực bị đau trong miệng và để trong một vài phút. Sau đó súc miệng bằng nước sạch hoặc bằng nước thuốc súc miệng.
Thuộc tính chống viêm tìm thấy trong lá chuối được chứng minh là có thể giảm đau tốt.
Hành tây
Dù mùi hăng của hành tây có thể lưu lại trong miệng và gây khó chịu, nhưng phương pháp này được biết tới như là 1 phương pháp giảm đau tủy răng hiệu quả nhất bởi khả năng sát khuẩn cực kỳ hữu hiệu của hành tây.
Tất cả những gì bạn phải làm là lấy một miếng hành tây mới thái lát và đặt quanh khu vực bị đau trong một khoảng thời gian.
Đinh hương
Video đang HOT
Đây là một loại gia vị có trong nhiều căn bếp. Đinh hương được sử dụng trong việc điều trị nhiều bệnh có liên quan tới răng miệng bởi tính năng chống khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn gây nên nhiễm trùng và đau đớn.
Bạn có thể đặt một ít đinh hương gần chỗ răng bị đau và để cho nước từ đinh hương chảy vào làm giảm cơn đau.
Lưu ý : Bạn có thể xoa bóp nhẹ nhàng bên ngoài khu vực bị đau với một ít dầu đinh hương hoặc một miếng dán được chiết xuất từ đinh hương.
Trà xanh
Trà xanh được sử dụng phổ biến trong rất nhiều các sản phẩm mỹ phẩm thảo dược. Ngoài các công dụng giảm mụn và làm sáng da, trà xanh cũng rất hữu ích trong việc giảm đau tủy răng.
Hãy dùng vài giọt chiết xuất trà xanh cho vào một cốc nước ấm, rồi súc miệng bằng hỗn hợp này trong vài phút, cơn đau sẽ được giảm đáng kể.
Dưa chuột
Dưa chuột làm giảm nhanh những cơn đau dữ dội và sự nhạy cảm của răng, ê buốt răng do viêm tủy gây ra. Nguyên nhân là do trong dưa chuột có đặc tính kháng viêm.
Hãy đặt một miếng dưa chuột hơi lạnh vào chỗ đau tới khi bạn cảm thấy đỡ hơn thì mới bỏ chúng.
Dầu Oliu
Kể từ khi được biết đến là có đặc tính chống viêm khá cao, dầu oliu đã được sử dụng để chữa trị rất nhiều bệnh, trong đó có đau tủy răng.
Bạn có thể dùng tăm bông, nhúng trong dầu oliu và chấm vào khu vực đau. Bạn sẽ nhanh chóng cảm nhận được tác dụng làm dịu cơn đau từ dầu oliu .
Nước ép tỏi
Giống như hành tây, tỏi có mùi không dễ chịu nhưng hoàn toàn có thể làm giảm đau tủy răng. Tính kháng khuẩn của tỏi giúp loại bỏ nhiễm trùng.
Hãy đặt một miếng tỏi vào chỗ đau hoặc dùng nước tỏi để súc miệng vài lần một ngày để ngăn chặn những cơn đau khó chịu này.
Rượu
Ngoài việc được biết đến là một loại đồ uống của “những cuộc vui”, rượu còn có tác dụng chữa trị một số chứng bệnh và được sử dụng với lượng nhỏ trong một vài loại thuốc. Rượu hiệu quả trong việc giảm đau, trị viêm và nhiễm trùng.
Bạn có thể súc miệng với một ít rượu và ngậm trong một vài phút để giảm đau tủy.
Giấm
Giấm hoặc giấm táo đều có đặc tính chống vi khuẩn, có thể làm giảm nhiễm trùng và đau đớn, đặc biệt là khi chữa bệnh có liên quan tới răng miệng.
Bạn có thể nhúng một chiếc tăm bông trong giấm và đặt nó ở gần chỗ đau trong 15 phút. Sau đó súc miệng bằng nước sạch. Phương pháp này có hiệu quả hơn khi thực hiện thường xuyên.
Theo phunugiadinh/xã luận
Bỉm giả có thể gây dị ứng, viêm da nghiêm trọng cho trẻ
Hà Nội vừa bắt giữ một đường dây làm bỉm giả lớn, làm giả nhiều hãng bỉm nổi tiếng. Theo các bác sĩ, việc sử dụng bỉm giả, không đạt chất lượng sẽ khiến trẻ em gặp các vấn đề như dị ứng, viêm da, nổi mẩn đỏ, nhiễm khuẩn...
Trả lời PV ngày 24.4, PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng - chuyên gia nhi khoa, nguyên Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, sản phẩm bỉm dành cho trẻ em phải đạt được các tiêu chuẩn vô trùng, thông thoáng, độ thấm hút tốt, chống hăm, chống tràn... Nếu là bỉm giả, giá thành thấp thì khó có thể đạt được chất lượng như vậy.
Điều này có thể khiến trẻ dễ bị hăm, dị hứng, viêm nhiễm, thậm chí viêm nhiễm đường sinh dục. Nếu bỉm không vô trùng, bị nhiễm khuẩn thì có thể gây nhiễm trùng huyết, nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Bỉm giả (trái) và bỉm thật không có gì khác nhau
Gói bỉm giả (phải) và bỉm thật không thể phân biệt nổi
PGS Dũng nhận định, để biết được tác hại của bỉm giả với sức khỏe của trẻ đến đâu thì phải xét nghiệm xem bỉm đó có các thành phần gì, có tiệt trùng không, có chất hóa học nào có hại nào không?.
"Nếu bỉm giả không đạt được tiêu chuẩn vô trùng, độ thấm hút, thông thoáng tốt thì bằng mắt thường có thể thấy trẻ bị dị ứng, viêm da, sẩn ngứa. Nước tiểu không được thấm hút tốt, bỉm dùng trong thời gian dài đối với làn da của trẻ rất có hại"- PGS Dũng cho biết.
Theo TS Dũng, trong quá trình điều trị, ông gặp khá nhiều trường hợp trẻ bị hăm đỏ nghiêm trọng, da bị tổn thương, lở loét cha mẹ mới đưa con đi viện để điều trị, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Vì vậy, cha mẹ không nên chủ quan khi thấy con bị hăm đỏ. Khi cha mẹ thấy vùng đeo bỉm của trẻ bị hăm đỏ, sẩn ngứa, trẻ khó chịu, quấy khóc thì nên dừng dùng bỉm, thường xuyên lau khô cho trẻ, khi rửa nên nhẹ nhàng, tránh trầy xước.
Nếu trẻ gặp tình trạng vết hăm đỏ không cải thiện hoặc tái diễn liên tục, trẻ sốt nóng, vùng da bị hăm, phồng rộp, mưng mủ, cháy máu hoặc chai cứng thì có thể trẻ bị nhiễm khuẩn.
Vì vậy, cha mẹ nên đưa con đi bệnh viện ngay để được khám và điều trị, tránh vết hăm lan rộng tới bộ phận sinh dục của trẻ, khi đó việc điều trị càng khó khăn.
Cơ quan công an Hà Nội thu giữ tại chỗ 140000 chiếc bỉm giả
Trước đó, cơ quan chức năng Hà Nội đã phát hiện một cơ sở sản xuất bỉm trẻ em tại thôn Lại Hoàng, xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, do Đặng Thành Lâm (SN 1977), làm chủ.
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng xác định có 1 máy nén, đẩy sản phẩm do Trung Quốc sản xuất; 1.740 bịch tã quần nhãn hiệu "Bobby" đã thành phẩm; 122.000 miếng tã quần chưa đóng gói; 4 kg tem sản phẩm; 360 kg túi nilon trắng và 105 kg bao bì sản phẩm nhãn "Bobby".
Đặng Thành Lâm khai nhận cơ sở sản xuất bỉm trẻ em này không có giấy đăng ký kinh doanh sản xuất hàng hóa, và thừa nhận đã mua bỉm trẻ em trôi nổi tại Trung Quốc về đóng gói, giả nhãn hiệu Bobby để bán kiếm lời.
Tuấn Kiệt
Theo Dân Việt
Cốc nguyệt san, tampon có thể gây sốc độc tố Một số chị em tin rằng cốc nguyệt san và tampon an toàn hơn các loại sản phẩm hỗ trợ họ trong chu kỳ kinh nguyệt. Nhưng nghiên cứu mới cho thấy 2 phương pháp này có thể gây sốc độc tố. Hội chứng sốc độc tố do cốc nguyệt san và tampon khá hiếm gặp nhưng có thể đe dọa tính mạng...